Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường, tình trạng băng giá vẫn tiếp diễn
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ ngày 21 đến 23/12, nền nhiệt miền Bắc duy trì ở ngưỡng thấp, rét đậm, rét hại. Vùng núi Bắc Bộ có khả năng xảy ra băng giá, sương muối.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.
Từ ngày 21/12, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế trời tiếp tục rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại. Trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến 10-13 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6-9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 6 độ C; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế phổ biến 13-16 độ C.

Vùng núi Bắc Bộ có khả năng tiếp tục xảy ra băng giá, sương muối trong đợt không khí lạnh ngày 20-23/12.
Từ đêm 20/12 đến 21/12, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.
Từ ngày 21 đến 23/12, khu vực Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế trời rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại. Vùng núi Bắc Bộ có khả năng xảy ra băng giá, sương muối.
Trên biển, từ đêm 20-12, vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và khu vực giữa Biển Đông gió Đông Bắc lại mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 2-5 m, riêng vịnh Bắc Bộ 1,5-2,5 m, biển động.
Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) tiếp tục có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 3-6 m, biển động mạnh.
Chuyên gia Lê Thị Xuân Lan - nguyên Phó trưởng Phòng Dự báo, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ nhận định, năm nay, La Nina cường độ không quá mạnh. Dự báo sau tháng 3/2023, La Nina chuyển sang trung tính.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến thắc mắc việc biến đổi khí hậu, bầu khí quyển ấm lên nhưng lại có nơi nhiệt độ xuống rất thấp. Trả lời vấn đề này, bà Lan lý giải, biến đổi khí hậu làm cho bầu khí quyển ấm lên. Bầu khí quyển ấm lên sẽ làm thay đổi hoàn lưu khí quyển, thay đổi đặc trưng của khối không khí, cực đoan nhiều hơn.
"Mỗi đợt không khí lạnh có đời sống của nó, đợt này hình thành, phát triển, đi xuống và tan lại có đợt không khí lạnh khác hình thành. Nhưng có những năm, không khí lạnh tràn về dồn dập gần như liên tục nên người dân cảm giác chưa ấm lên đã rét tiếp. Từ nay tới sau Tết Nguyên đán là thời gian không khí lạnh tràn về liên tục nhưng không phải nối tiếp nhau thành một chuỗi ngày dài, có thể gián đoạn”, bà Lan nhận định.
Trong hôm nay (20/12), giá rét tiếp tục bao phủ nhiều nơi tại Bắc Bộ và Trung Bộ. Nhiệt độ thực tế đo lúc 6 giờ: Đồng Văn (Hà Giang) 1,8 độ C; Trùng Khánh (Cao Bằng) 3,5 độ C; Sa Pa (Lào Cai) 4,3 độ C; Sìn Hồ (Lai Châu) 6,8 độ C; Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 6,7 độ C; Mộc Châu (Sơn La) 6,8 độ C; Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 9 độ C; Ba Vì (Hà Nội) 8,2 độ C; Tương Dương (Nghệ An) 9,7 độ C; Tuyên Hóa (Quảng Bình) 14,7 độ C; A Lưới (Thừa Thiên-Huế) 14 độ C…

Giá xăng giảm xuống dưới mức 20.000 đồng/lít
06/03/2025, 15:20
[HỎI-ĐÁP) Quy trình cấp giấp phép lái xe mới thực hiện thế nào?
05/03/2025, 14:29
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM thiếu cát, nguy cơ chậm tiến độ
04/03/2025, 15:09
Những chính sách có hiệu lực từ hôm nay (1/3/2025)
01/03/2025, 13:29
Chủ tịch Hà Nội 'chốt' ngày khởi công cầu Tứ Liên
28/02/2025, 14:17Tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn là một trong những hệ quả tiêu biểu của biến đổi khí hậu. Hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp, thủy sản, hạ tầng và đời sống sinh hoạt của người dân ở các khu vực ven biển và đồng bằng.
[INFOGRAPHIC] Chi tiết 3 cầu vượt sông Hồng sắp khởi công
Trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2030, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành ba cây cầu vượt sông Hồng, bao gồm cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và cầu Tứ Liên, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng yêu cầu trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước 27/02
Bộ Công Thương phải hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII theo Luật Quy hoạch và trình Thủ tướng trước ngày 27/02/2025.
Vinamilk đồng hành cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Vinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.
Yagi và Trà Mi được loại khỏi danh sách đặt tên bão
Do những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Yagi và Trà Mi, Hội đồng Ủy ban bão quốc tế đã thống nhất loại hai cái tên này ra khỏi danh sách đặt tên bão.
Xây dựng phương án giải quyết tổng thể vấn đề hạn mặn vùng ĐBSCL
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN&PTNT đã xây dựng Đề án Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, ngập lụt và nước sinh hoạt để giải quyết tổng thể cả 5 vấn đề của vùng ĐBSCL.
Cơ chế nhà nước đặt hàng giúp hình thành ra công ty 'kỳ lân' với các công nghệ đột phá
Theo ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia, việc nhà nước đặt hàng mang lại sự ổn định cho các nhà đầu tư, giảm thiểu rủi ro và tạo động lực cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang cạnh tranh gay gắt, việc có một đối tác chiến lược như nhà nước sẽ giúp hình thành ra các "kỳ lân" với công nghệ đột phá phát triển và trưởng thành.
Chính thức công bố nguyên nhân sự cố khi đào hầm metro Nhổn - ga Hà Nội
Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã công bố nguyên nhân của việc bùn đất, phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong quá trình khoan hầm tuyến đường sắt đô thị, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
[Infographic] Cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 19/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.