Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ ngày 05 - 06/12, một đợt không khí lạnh với cường độ mạnh nhất kể từ đầu mùa đông năm nay sẽ ảnh hưởng sâu đến miền Bắc, khiến nhiệt độ giảm hơn 10 độ C tại nhiều nơi.
Theo ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 06 - 07/12, sẽ có một đợt gió mùa Đông Bắc mạnh ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc, khiến nền nhiệt miền Bắc và miền Trung giảm sâu, trời chuyển rét.
Tiếp đó, từ khoảng sau ngày 10/12 (có thể là 11 - 12/12), miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh nữa, mạnh hơn hẳn các đợt trước.
Trong đợt lạnh giữa tháng này, không khí lạnh sẽ về liên tiếp, gió mùa Đông Bắc ở Hà Nội mạnh cấp 3, cấp 4 (trên dưới 20 km/h), nhiệt độ giảm sâu.
Vào buổi sáng sớm, ở Hà Nội nhiệt độ cảm nhận được có thể chỉ ở mức 11 - 12°C, một số ngày (14 - 16/12) dự báo chỉ là 8 - 9°C, là mức rét hại; còn ban ngày ở mức rét (15 - 20°C). Vào những thời điểm tương tự, nhiệt độ ở miền núi có thể xuống mức 5°C hoặc thấp hơn.
Từ tháng 12/2024 đến tháng 2/2025, không khí lạnh và hiện tượng rét đậm, rét hại sẽ hoạt động mạnh. Trong nửa cuối tháng 12, dự báo các đợt rét đậm đầu tiên sẽ xuất hiện, cùng nguy cơ rét hại kéo dài ở vùng núi phía Bắc, kèm theo sương muối và băng giá. Nhiệt độ tại các tỉnh vùng núi, như Lạng Sơn và Cao Bằng, có thể giảm sâu xuống mức 6 - 9°C trong khoảng từ ngày 08-11/12. Tại Hà Nội, nhiệt độ thấp nhất dự kiến ở ngưỡng 16°C.
Trước khi không khí lạnh tăng cường, thời tiết miền Bắc duy trì trạng thái nắng ráo, nhiệt độ ban ngày cao nhất đạt 24 - 28°C, thích hợp cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
Tuy nhiên, kể từ ngày 05 - 06/12, khi không khí lạnh tràn về, khu vực Bắc Bộ sẽ chuyển rét kèm theo mưa nhỏ rải rác. Đợt rét này kéo dài, đặc biệt mạnh nhất vào ngày 08 - 11/12, với nhiệt độ trung bình giảm xuống dưới 20°C.
Không khí lạnh cũng ảnh hưởng mạnh đến thời tiết biển. Khu vực Bắc biển Đông dự báo có sóng cao 2 - 4m, nguy cơ gây nguy hiểm cho tàu thuyền. Các địa phương ven biển cần chủ động theo dõi diễn biến và có biện pháp ứng phó.
Các địa phương miền Bắc cần theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo và cảnh báo thời tiết để kịp thời thông báo cho người dân. Đặc biệt, cần đảm bảo sức khỏe cho người dân, phòng chống rét hiệu quả, tránh sử dụng bếp than trong không gian kín để sưởi ấm. Với vùng núi, việc bảo vệ vật nuôi, cây trồng cũng cần được chú trọng để giảm thiểu thiệt hại. Đáng chú ý, tháng 12 dự kiến sẽ xuất hiện 3 - 4 đợt không khí lạnh mạnh, đặc biệt vào nửa cuối tháng.
Cùng chủ đề
Dự báo thời tiết 12/12: Mưa và rét buốt, miền Bắc 'trở mình' chóng mặt
Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc có nơi rét dưới 10 độ
Không khí lạnh ở miền Bắc những ngày tới diễn biến thế nào?
Mùa đông Hà Nội mang theo cái lạnh kèm theo những lớp bụi mịn dày đặc
Quảng Nam: Sẵn sàng ứng phó trước diễn biến thời tiết phức tạp
Những lưu ý khi đi tàu dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
20/01/2025, 13:26Chi tiết dự báo thời tiết dịp Tết Nguyên đán
20/01/2025, 13:22Trong tháng 1 sẽ trình kịch bản nguồn nước của 6 lưu vực sông
19/01/2025, 13:45Lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
19/01/2025, 13:40Thiết chế trọng tài trong kỷ nguyên mới của đất nước
18/01/2025, 13:45Đồn Biên phòng Lạch Kèn: Mang xuân ấm áp, thắm tình quân dân
17/01/2025, 06:40Thủ tướng đồng ý đề xuất lấy nước sông Hồng hồi sinh sông Tô Lịch
15/01/2025, 16:05Nghệ An: Nhiều xã miền núi xuất hiện băng giá, nhiệt độ dưới 0 độ C
14/01/2025, 14:10Hà Nội chốt phương án hồi sinh sông Tô Lịch
Chủ tịch Hà Nội thống nhất phương án tuyến ống dẫn nước qua đê, đi dọc đường Võ Chí Công đưa nước vào đầu sông Tô Lịch tại cống trên đường Hoàng Quốc Việt.
Hà Nội dự kiến đầu tư 550 tỷ làm dự án hồi sinh sông Tô Lịch
Hà Nội đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch để hồi sinh dòng sông này, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 550 tỷ đồng.
Việt Nam SuperPortTM cùng các đối tác chiến lược hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt
Việt Nam SuperPort TM đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam) và Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc 16 Việt Nam (thuộc Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc) phát triển hạ tầng logistics đường sắt. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics và nâng cao quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực.
Miền Bắc lại chuẩn bị đón thêm đợt không khí lạnh
Những ngày qua, miền Bắc duy trì hình thái rét khô. Trời rét về đêm và sáng, ban ngày trở nắng hanh khiến nền nhiệt tăng nhanh. Dự báo vài ngày tới không khí lạnh mạnh tràn về.
Thủ tướng gửi thư chúc mừng đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư khen gửi Đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam sau khi đội giành chức vô địch ASEAN Mitsubishi Electric Cup™ 2024.
Hôm nay (3/1) Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Hệ thống quan trắc không khí IQAir cho thấy, sáng 3/1/2025, Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới với chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 305.
Tăng cường xe dự phòng, chuyến bay dịp cao điểm Tết
Tại TPHCM và Hà Nội, dự báo lượng khách đi lại sẽ tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân Ất Tỵ. Các đơn vị vận tải đã lên kế hoạch phục vụ đi lại của người dân.
Sân Pikleball Hoa Phượng xây dựng trái phép trên đất công viên cây xanh
Hàng nghìn mét vuông đất công viên cây xanh tại Khu biệt thự Hoa Phượng (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) bị chiếm dụng để xây dựng sân Pikleball kinh doanh trái phép. Mặc dù hoạt động xây dựng, kinh doanh đã diễn ra công khai nhiều tháng nay nhưng trả lời báo chí, Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh vẫn nói rằng “đang phối hợp với Đội thanh tra xây dựng để tiến hành kiểm tra”. Điều bất ngờ là trong thời gian lãnh đạo xã nói đang kiểm tra thì tại đây thêm một sân Pikleball mới tiếp tục được thi công xây dựng rầm rộ.
Thống nhất lấy tên Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất 2 Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT
Sau khi hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) thống nhất lấy tên mới là Bộ Nông nghiệp và Môi trường.