Mới bị kết luận thi công không đạt chất lượng, 'ngỡ ngàng' tỷ lệ trúng thầu xây dựng của Tập đoàn Đạt Phương
Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận mới đây công bố kết luận cho rằng công trình do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương thi công không đạt về cường độ bê tông; lập bản vẽ hoàn công, nghiệm thu, thanh toán khối lượng công việc xây dựng không đúng thực tế thi công…
Trái chỉ đạo của Thủ tướng… nhưng chưa phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực
Tháng 3/2024, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận công bố nội dung Kết luận số 451/KL-SXD ngày 23/2/2024 về việc thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng, đấu thầu, thanh quyết toán đối với 04 dự án khẩn cấp khắc phục sạt lở bờ biển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 02/7/2019.
Các dự án bị thanh tra gồm có: Kè chống sạt lở bờ biển phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết; Kè bảo vệ khu dân cư phường Phước Lộc, thị xã La Gi; Kè chống sạt lở bờ biển khu phố 5, phường Đức Long và thôn Tiến Đức, xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết; Kè chống sạt lở bờ biển khu phố 12, 13 và 14 thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong, kết hợp nạo vét cửa Liên Hương do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận làm chủ đầu tư; Ủy quyền, ủy thác cho Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận quản lý dự án.
Thanh tra Sở Xây dựng kết luận, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương (trước đây là Công ty Cổ phần Đạt Phương) thực hiện công trình Kè chống sạt lở bờ biển phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đã: Tổ chức thi công để xảy ra 03/19 mẫu cấu kiện bê tông được kiểm tra không đạt về cường độ bê tông (tại thời điểm kiểm tra) so với yêu cầu hồ sơ thiết kế được duyệt. Lập bản vẽ hoàn công, nghiệm thu, thanh toán khối lượng công việc xây dựng tường hắt sóng, chiều dài tuyến kè không đúng thực tế thi công với số tiền là 85.266.000 đồng và chi phí xây dựng nhà tạm là 1.124.000 đồng, chi phí một số công tác không xác định được từ thiết kế là 2.248.000 đồng.
Đạt Phương còn thi công công trình Kè chống sạt lở bờ biển khu phố 5, phường Đức Long và thôn Tiến Đức, xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết đã: Tổ chức thi công để xảy ra 08/30 mẫu cấu kiện bê tông được kiểm tra không đạt về cường độ bê tông (tại thời điểm kiểm tra) so với yêu cầu hồ sơ thiết kế được duyệt.
Theo Kết luận thanh tra, các công trình thanh tra đã được nghiệm thu bàn giao, đưa vào sử dụng tháng 10/2020 và tháng 12/2020; đến nay các hành vi vi phạm hành chính về xây dựng nêu trên đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 139/2017/NĐ-CP của Chính phủ.Theo quy định của pháp luật về thanh tra, Đoàn Thanh tra đã lấy ý kiến góp ý của Thanh tra tỉnh về nội dung dự thảo kết luận thanh tra và theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP ngày 18/10/2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Thanh tra Chính phủ quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan thanh tra trong việc trao đổi thông tin về tội phạm và giải quyết kiến nghị khởi tố được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra; Đoàn Thanh tra đã làm việc, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ với đại diện Công an tỉnh, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh (có biên bản làm việc) để làm rõ một số nội dung liên quan đến dự thảo kết luận thanh tra và nhận thấy:
Đối với các thiếu sót như: Lập, thẩm định, phê duyệt dự toán không đúng quy định (tính toán khối lượng, áp dụng định mức chưa phù hợp), làm tăng chi phí dự toán xây dựng tại các công trình Kè chống sạt lở bờ biển phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết và công trình Kè chống sạt lở bờ biển khu phố 12,13 và 14 thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong và thiếu kiểm tra, kiểm soát dẫn đến nghiệm thu, thanh quyết toán không đúng thực tế thi công tại công trình Kè chống sạt lở bờ biển phường Hàm Tiến, thành phố Phan Thiết; tuy nhiên trong quá trình thanh tra, Chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đã nhận ra những tồn tại, vi phạm cần khắc phục, sửa chữa.
Đối với nội dung thực hiện xây dựng công trình Kè chống sạt lở bờ biển khu phố 5, phường Đức Long và thôn Tiến Đức, xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết không đúng vị trí, trái chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 819/QĐ-TTg ngày 02/7/2019, qua thanh tra chưa phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực, gây thiệt hại về tính mạng và tài sản.
Căn cứ nội dung kết luận thanh tra và ý kiến của các cơ quan, Giám đốc Sở Xây dựng kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan do có những sai phạm được nêu trong Kết luận thanh tra này và yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm.
Trong đó, Công ty Đạt Phương phải kiểm tra, đánh giá lại chất lượng công trình để có biện pháp xử lý nhằm đảm bảo chất lượng công trình theo quy định.
Về xử lý kinh tế, Công ty Đạt Phương phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản tạm giữ của Thanh tra Sở Xây dựng số tiền là 115.825.000 đồng (bao gồm số tiền 27.187.000 đồng do thẩm định dự toán không phù hợp với Quyết định số 587/QĐ-BXD ngày 29/5/2014 của Bộ Xây dựng, 85.266.000 đồng do nghiệm thu không đúng với thực tế thi công và chi phí xây dựng nhà tạm là 1.124.000 đồng, chi phí một số công tác không xác định được từ thiết kế là 2.248.000 đồng) tại công trình Kè chống sạt lở bờ biển phường Hàm Tiến.
Đạt Phương phải nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản tạm giữ của Thanh tra Sở Xây dựng số tiền là 46.566.000 đồng chi phí thực hiện công tác kiểm định, giám định đối với 02 công trình, gồm: Kè chống sạt lở bờ biển phường Hàm Tiến; Kè chống sạt lở bờ biển khu phố 5, phường Đức Long và thôn Tiến Đức, xã Tiến Thành, thành phố Phan Thiết.
“Kỳ tích” lớn nhanh của Đạt Phương: Từ vài tỷ đến ngàn tỷ
Tập đoàn Đạt Phương thành lập 2002, hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, kinh doanh bất động sản và đầu tư năng lượng. Chủ tịch HĐQT là ông Lương Minh Tuấn.
Tên gọi tiền thân là Công ty cổ phần Xây dựng và vận tải Đạt Phương, với số vốn điều lệ là 2,2 tỷ đồng. Đến năm 2005, công ty này đổi tên thành Công ty cổ phần Đạt Phương và chính thức chuyển tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Đạt Phương vào tháng 12/2021. Vốn điều lệ của công ty là 629.995.540.000 đồng.
Đến nay, HĐQT của Tập đoàn Đạt Phường gồm có 6 thành viên là: Ông Lương Minh Tuấn (Chủ tịch HĐQT); ông Phạm Kim Châu (Phó chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc); ông Trần Anh Tuấn (Tổng giám đốc); ông Đặng Hoàng Huy; ông Đỗ Xuân Diện; bà Lê Thị Thu Trang.
Tại báo cáo tài chính Quý 1/2024 của Tập đoàn Đạt Phương ghi nhận con số tổng cộng tài sản lên đến 6.456 tỷ đồng, giảm 233 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, nợ phải trả của Đạt Phương đang ở con số 4.006 tỷ đồng, gấp 1,6 lần vốn chủ sở hữu, chi phí lãi vay quý 1/2024 là 28 tỷ đồng (trong khi đó, quý 1/2023 lên đến gần 51 tỷ đồng). Lợi nhuận sau thuế của Đạt Phương, quý 1/2024 là 77,8 tỷ đồng, giảm 6,15% cùng kỳ.
Lý giải giảm lợi nhuận, doanh nghiệp này cho rằng: do tình hình thủy văn không thuận lợi và thị trường bất động sản trầm lắng, sức mua yếu.Tập đoàn Đạt Phương hiện đang có khoản nợ ngắn hạn tại Ngân hàng BIDV gần 240 tỷ đồng, Ngân hàng Vietinbank 263 tỷ đồng, tại Vietcombank gần 102 tỷ đồng… Ngoài các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, doanh nghiệp này còn phải trả 200 tỷ đồng trái phiếu thường dài hạn đến hạn trả, tổng cộng là 1.080 tỷ đồng vay ngắn hạn.
Về dài hạn, Đạt Phương đang vay BIDV số tiền 1.066 tỷ đồng, Vietinbank là 265 tỷ đồng, Vietcombank gần 99 tỷ đồng… Ngoài khoản vay dài hạn ngân hàng, doanh nghiệp này còn có 200 tỷ đồng trái phiếu thường, tổng cộng là 1.725 tỷ đồng vay dài hạn.
Theo tìm hiểu, hệ sinh thái của Tập đoàn Đạt Phường đa dạng với các công ty con hoạt động kinh doanh khác nhau. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh này là: Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông thuỷ lợi; sản xuất và kinh doanh điện năng; kinh doanh bất động sản; sản xuất và kinh doanh điện mặt trời áp mái.
“Ẵm” nhiều dự án ngàn tỷ tiết kiệm tượng trưng, có mối liên quan với Tập đoàn Thuận An?
Theo thống kê trên website chuyên về đấu thầu, Tập đoàn Đạt Phương đã tham gia 64 gói thầu, trong đó trúng 53 gói, trượt 4 gói, 7 chưa có kết quả. Riêng năm 2023, Đạt Phương trúng tới 14/15 gói thầu, chỉ 1 gói chưa có kết quả. Hàng chục gói thầu xây dựng, giao thông có giá trị hàng ngàn tỷ đã “về tay” Tập đoàn Đạt Phương.
Mới đây, ngày 22/05/2024, Đạt Phương trúng Gói thầu 11.2: Thi công xây dựng cầu Máng Anh Trỗi Km37+875 (Không bao gồm phần đường đầu cầu) trị giá 61.554.461.984 đồng, tiết kiệm (giảm giá) 0,01% do Công ty Cổ phần Phát triển Địa ốc Cienco 5 làm chủ đầu tư.
Ngày 10/05/2024, Đạt Phương cùng liên danh trúng Gói thầu số 16: Thi công xây dựng công trình (cầu vượt đường sắt) trị giá 470.148.658.000 đồng, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) làm chủ đầu tư.
Ngày 06/12/2023, Đạt Phương cùng liên danh trúng gói thầu CĐT-XL01: Xây dựng cầu Mộc Hóa, Sa Đéc, Hồng Ngự, Mỏ Cày; cải tạo cầu Giồng Găng; tháo dỡ cầu Măng Thít trị giá 792.066.480.365 đồng, tiết kiệm (giảm giá) 0,05%, do Ban quản lý các dự án Đường thuỷ (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư;
Ngày 28/09/2023, Đạt Phương trúng Gói thầu số 13: Thi công xây dựng XL3 đoạn từ Km77+500 đến Km85+550 trị giá 1.231.614.687.022 đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Cần Thơ làm chủ đầu tư…
Tập đoàn Đạt Phương cũng có mối quan hệ “mật thiết” với Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuận An – TAG khi cùng liên danh trúng các gói thầu trị giá hàng ngàn tỷ.
Cụ thể, ngày 25/12/2023, Đạt Phương cùng với liên danh Thuận An trúng Gói thầu XL5: Xây dựng đường vành đai 3 đoạn qua thành phố Thủ Đức (từ Km23+550 đến Km25+985) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM làm chủ đầu tư trị giá 2.303.529.602.150 đồng, tiết kiệm (giảm giá) 0,08%;
Ngày 29/09/2023, Đạt Phương cùng với liên danh Thuận An trúng Gói thầu số 11-XL: Thi công xây dựng công trình cầu Đại Ngãi 2, tuyến và các công trình trên tuyến (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công; đảm bảo an toàn hàng hải) do Ban Quản lý dự án 85 (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư trị giá 1.727.679.370.000 VND, tiết kiệm (giảm giá) 0,5%.
Về nghĩa vụ thuế, cuối tháng 1/2022, Cục Thuế TP Hà Nội đã xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với Công ty Đạt Phương số tiền 14,5 triệu đồng. Đồng thời, công ty phải nộp đủ số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp thiếu vào ngân sách Nhà nước là 72,8 triệu đồng và khoản tiền chập nộp 6,5 triệu đồng. Trước đó, cuối tháng 12/2020, Tổng cục Thuế cũng đã ra quyết định xử phạt công ty này do khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp (theo tỷ lệ 20% trên số thuế truy thu) hơn 139 triệu đồng…
Về dự án, cuối năm 2021, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành quyết định thu hồi, hủy bỏ quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng dự án khu phức hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Bình Dương (xã Bình Dương, huyện Thăng Bình) do Đạt Phương làm chủ đầu tư. Mới đây, Tập đoàn Đạt Phương kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam xem xét bố trí nguồn ngân sách để lên phương án hoàn trả chi phí đầu tư mà Tập đoàn này đã thực hiện cho dự án Khu phức hợp dịch vụ nghỉ dưỡng Bình Dương.
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Malaysia tăng trưởng cao
22/11/2024, 06:14Việt Nam tăng trưởng cao hàng đầu châu Á về xuất nhập khẩu
21/11/2024, 06:45Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
20/11/2024, 11:59Kia K5 và Kia Sorento ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng
20/11/2024, 09:51Ngân hàng lại tiếp tục giảm lãi suất cho vay
20/11/2024, 06:25VITAS tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập
19/11/2024, 16:50Giá xăng dầu đồng loạt giảm
Giá xăng giảm cao nhất là 292 đồng/lít đối với mặt hàng xăng E5RON92 tại kỳ điều chỉnh ngày 14/11/2024.
Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng
Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới được người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La áp dụng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.
Xây dựng sản phẩm OCOP lê Tai Nung
Những ngày này, nông dân các xã Phiêng Khoài, Yên Sơn, Lóng Phiêng, Chiềng On của huyện Yên Châu phấn khởi bước vào vụ thu hoạch lê. Năm nay, quả lê tiếp tục được mùa, được giá. Cùng với các loại cây ăn quả như chuối, xoài, mận hậu, cây lê được nhiều nông dân các xã vùng cao, biên giới của huyện Yên Châu đưa vào trồng, bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao, được thị trường biết đến và đón nhận.
Mộc Châu mở rộng diện tích trồng rau an toàn
Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, những năm gần đây, diện tích trồng rau xanh của huyện Mộc Châu ngày càng được mở rộng, huyện đã hỗ trợ các HTX, người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập.
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm 'siêu xanh, siêu xinh' đến từ Vinamilk
Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Hiệu quả canh tác cây trồng trên đất dốc
Cải tạo đất, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng mô hình canh tác áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao độ phì nhiêu của đất dốc trồng cây ăn quả. Sau gần 3 năm triển khai, bước đầu giúp bà con nông dân sản xuất theo hướng bền vững.
Hợp tác đưa nông sản vươn xa
Mai Sơn hiện có 204 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, thời gian qua, các hợp tác xã đã phát huy tốt vai trò liên doanh, liên kết, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hiệu quả từ mô hình trồng cây xen canh
Trồng cây xen canh, là mô hình sản xuất được nhân dân xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn áp dụng trồng với cây cà phê, nhằm gia tăng giá trị đất canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng nguồn thu nhập.
Sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản ở Sông Mã
Sông Mã là huyện có vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, với 10.877 ha. Thời điểm này, nhiều loại cây ăn quả bắt đầu vào vụ thu hoạch. Chính quyền địa phương và nông dân đang tích cực triển khai các phương án kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.