Chủ nhật, 23/03/2025, 13:30 PM
  • Click để copy

Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử

Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc, nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2024 cao hơn 1,55 độ C so với mức nhiệt ghi nhận trong thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp (1850-1900) và vượt qua mức tăng kỷ lục của năm 2023.

 Ảnh minh họa.

 Ảnh minh họa.

Theo đó, nồng độ CO2 trong khí quyển đạt 420 phần triệu (ppm) vào năm 2023, tương đương 3.276 tỷ tấn.

2023 là năm gần nhất đo được dữ liệu đầy đủ. Mức này cao gấp rưỡi so với thời kỳ tiền công nghiệp (280 ppm).

Năm 2024 chứng kiến những kỷ lục đáng lo ngại về nhiệt độ toàn cầu, làm đẩy nhanh tốc độ tan băng, tăng mực nước biển và đưa thế giới tiến gần hơn đến ngưỡng nóng lên nguy hiểm.

Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc (WMO), nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2024 cao hơn 1,55 độ C so với mức nhiệt ghi nhận trong thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp (1850-1900) và vượt qua mức tăng kỷ lục của năm 2023. Đây là mức tăng nhiệt độ cao nhất từng được ghi nhận, cho thấy tốc độ nóng lên của Trái Đất đang ngày càng tăng nhanh.

Trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015, các quốc gia cam kết sẽ kiềm chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Tuy các ước tính sơ bộ cho thấy mức tăng trung bình dài hạn hiện tại là khoảng 1,34-1,41 độ C, chưa chạm ngưỡng mục tiêu trên nhưng khoảng cách ngày càng hẹp lại.

Theo ông John Kennedy, điều phối viên khoa học và là tác giả chính của báo cáo, việc nhiệt độ trung bình toàn cầu trong một năm đơn lẻ tăng vượt mức 1,5 độ C chưa đồng nghĩa với việc ngưỡng này đã bị phá vỡ hoàn toàn, tuy nhiên cũng không thể loại trừ khả năng này do phạm vi sai số trong dữ liệu.

Ngoài lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng cao, các yếu tố khác cũng được cho là nguyên nhân khiến nhiệt độ toàn cầu tăng mạnh trong năm 2024, bao gồm thay đổi chu kỳ Mặt Trời, phun trào núi lửa lớn và sụt giảm lượng aerosol làm mát khí quyển.

Hậu quả của gia tăng nhiệt độ không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà đã thể hiện rõ qua các hiện tượng thời tiết cực đoan. Các đợt hạn hán nghiêm trọng dẫn đến tình trạng thiếu hụt lương thực trên diện rộng, trong khi lũ lụt và cháy rừng khiến 800.000 người phải rời bỏ nhà cửa, con số cao nhất kể từ khi dữ liệu này được ghi nhận vào năm 2008.

Sự nóng lên của đại dương cũng đạt mức kỷ lục trong năm ngoái, với tốc độ gia tăng nhiệt ngày càng nhanh. Nồng độ CO2 trong đại dương cũng không ngừng tăng lên, kéo theo mức độ axit hóa nước biển ngày càng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển.

Ngoài ra, các sông băng và băng biển tiếp tục tan chảy với tốc độ đáng báo động, khiến nước biển lên mức cao nhất trong lịch sử. Theo số liệu của WMO, từ năm 2015 - 2024, mực nước biển trung bình đã tăng thêm 4,7mm mỗi năm, gần gấp đôi mức tăng 2,1mm mỗi năm trong giai đoạn 1993 - 2002.

Các chuyên gia cảnh báo rằng sự tan băng nhanh chóng ở Bắc Cực và Nam Cực sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với hệ thống khí hậu toàn cầu.

Quan chức Hungary kêu gọi tranh luận về lệnh trừng phạt của EU với Nga

Quan chức Hungary kêu gọi tranh luận về lệnh trừng phạt của EU với Nga

25/01/2025 12:31

Một quan chức cấp cao của Hungary kêu gọi một cuộc tranh luận và đặt nghi vấn về việc gia hạn lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu đối với dầu mỏ Nga.

Tỷ phú truyền thông Bloomberg sẽ 'gánh' phí khí hậu thay Mỹ

Tỷ phú truyền thông Bloomberg sẽ 'gánh' phí khí hậu thay Mỹ

25/01/2025 12:26

Sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, tỷ phú truyền thông Bloomberg cho biết sẽ chi trả chi phí này thay cho nước Mỹ.

Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng

Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng

14/01/2025 15:37

Thời gian gần đây, các vụ cháy rừng đã trở thành một thách thức lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới. Biến đổi khí hậu, với hiện tượng nhiệt độ toàn cầu tăng cao tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các vụ cháy rừng phát sinh và lan rộng.

Ukraine chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga sang EU, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Ukraine chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga sang EU, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

03/01/2025 11:37

Việc cung cấp khí đốt từ Nga đến các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) qua Ukraine đã chấm dứt vào thứ Tư tuần này, sau khi nhà điều hành vận chuyển khí đốt của Ukraine, Naftogaz, từ chối gia hạn thỏa thuận vận chuyển 5 năm với Gazprom của Nga.

Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động để tránh 'sụp đổ khí hậu'

Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động để tránh 'sụp đổ khí hậu'

03/01/2025 11:32

Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới đưa ra những hành động khẩn cấp và thực chất trong năm 2025 để tránh "sự sụp đổ khí hậu".

Đang cháy rừng ở Australia, diện tích thiệt hại rộng bằng Singapore

Đang cháy rừng ở Australia, diện tích thiệt hại rộng bằng Singapore

27/12/2024 11:38

Đám cháy lớn nhất hiện đã thiêu rụi 74.000ha rừng tại Công viên quốc gia Grampians, cách Melbourne 240km về phía Tây. Diện tích đất bị cháy rừng thiêu rụi hiện đã bằng đảo quốc Singapore.

CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế

CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế

18/12/2024 11:43

Một báo cáo từ CNPC cho thấy, Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã chính thức đạt đỉnh.

Bản tin Năng lượng Quốc tế 12/12: Giá dầu WTI cho thấy xu hướng tăng mạnh

Bản tin Năng lượng Quốc tế 12/12: Giá dầu WTI cho thấy xu hướng tăng mạnh

12/12/2024 14:24

PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất trên thị trường Năng lượng Quốc tế.

Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero

Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero

09/12/2024 07:00

Goldman Sachs Group ( GS , Financial ) đã chính thức tách khỏi Net Zero Banking Alliance (NZBA) mà không đưa ra một lý do cụ thể.

Xem thêm