Thứ bảy, 03/12/2022, 07:11 AM
  • Click để copy

Nền kinh tế tiếp tục phục hồi ở hầu hết các lĩnh vực

Tuy phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là áp lực từ bối cảnh thế giới, nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng đạt được nhiều kết quả tích cực.

Dù phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng đạt được nhiều kết quả tích cực. (Ảnh minh họa)

Dù phải đối mặt với nhiều thách thức, nhưng tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng đạt được nhiều kết quả tích cực. (Ảnh minh họa)

Hiện kinh tế thế giới gia tăng khả năng suy thoái; lạm phát cao tiếp tục kéo dài ở nhiều quốc gia; cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mưa bão, hạn hán… đã làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức, nhất là áp lực từ bối cảnh thế giới, nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng đạt được nhiều kết quả tích cực.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 (1/12) cho biết, 11 tháng qua, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Về CPI bình quân 11 tháng tăng 3,02%, tương đương cùng kỳ các năm 2018-2021. Sức cầu tiêu dùng trong nước tăng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước.

Du lịch phục hồi nhanh, khách quốc tế 11 tháng đạt gần 3 triệu lượt người, gấp 21,1 lần so với cùng kỳ năm trước.

Song song đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục phục hồi. Đăng ký doanh nghiệp tiếp tục khởi sắc, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường 11 tháng đạt gần 195.000 doanh nghiệp, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 40,5%.

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, các cơ quan liên quan đã triển khai nhiều giải pháp, tập trung và kịp thời tháo gỡ, xử lý các vấn đề mới phát sinh, nhất là liên quan đến hệ thống ngân hàng, các thị trường trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, bất động sản.

Mặt khác, công tác chăm lo, phát triển văn hóa, xã hội, cải thiện đời sống người dân được thực hiện tốt; quốc phòng an ninh được bảo đảm, hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh; công tác đối ngoại được triển khai chủ động, tích cực, linh hoạt, hiệu quả, bảo đảm ứng xử phù hợp với các diễn biến tình hình thế giới, khu vực.

Nguyên nhân lớn nhất là do tình hình thế giới rất phức tạp

Cùng với những kết quả đạt được, tính riêng trong tháng 11, trước áp lực rất lớn của bối cảnh biến động phức tạp, khó lường của thế giới, gây thêm khó khăn đối với tình hình trong nước, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội, lĩnh vực, thị trường có dấu hiệu chững lại hoặc giảm so với tháng trước, mặc dù tính chung cả 11 tháng vẫn duy trì ở mức tích cực.

Về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu có dấu hiệu chậm lại. Thị trường tài chính, tiền tệ, ngân hàng đối mặt với áp lực ngày càng tăng do chính sách tiền tệ thắt chặt và tăng lãi suất để giảm lạm phát của FED và nhiều ngân hàng quốc gia, nhất là ở các đối tác kinh tế quan trọng tạo sức ép rất lớn lên tỷ giá, lãi suất và thị trường ngoại tệ. Tình hình cắt giảm lao động, giảm giờ làm, nghỉ việc luân phiên xuất hiện trở lại.

Đại diện Bộ KH&ĐT chỉ ra nguyên nhân lớn nhất là do tình hình thế giới rất phức tạp, khó lường, ngày càng nhiều bất ổn, thách thức, rủi ro. Kinh tế trong nước bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19, cần thời gian để phục hồi, trong khi năng lực nội tại, sức chống chịu còn hạn chế, còn những vấn đề tích lũy lâu năm, bộc lộ rõ nét hơn trước tác động từ bên ngoài.

Một hạn chế nữa là công tác dự báo còn nhiều khó khăn, phản ứng chính sách của bộ, ngành trong một số trường hợp còn chậm, công tác quản lý nhà nước chưa theo kịp yêu cầu đề ra, chưa phối hợp chặt chẽ, chủ yếu nhằm giải quyết khi vấn đề đã phát sinh. Một bộ phận cán bộ thực thi còn tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm trong triển khai công vụ.

Chỉ còn 1 tháng là hết năm, Bộ KH&ĐT kiến nghị các bộ, cơ quan, địa phương cần tiếp tục thực hiện hiệu quả, thực chất, toàn diện hơn nữa các Nghị quyết số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP và 124/NQ-CP, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình phòng, chống dịch Covid-19, Chỉ thị số 15/CT-TTg về ổn định kinh tế vĩ mô; chủ động đề xuất và thực hiện các giải pháp thích ứng kịp thời với bối cảnh, tình hình mới và các tình huống phát sinh; phát huy tinh thần chủ động, kịp thời, phối hợp chặt chẽ với nhau để tập trung xử lý, tháo gỡ ngay những vấn đề khó khăn, vướng mắc; tập trung thực hiện nhanh, hiệu quả các giải pháp căn cơ để đạt mục tiêu phát triển 5 năm đề ra.

Ở các bộ, ngành tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao để đẩy nhanh thực hiện 3 đột phá chiến lược; chủ động rà soát, sửa đổi các thông tư theo thẩm quyền; kịp thời trình Chính phủ sửa đổi các nghị định; tổng hợp, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội sửa các luật liên quan.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ, tài khóa và các chính sách vĩ mô khác trong quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô.

Các chính sách tài khóa, thương mại, xuất nhập khẩu và các chính sách khác, coi đây là yếu tố quyết định đến phục hồi và tăng trưởng kinh tế.

Bộ KH&ĐT cũng lưu ý cần theo dõi sát tình hình thế giới và việc điều chỉnh chính sách của các nước, kịp thời có đối sách phù hợp, sẵn sàng phương án điều hành khi bối cảnh thế giới thuận lợi hơn; có phương án ứng phó kịp thời với những tình huống phát sinh, nhất là lạm phát và các cân đối lớn, nguồn cung xăng dầu, vật tư chiến lược; điều tiết sản xuất, hàng hóa phù hợp, bảo đảm nguồn cung phục vụ tiêu dùng cuối năm và Tết Nguyên đán 2023.

Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh: “Yêu cầu đặt ra là phải chủ động, quyết liệt, hiệu quả hơn để xử lý ngay, không làm tăng thêm các khó khăn, thách thức hiện thời, hạn chế tác động dây chuyền đến các ngành, lĩnh vực, động lực tăng trưởng của nền kinh tế".

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vững vàng top 3 thế giới

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vững vàng top 3 thế giới

27/12/2024 11:41

Năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 10 tỷ USD, đây là mức kỷ lục. Đồng thời lĩnh vực này giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy.

Sở GTVT Long An thông tin về nhân sự sử dụng bằng cấp không hợp pháp của Tổng Công ty Thăng Long

Sở GTVT Long An thông tin về nhân sự sử dụng bằng cấp không hợp pháp của Tổng Công ty Thăng Long

25/12/2024 15:31

Mới đây, Ban QLDA ở Lào Cai phát hiện trong hồ sơ dự thầu của Tổng công ty Thăng Long có nhân sự sử dụng bằng Đại học Giao thông Vận tải không hợp pháp. Sau đó, doanh nghiệp này có trúng gói thầu trị giá hơn 116 tỷ đồng tại Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Long An.

Liên danh Tập đoàn Đạt Phương liên tục bị phát hiện hồ sơ nhân sự không trung thực về bằng cấp và năng lực

Liên danh Tập đoàn Đạt Phương liên tục bị phát hiện hồ sơ nhân sự không trung thực về bằng cấp và năng lực

25/12/2024 15:20

Một ban quản lý dự án của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới đây liên tục phát hiện liên danh của Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương sử dụng nhân sự có bằng cấp không hợp pháp và thiếu trung thực trong việc kê khai năng lực kinh nghiệm của nhân sự… tại các dự án thi công xây dựng ở tỉnh này.

Gian lận bằng cấp Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP.HCM: Liệu nhà thầu xây dựng DIC Holdings có bị xử lý?

Gian lận bằng cấp Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP.HCM: Liệu nhà thầu xây dựng DIC Holdings có bị xử lý?

24/12/2024 15:48

Bên mời thầu đánh giá nhà thầu Công ty CP Xây dựng DIC Holdings có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu, vi phạm Khoản 4, Điều 16, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn chưa bị cấm thầu theo quy định tại Điều 27 và Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Gian lận bằng kỹ sư xây dựng Trường Đại học Bình Dương: Bất ngờ nhân tố U&I

Gian lận bằng kỹ sư xây dựng Trường Đại học Bình Dương: Bất ngờ nhân tố U&I

24/12/2024 15:47

Mặc dù liên tiếp bị đơn vị chức năng ở Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện đưa bằng kỹ sư xây dựng dân dụng không hợp pháp của Trường Đại học Bình Dương vào hồ sơ tham gia hoạt động đấu thầu, Công ty CP Xây dựng U&I (Unicons) không những không bị cấm thầu mà còn tiếp tục trúng thầu giá trị lớn.

An Phú Gia (APGcons) gian lận bằng kỹ sư xây dựng, liệu có bị cấm thầu?

An Phú Gia (APGcons) gian lận bằng kỹ sư xây dựng, liệu có bị cấm thầu?

24/12/2024 15:43

Bên mời thầu đánh giá nhà thầu Công ty CP Xây dựng An Phú Gia (APGcons) có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu, vi phạm Khoản 4, Điều 16, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15. Theo quy định tại Điều 125, Nghị định 24/2024/NĐ-CP, trường hợp giả mạo hồ sơ, tài liệu sẽ bị cấm thầu từ 3-5 năm.

Sau điều chỉnh, bảng giá đất Hà Nội cao nhất hơn 695 triệu đồng/m2

Sau điều chỉnh, bảng giá đất Hà Nội cao nhất hơn 695 triệu đồng/m2

21/12/2024 12:58

Tại bảng giá đất điều chỉnh mới nhất, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng một m2 tại loạt tuyến đường của quận Hoàn Kiếm

Điện hạt nhân: Nguồn năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường

Điện hạt nhân: Nguồn năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường

21/12/2024 12:56

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng và nhu cầu năng lượng không ngừng gia tăng, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường là một ưu tiên hàng đầu.

Trải nghiệm ưu đãi mùa lễ hội khi săn vé máy bay cùng gia đình, bạn bè từ Vietjet

Trải nghiệm ưu đãi mùa lễ hội khi săn vé máy bay cùng gia đình, bạn bè từ Vietjet

20/12/2024 16:29

Tưng bừng mùa lễ hội cuối năm, Vietjet mang đến ưu đãi giảm giá 10% hạng vé Eco (*) khi đặt vé nhóm đông người từ 3 đến 5 khách (**)

Xem thêm