Ngành gạo Việt Nam ảnh hưởng thế nào khi Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo?
Ngày 7/3 vừa qua, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo 100% tấm, một động thái nhằm giảm bớt tình trạng tồn kho khổng lồ và đáp ứng nhu cầu quốc tế tăng cao.
Quyết định này đã báo hiệu một sự thay đổi lớn trong chiến lược thương mại và an ninh lương thực của Ấn Độ. Việc này cũng giúp các nước nghèo ở châu Phi có thể tiếp cận nguồn cung ngũ cốc với giá rẻ hơn và hỗ trợ các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng như ethanol ở châu Á.
Theo ông Mukesh Jain, chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu gạo Chhattisgarh của Ấn Độ, việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ thúc đẩy kinh doanh, khôi phục các nhà máy và tăng thu nhập cho nông dân.
Trên thị trường xuất khẩu, gạo 100% tấm của Ấn Độ hiện đang được chào bán với giá 330 USD/tấn, cao hơn so với giá 300 USD/tấn từ các nước như Việt Nam, Myanmar và Pakistan. Dù giá còn chênh lệch, nhưng theo các nhà quan sát thị trường sự trở lại của nguồn cung từ Ấn Độ sẽ khiến thị trường điều chỉnh.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang ở mức thấp hơn nhiều so với các thị trường khác.
Bà Huỳnh Thị Bích Huyền, Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Ngọc Quang Phát, cho biết khi Việt Nam bước vào vụ thu hoạch Đông Xuân - vụ mùa lớn nhất trong năm - thị trường sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Dù sản lượng gạo tăng nhờ thời tiết thuận lợi, giá gạo khó có thể quay lại mức 500 USD/tấn. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng trở nên thận trọng hơn trong việc thu mua do biến động thị trường không ngừng và tình trạng xuất khẩu giảm sút.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo trong nước đã liên tục giảm từ đầu tháng 3, khiến Việt Nam trở thành một trong những nguồn cung rẻ nhất. Tuy nhiên, 80% lượng gạo xuất khẩu trong hai tháng qua là gạo chất lượng cao, không cạnh tranh trực tiếp với gạo 100% tấm của Ấn Độ. Mặc dù vậy, áp lực từ nguồn cung lớn của Ấn Độ vẫn có thể ảnh hưởng đến giá cả, đặc biệt ở phân khúc gạo cấp thấp.
Báo cáo từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho thấy ngành gạo Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm sự cạnh tranh về giá với các quốc gia như Pakistan và Myanmar, chi phí đầu vào tăng cao và các rào cản nhập khẩu từ các thị trường lớn như EU, Nhật Bản và Mỹ.
Tuy nhiên, gạo thơm Việt Nam vẫn duy trì được lợi thế ở phân khúc cao cấp nhờ các chính sách hỗ trợ sản xuất bền vững và hội nhập kinh tế sâu rộng. Nếu Việt Nam tiếp tục nâng cao và cải tiến chất lượng sản xuất, thị phần gạo cao cấp vẫn sẽ ổn định.
Để đối phó với tình hình cạnh tranh khốc liệt này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm ổn định ngành lúa gạo, bao gồm nâng cao hiệu quả bảo quản sau thu hoạch, mở rộng thị trường xuất khẩu và hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề logistics và thương mại điện tử. Các doanh nghiệp và nông dân cũng sẽ được hỗ trợ tín dụng ưu đãi để đầu tư vào công nghệ và hạ tầng nông nghiệp.
Dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho thấy sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2024-2025 có thể đạt kỷ lục 533,7 triệu tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ dự báo đạt 530,3 triệu tấn. Trong bối cảnh thương mại gạo toàn cầu dự kiến đạt 58,5 triệu tấn, nhu cầu nhập khẩu lớn từ Philippines và Indonesia có thể là cơ hội cho Việt Nam, nhưng để giữ vững vị thế, Việt Nam cần chiến lược linh hoạt nhằm bảo vệ lợi thế cạnh tranh và tận dụng thị trường tiềm năng.
Bộ Công Thương dự kiến sẽ họp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp trong tháng 3/2025 để tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại tại các thị trường quan trọng như Philippines và Trung Quốc.
Theo các thương nhân, giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán ở mức 389 USD/tấn vào ngày 6/3, giảm so với mức 393 USD/tấn của tuần trước. Trong khi đó, các nhà giao dịch Thái Lan cho biết nhu cầu không có nhiều biến động và sự lên xuống về giá phần lớn sẽ phụ thuộc vào tỷ giá hối đoái.
Giá gạo 5% tấm của Thái Lan vẫn giữ ở mức 415 USD/tấn so với khoảng giá 415-420 USD/tấn được báo giá vào tuần trước. Một thương nhân tại Bangkok nhận định rằng không có dấu hiệu cho thấy sẽ có các cuộc đấu thầu gạo quy mô lớn trong thời gian tới, do đó giá sẽ duy trì ở mức trên trong một thời gian. Nguồn cung từ Ấn Độ dù được bổ sung vào thị trường nhưng sẽ ít tác động đến giá do nhu cầu lớn chưa xuất hiện trên thị trường.

Giá heo hơi hôm nay 22/4: Phía Nam được giá
22/04/2025, 10:12
Giá vàng sáng 21/4 đồng loạt tăng
21/04/2025, 10:42
Giá cà phê hôm nay 18/4 vượt 135.000 đồng/kg
18/04/2025, 09:11
Giá xăng xuống thấp nhất 5 năm
17/04/2025, 15:05
Chuyên gia lý giải nguyên nhân giá vàng tăng phi mã
17/04/2025, 15:02
Giá vàng hôm nay lập đỉnh mới, vượt mốc 120 triệu đồng/lượng
17/04/2025, 11:04
Giá vàng hôm nay 16/4: Vàng miếng lên tới 108 triệu đồng/lượng
16/04/2025, 10:34
Loạt nông sản Việt Nam sẽ xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc
16/04/2025, 10:32
Giá vàng hôm nay 14/4 duy trì đà tăng
14/04/2025, 10:10
Chào mừng đại lễ 30/4 với ưu đãi 50% giá vé từ Vietjet
12/04/2025, 18:14Tín dụng TP.HCM tăng mạnh, Hà Nội chững lại vì sao?
Tín dụng TP.HCM tăng 11,82% quý I/2025, cao gấp gần 5 lần Hà Nội. Điều gì đang tạo ra sự chênh lệch lớn giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước?
LEGO khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi không phát thải tại Việt Nam
Hãng đồ chơi LEGO của Đan Mạch chính thức khánh thành nhà máy trị giá 1,36 tỷ USD đặt tại Bình Dương. Nhà máy này cam kết sản xuất đồ chơi mà không phát thải khí, nhờ hoàn toàn sử dụng năng lượng sạch.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội nào cho Việt Nam?
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp diễn, Việt Nam có cơ hội mở rộng xuất khẩu và thu hút chuỗi cung ứng nếu tận dụng tốt lợi thế cạnh tranh hiện có.
Vietjet được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích tham gia cứu nạn, cứu hộ, cứu trợ tại Myanmar
Chiều ngày 9/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự lễ tuyên dương và trao tặng bằng khen cho các đơn vị, cá nhân thuộc lực lượng vũ trang, cứu nạn, cứu hộ, hãng hàng không Vietjet… về thành tích tham gia cứu trợ nạn nhân động đất tại Myanmar.
Vietjet và AV AirFinance ký hợp tác 300 triệu USD phát triển đội bay
Hãng hàng không Vietjet và AV AirFinance vừa ký kết thỏa thuận hợp tác tổng trị giá 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỉ USD.
Xuất khẩu dệt may sang Mỹ thu về hơn 3,7 tỷ USD
Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ trong 3 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng 15%, đạt hơn 3,7 tỷ USD, bất chấp những biến động kinh tế toàn cầu.
Việt Nam chịu mức thuế 10% trong thời gian Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm dừng áp thuế đối ứng 90 ngày với 75 quốc gia và đồng thời áp dụng mức thuế 10% trong thời gian tạm hoãn áp thuế đối ứng cho tất cả các nước.
Bà Mai Kiều Liên: Không đánh đổi chất lượng! Sáng tạo trong ngành sữa là không giới hạn
Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Mỹ áp thuế 104% với Trung Quốc: Hàng Việt có tăng giá?
Việc Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc không chỉ làm gia tăng căng thẳng trong thương mại quốc tế mà còn gây ảnh hưởng lan rộng đến các nền kinh tế khu vực, bao gồm Việt Nam.