Ngày lễ Vu Lan báo hiếu: Nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt
Mùa Vu Lan - báo hiếu đã trở thành nét văn hóa truyền thống hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Đây là dịp lễ hằng năm để tưởng nhớ về ân đức sinh thành, dưỡng dục, hướng tâm về cha mẹ, tổ tiên.
Với truyền thống văn hóa hiếu nghĩa, uống nước nhớ nguồn, ngày lễ Vu Lan của đạo Phật đã hòa quyện với triết lý, tục thờ cúng ngày Rằm tháng Bảy âm lịch hình thành lễ hội Vu Lan - báo hiếu, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt.
Xuất phát từ truyền thuyết về Tôn giả Mục Kiều Liên, đệ tử xuất chúng của đức Phật đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ, Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ về ân đức sinh thành, dưỡng dục, hướng tâm về cha mẹ, tổ tiên.
Theo đó, Kinh Vu Lan chép rằng Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông đến mức có thể dùng mắt thần nhìn khắp trời đất, ngài thấy mẹ mình đã mất đang ở cõi địa ngục, bị đọa đày và đói khát khổ sở. Với lòng hiếu thảo của mình Mục Kiền Liên đã đem cơm xuống tận địa ngục để dâng mẹ, tuy nhiên do đói lâu ngày nên khi ăn mẹ ông đã dùng một tay che bát cơm của mình, không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ.
Thấy vậy Mục Kiền Liên liền quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu được mẹ, chỉ có cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng Bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó. Làm theo lời Phật, Mục Kiền Liên đã giải thoát cho mẹ. Phật cũng dạy rằng: Chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng nên làm theo cách này. Từ đó, ngày lễ Vu Lan ra đời.
Đây cũng là dịp bày tỏ sự tri ân sâu sắc đến ơn đất nước, ơn đồng bào, nhớ tới ân đức hy sinh cao cả của các bậc tiền bối, anh hùng liệt sỹ đã vị quốc vong thân vì hòa bình, hạnh phúc cho dân tộc.
Theo Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Vu Lan là ngày lễ lớn trong đạo Phật. Tổ chức Đại lễ Vu Lan hằng năm là một trong các pháp môn thực hành hạnh nguyện tri ân, báo ân, báo hiếu của tăng, ni, tín đồ, cư sĩ Phật tử noi theo đức hạnh của Ngài Mục Kiền Liên trong kinh điển Phật giáo.
Mùa Vu Lan - báo hiếu đã trở thành nét văn hóa truyền thống hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam. Đây là thời gian để mỗi người thực hành và khắc sâu hạnh nguyện báo hiếu, hiếu hạnh với cha mẹ, ông bà và những người thân yêu, đồng thời cũng là thời gian tưởng nhớ, tri ân các Anh hùng dân tộc, anh linh Anh hùng liệt sỹ, tổ tiên, cửu huyền thất tổ của các gia đình trong toàn xã hội.
Ngày Lễ Vu Lan hàng năm được tổ chức long trọng nhằm nhắc nhở các thế hệ con cháu luôn nhớ tới công ơn dưỡng dục sinh thành của ông bà, cha mẹ cũng như tổ tiên và các bậc anh hùng dân tộc đã có công với đất nước. Không riêng gì đối với mỗi người Phật tử, Lễ Vu Lan mở ra cả một mùa báo ân, báo hiếu lan tỏa khắp cả đất nước Việt Nam.
Những ngày này, nhiều gia đình người Việt thường sửa soạn mâm cơm dâng lên tổ tiên, chuẩn bị lễ vật cúng chúng sinh và lên chùa thành kính dâng hương, tham gia khóa lễ.
Trong ngày lễ Vu Lan, ngoài ý nghĩa cầu siêu cho người đã khuất, người Việt Nam còn tổ chức nghi thức bông hồng cài áo để tỏ lòng biết ơn các bậc sinh thành hiện còn và cả những người đã khuất.
Nghi thức này có nguồn gốc từ đoản văn Bông hồng cài áo (1962) của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ lấy ý từ đoản văn này để sáng tác ca khúc bất hủ Bông hồng cài áo thường được sử dụng trong ngày lễ Vu Lan.
Với nghi thức này, hoa hồng được cài lên ngực áo tượng trưng cho sự tri ân, hiếu thảo và lòng biết ơn của con đối với cha mẹ, dù cho họ không còn trên cõi đời này. Đồng thời, hoa hồng còn thể hiện cho một tình yêu chân thành, son sắc, sự cao quý và ngát hương. Trong buổi lễ, ai còn cha mẹ sẽ được cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ thắm, đó là một lời nhắc nhở rằng mình vẫn còn cả cha và mẹ, còn cả một bầu trời yêu thương cao rộng để cảm nhận niềm hạnh phúc và tự nhủ luôn biết cố gắng để làm vui lòng cha mẹ. Ai mất cha hoặc mẹ thì sẽ cài lên ngực mình đóa hồng nhạt, ai mất cả hai đấng sinh thành thì cài lên ngực mình hoa trắng buồn thương. Hoa hồng trắng còn muốn nhắc nhở con người rằng phải sống thật tốt, ý nghĩa để người ra đi cảm thấy tâm hồn được an nhiên, thanh thản và không còn vướng bận chuyện trần gian.
Cùng chủ đề
Nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt
'Bông hồng cài áo' của Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Áng văn tuyệt đẹp mà người con nào cũng nên đọc
Sao Việt hôm nay: Ngọc Trinh gây bão với clip diện nội y, Lý Nhã Kỳ xây biệt phủ triệu đô rộng 10.000m2
Cận cảnh biệt phủ triệu đô Lý Nhã Kỳ xây dành tặng mẹ
TP HCM thông báo khẩn mùa Vu Lan
Những lưu ý khi đi tàu dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
20/01/2025, 13:26Chi tiết dự báo thời tiết dịp Tết Nguyên đán
20/01/2025, 13:22Trong tháng 1 sẽ trình kịch bản nguồn nước của 6 lưu vực sông
19/01/2025, 13:45Lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
19/01/2025, 13:40Thiết chế trọng tài trong kỷ nguyên mới của đất nước
18/01/2025, 13:45Đồn Biên phòng Lạch Kèn: Mang xuân ấm áp, thắm tình quân dân
17/01/2025, 06:40Thủ tướng đồng ý đề xuất lấy nước sông Hồng hồi sinh sông Tô Lịch
15/01/2025, 16:05Nghệ An: Nhiều xã miền núi xuất hiện băng giá, nhiệt độ dưới 0 độ C
14/01/2025, 14:10Hà Nội chốt phương án hồi sinh sông Tô Lịch
Chủ tịch Hà Nội thống nhất phương án tuyến ống dẫn nước qua đê, đi dọc đường Võ Chí Công đưa nước vào đầu sông Tô Lịch tại cống trên đường Hoàng Quốc Việt.
Hà Nội dự kiến đầu tư 550 tỷ làm dự án hồi sinh sông Tô Lịch
Hà Nội đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch để hồi sinh dòng sông này, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 550 tỷ đồng.
Việt Nam SuperPortTM cùng các đối tác chiến lược hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt
Việt Nam SuperPort TM đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam) và Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc 16 Việt Nam (thuộc Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc) phát triển hạ tầng logistics đường sắt. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics và nâng cao quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực.
Miền Bắc lại chuẩn bị đón thêm đợt không khí lạnh
Những ngày qua, miền Bắc duy trì hình thái rét khô. Trời rét về đêm và sáng, ban ngày trở nắng hanh khiến nền nhiệt tăng nhanh. Dự báo vài ngày tới không khí lạnh mạnh tràn về.
Thủ tướng gửi thư chúc mừng đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư khen gửi Đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam sau khi đội giành chức vô địch ASEAN Mitsubishi Electric Cup™ 2024.
Hôm nay (3/1) Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới
Hệ thống quan trắc không khí IQAir cho thấy, sáng 3/1/2025, Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới với chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 305.
Tăng cường xe dự phòng, chuyến bay dịp cao điểm Tết
Tại TPHCM và Hà Nội, dự báo lượng khách đi lại sẽ tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân Ất Tỵ. Các đơn vị vận tải đã lên kế hoạch phục vụ đi lại của người dân.
Sân Pikleball Hoa Phượng xây dựng trái phép trên đất công viên cây xanh
Hàng nghìn mét vuông đất công viên cây xanh tại Khu biệt thự Hoa Phượng (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) bị chiếm dụng để xây dựng sân Pikleball kinh doanh trái phép. Mặc dù hoạt động xây dựng, kinh doanh đã diễn ra công khai nhiều tháng nay nhưng trả lời báo chí, Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh vẫn nói rằng “đang phối hợp với Đội thanh tra xây dựng để tiến hành kiểm tra”. Điều bất ngờ là trong thời gian lãnh đạo xã nói đang kiểm tra thì tại đây thêm một sân Pikleball mới tiếp tục được thi công xây dựng rầm rộ.
Thống nhất lấy tên Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất 2 Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT
Sau khi hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) thống nhất lấy tên mới là Bộ Nông nghiệp và Môi trường.