Nghiêm cấm "làm khó" doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ký ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% với nội dung nghiêm cấm các hành vi gây khó khăn, phiền hà, hạn chế đối tượng được hỗ trợ lãi suất.
Thống đốc NHNN vừa ký ban hành Chỉ thị số 03/CT-NHNN về việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 03/2022/TT-NHNN của NHNN.
Theo NHNN, qua gần 3 tháng thực hiện, một số ngân hàng thương mại đã tích cực triển khai chính sách và đã có kết quả bước đầu. Tuy nhiên, vẫn còn một số ngân hàng thương mại chưa tập trung và quyết liệt triển khai, chưa ban hành đầy đủ văn bản hướng dẫn nội bộ, chưa tổ chức truyền thông và hướng dẫn đầy đủ đến các đối tượng thụ hưởng chính sách.
Do đó, Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành chủ động triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất đồng bộ thống nhất từ trung ương đến địa phương, từ NHNN đến các ngân hàng thương mại, từ hội sở chính đến chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại.
Đồng thời, trong quá trình triển khai NHNN cần có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các bộ ngành có liên quan, qua đó giúp ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả thực thi chính sách.
Ngoài ra, khi triển khai cho vay, các ngân hàng thương mại phải giải ngân kịp thời, hiệu quả nguồn kinh phí được giao từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng vay thuộc đối tượng theo các điều kiện được hỗ trợ lãi suất theo quy định.

NHNN ban hành chỉ thị nghiêm cấm các hành vi gây khó khăn, hạn chế đối tượng được hỗ trợ lãi suất 2%.
"Toàn ngành vẫn phải đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật hiện hành về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, quy định về hỗ trợ lãi suất tại Nghị định 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 03/2022/TT-NHNN của NHNN và các quy định pháp luật có liên quan. Đặc biệt, không hạ chuẩn, nới lỏng các điều kiện tín dụng trong quá trình cho vay hỗ trợ lãi suất", Chỉ thị yêu cầu.
Thống đốc cũng yêu cầu các đơn vị tại NHNN theo dõi chặt chẽ kết quả hỗ trợ lãi suất của các ngân hàng thương mại, báo cáo thường xuyên ban lãnh đạo NHNN, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành về tiến độ, kết quả giải ngân, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai hỗ trợ lãi suất.
Đối với các ngân hàng thương mại, Thống đốc yêu cầu khẩn trương ban hành văn bản nội bộ hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN, gửi NHNN (thông qua cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng); tổ chức tập huấn, hướng dẫn, đào tạo các đơn vị, bộ phận, cán bộ có nhiệm vụ thực hiện chính sách để thống nhất triển khai có hiệu quả trong toàn hệ thống.
Giải ngân kịp thời nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất được thông báo theo quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN; đảm bảo thực hiện hỗ trợ lãi suất công khai, minh bạch, đúng quy định, đúng đối tượng, đúng mục đích, ngăn ngừa các rủi ro, trục lợi chính sách.
Cân đối nguồn vốn để cho vay các dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, nhất là các ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất tại Nghị định 31/2022/NĐ-CP. Đảm bảo hài hòa giữa việc triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất 2% và cho vay đối với các đối tượng khác, phù hợp với chiến lược kinh doanh và chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh việc triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất 2%, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng theo chỉ đạo của NHNN.
“Nghiêm cấm các hành vi gây khó khăn, phiền hà, ban hành thêm điều kiện, thủ tục khác với quy định tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư của NHNN để hạn chế đối tượng được hỗ trợ lãi suất, các trường hợp khách hàng đúng đối tượng, đáp ứng đủ điều kiện mà không được hỗ trợ lãi suất”, chỉ thị nhấn mạnh.
TIN LIÊN QUAN

Vi phạm về thuế, Tập đoàn Hoa Sen bị phạt và truy thu gần 3 tỷ đồng
24/03/2023, 06:19
Giá xăng quay đầu giảm mạnh, dầu giảm tới hơn 1.000 đồng/lít
21/03/2023, 15:45
Hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trước ngày 1/4
21/03/2023, 06:31
Thị trường dầu mỏ bất ổn: Các nhà đầu tư làm gì?
19/03/2023, 07:45
Những mảng rừng xanh vun đắp tâm hồn tại KĐT Ecopark
19/03/2023, 07:41
Thị trường phản ứng thế nào trước sự sụp đổ của ngân hàng Mỹ?
18/03/2023, 06:33
Vé 0 đồng bay thẳng Brisbane, khám phá Úc dễ dàng cùng Vietjet!
18/03/2023, 06:20
'Chất keo' gắn kết, 'chữa lành' cuộc sống tại Ecopark
17/03/2023, 07:38Khách hàng mất gần 47 tỷ đồng gửi ngân hàng Sacombank Khánh Hòa: Luật sư nói gì?
Khách hàng đã phải gửi đơn lên Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an kêu cứu sau khi gửi tiền vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Ngân hàng Sacombank, chi nhánh tỉnh Khánh Hòa) nhưng sau đó bị mất gần 47 tỷ đồng.
Luật Giá (sửa đổi): Nên giữ hay bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu
Nhiều ý kiến tán thành về sự cần thiết duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu bởi cho rằng Quỹ bình ổn là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính.
Các công ty chứng khoán đang nắm giữ hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu
Năm 2022, nhiều công ty chứng khoán như SSI, VNDirect... đẩy mạnh nắm giữ trái phiếu, trong đó phần lớn các trái phiếu chưa niêm yết.
Hàng nghìn tỷ đồng được các ngân hàng thu ngoài tín dụng từ đâu?
Nguồn thu nhập của ngân hàng (NH) đến từ hai hoạt động cụ thể là nguồn thu từ lãi và nguồn thu ngoài lãi. Nguồn thu từ lãi gồm các khoản thu từ hoạt động cho vay của NH, đây là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của NH. Ngoài ra, việc bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng đang mang về nguồn thu ngoài tín dụng lên tới hàng nghìn tỷ đồng cho nhiều nhà băng.
Đề xuất xây dựng Luật đô thị đặc biệt cho TP.HCM
Bộ Xây dựng đề nghị cân nhắc đề xuất xây dựng luật đô thị đặc biệt cho TP.HCM, nhằm nâng cao năng lực quản lý đô thị và phát triển đô thị bền vững.
Chiều 13/3, giá xăng dầu đồng loạt tăng
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, tại kỳ điều hành giá xăng dầu hôm nay 13/3, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng trích lập quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với 02 loại xăng khiến giá các loại xăng dầu thông dụng tăng từ 241 đến 724 đồng.
Thanh tra 11 ngân hàng về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã thanh tra đột xuất 11 ngân hàng và xử phạt những đơn vị vi phạm về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Vì sao xăng dầu nhập khẩu tăng đột biến?
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tổng cộng 2,8 tỷ USD để nhập khẩu 1,92 triệu tấn xăng dầu thành phẩm và 1,8 triệu tấn dầu thô.
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước cần có các giải pháp tín dụng phù hợp, góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và các thị trường khác.