Chủ nhật, 14/05/2023, 07:26 AM
  • Click để copy

Nghiên cứu hồi sinh tế bào chống ung thư

Một nghiên cứu mới có thể giúp tìm ra cách khôi phục chức năng cho các tế bào tiêu diệt tự nhiên, củng cố tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại ung thư và các bệnh khác.

Nghiên cứu mới có thể giúp tìm ra cách khôi phục chức năng cho các tế bào tiêu diệt tự nhiên

Nghiên cứu mới có thể giúp tìm ra cách khôi phục chức năng cho các tế bào tiêu diệt tự nhiên

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature Immunology, nhóm chuyên gia từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã phát hiện một cơ chế chưa từng được biết đến trong quá trình khối u thoát khỏi hệ miễn dịch của cơ thể. Cơ chế này có thể giúp tìm ra cách khôi phục chức năng cho các tế bào tiêu diệt tự nhiên, củng cố tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại ung thư và các bệnh khác.

Tế bào tiêu diệt tự nhiên của hệ miễn dịch có thể nhận biết và tiêu diệt những khối u và tế bào nhiễm virus ở giai đoạn rất sớm, nhưng đa số tế bào u ở giai đoạn phát triển có thể tránh bị phát hiện bằng cách nào đó.

“Nghiên cứu mới mang đến những chiến lược mới để phát triển các liệu pháp miễn dịch tế bào tiêu diệt tự nhiên”, nhóm nghiên cứu cho biết trên website của Viện Khoa học Trung Quốc (CAS).

Sử dụng kính hiển vi để chụp ảnh cấu trúc liên kết bề mặt của tế bào tiêu diệt tự nhiên trong và ngoài khối u, nhóm chuyên gia nhận thấy những khác biệt đáng chú ý. Họ so sánh tế bào tiêu diệt tự nhiên từ khối u của bệnh nhân ung thư gan với tế bào tiêu diệt tự nhiên máu ngoại vi và gan bình thường. Bề mặt của màng tế bào tiêu diệt tự nhiên khỏe mạnh được bao phủ bởi các nốt sần, trong khi khối u bị cắt bỏ có rất ít phần nhô ra.

Nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra xem tình trạng thiếu nốt sần có liên quan đến việc khối u trốn khỏi hệ thống miễn dịch hay không. Họ phát hiện các tế bào tiêu diệt tự nhiên bên trong khối u không thể “gặp gỡ” các tế bào u.

Nghiên cứu kết luận rằng, tế bào tiêu diệt tự nhiên bình thường sử dụng những phần nhô ra của màng để nhận biết và bắt giữ tế bào u, đồng thời thúc đẩy tương tác giữa các tế bào để tạo nên những khớp thần kinh miễn dịch. Sự tương tác này rất cần thiết cho quá trình kích hoạt và điều chỉnh phản ứng miễn dịch, đóng vai trò trọng yếu trong việc chống nhiễm trùng và ung thư. Tuy nhiên, các tế bào tiêu diệt tự nhiên mắc kẹt bên trong khối u ở giai đoạn phát triển đã mất đi phần nhô ra và mất khả năng tạo ra khớp thần kinh miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư.

Nhóm chuyên gia cũng nhận thấy sự sụt giảm đáng kể sphingomyelin (SM) - một thành phần quan trọng của màng tế bào ở các tế bào tiêu diệt tự nhiên bên trong khối u, có vẻ đã góp phần khiến bề mặt của chúng trở nên nhẵn hơn.

Theo nghiên cứu, các chất ức chế nhắm đến sphingomyelinase - loại enzyme phân giải SM thành các hợp chất khác - có thể làm tăng đáng kể lượng SM trong màng tế bào tiêu diệt tự nhiên, phục hồi các nốt sần và cải thiện khả năng nhận biết và tiêu diệt khối u. Nhóm nhà khoa học đã sử dụng hai chất ức chế để ngăn chặn có chọn lọc quá trình dị hóa SM trong màng tế bào, dẫn đến sự gia tăng rõ rệt trong việc hình thành các nốt sần ở màng của tế bào tiêu diệt tự nhiên trong khối u.

Làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nồm ẩm?

Làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nồm ẩm?

19/02/2025 17:05

Thời tiết nồm ẩm ở miền Bắc có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết này, cần lưu ý đến nhiều yếu tố như duy trì môi trường sống sạch sẽ, chế độ ăn uống hợp lý, và chăm sóc cá nhân.

Chuyên gia: Đây là “thời điểm vàng” để chống lại ô nhiễm không khí

Chuyên gia: Đây là “thời điểm vàng” để chống lại ô nhiễm không khí

14/02/2025 12:37

Ô nhiễm không khí không chỉ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người mà còn mang đến những tác động tiêu cực đối với nhiều lĩnh vực khác như du lịch và kinh tế.

Chỉ số ô nhiễm không khí ngày 13/2 của Hà Nội ở mức rất xấu

Chỉ số ô nhiễm không khí ngày 13/2 của Hà Nội ở mức rất xấu

13/02/2025 14:02

IQAir cho hay, chỉ số ô nhiễm không khí sáng ngày 13/2 tại khu vực các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàn Kiếm... của Hà Nội AQI là trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm mức rất xấu

Chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm mức rất xấu

11/02/2025 14:17

Theo IQAir, sáng 11/02 chỉ số ô nhiễm không khí tại nhiều quận, huyện của Hà Nội AQI trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Hôm nay (ngày 10/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới

Hôm nay (ngày 10/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới

10/02/2025 10:06

Sáng nay, với chỉ số AQI ở mức 176, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh", trạm đo ở quận Tây Hồ ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, "không lành mạnh" ở mức 191.

Chất lượng không khí tại Hà Nội không tốt cho các nhóm nhạy cảm

Chất lượng không khí tại Hà Nội không tốt cho các nhóm nhạy cảm

09/02/2025 12:31

Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 11h sáng 9/2, chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu cam "không tốt cho các nhóm nhạy cảm".

Số ca mắc cúm gia tăng, chưa ghi nhận virus thay đổi về độc lực

Số ca mắc cúm gia tăng, chưa ghi nhận virus thay đổi về độc lực

08/02/2025 21:18

Một số bệnh viện lớn phía Bắc ghi nhận gia tăng ca mắc cúm mùa, trong đó có ca nặng, phải thở ECMO. Bộ Y tế cho biết, các ca mắc cúm hiện tại không thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, tuy nhiên, người dân không nên chủ quan.

Hôm nay (ngày 7/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức 'Tốt' nhờ không khí lạnh

Hôm nay (ngày 7/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức 'Tốt' nhờ không khí lạnh

07/02/2025 14:20

Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 7h26 sáng nay (ngày 7/2), với chỉ số AQI ở mức 45, không khí của Hà Nội được đánh giá ở mức Tốt.

Hôm nay (ngày 6/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 5 thế giới

Hôm nay (ngày 6/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 5 thế giới

06/02/2025 12:04

Với chỉ số AQI ở mức 182, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh"; tại trạm đo ở quận Hai Bà Trưng ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, màu tím rất không tốt ở mức 215.

Xem thêm