Nguyên do gì dẫn đến hàng nghìn nhân viên y tế đồng loạt xin nghỉ việc?
Trong tham luận gửi đến Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2022, Bộ Y tế đã nêu về tình trạng nhân viên y tế nghỉ việc và làn sóng chuyển việc từ khu vực công lập sang khu vực tư.

18 tháng có 9.680 nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc. (Ảnh minh họa: Nguồn Internet)
18 tháng có 9.680 nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc
Theo Bộ Y tế, hiện nhân lực y tế đang có xu hướng nghỉ việc và đang có một làn sóng mạnh mẽ chuyển dịch nhân lực y tế từ các cơ sở y tế công lập sang các cơ sở y tế tư nhân, đặc biệt là sau hơn 2 năm phòng, chống dịch Covid-19.
Bộ Y tế cho biết báo cáo của các tỉnh, thành phố và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế về số lượng nhân viên y tế thôi việc, bỏ việc từ ngày 01/01/2021 - 30/6/2022 trên cả nước cho thấy có 9.680 nhân viên y tế xin thôi việc, bỏ việc (gồm 3.094 bác sĩ, 2.874 điều dưỡng, 551 kỹ thuật y, 276 hộ sinh, 593 dược, 2.280 viên chức khác).
Trong đó có 8.810 nhân viên y tế thuộc quyền quản lý của sở y tế các tỉnh, thành phố và 870 viên chức y tế thuộc thẩm quyền quản lý của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ.
Một số tỉnh, thành phố có số lượng viên chức thôi việc, bỏ việc cao như: TP.Hồ Chí Minh (2.035), TP.Nội (1.032), Đồng Nai (496), Bình Dương (368), An Giang (297), Long An (266), TP.Đà Nẵng (248), TP.Cần Thơ (238), Đồng Tháp (204).
"Nhân lực y tế có trình độ bác sĩ xin thôi việc, bỏ việc hoặc chuyển sang cơ sở y tế ngoài công lập tập trung chủ yếu ở các cơ sở y tế thuộc tuyến tỉnh, thành phố (4.477/8.810) và ít hơn ở tuyến huyện và tuyến xã; có ở tất cả các chuyên khoa hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, nội, ngoại, sản, nhi và cận lâm sàng" - Bộ Y tế cho biết.
Cũng theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế có 870 nhân viên y tế xin thôi việc hoặc bỏ việc, trong số đó có 299 bác sĩ, 234 điều dưỡng, 52 kỹ thuật y, hộ sinh 6, dược sĩ 49 và 230 viên chức khác.
Một số đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ có số lượng viên chức thôi việc, bỏ việc cao là các đơn vị đóng trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh và các thành phố lớn như: Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh (134 người), Bệnh viện Thống Nhất (86 người), Bệnh viện TW Huế (63 người), Bệnh viện Bạch Mai (60 người), Bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam (59 người), Bệnh viện Chợ Rẫy (48 người).
Cũng tại báo cáo này, Bộ Y tế cho biết thêm, đối với công chức cơ quan Bộ Y tế: Tính từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/6/2022, Bộ Y tế có 19 công chức nghỉ thôi việc theo nguyện vọng.
Nhân viên y tế có trình độ bác sĩ xin thôi việc, bỏ việc ở tất cả chuyên khoa hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm, nội, ngoại, sản, nhi và cận lâm sàng, chủ yếu chuyển sang cơ sở y tế ngoài công lập làm việc.
Nguyên do chính dẫn đến hàng nghìn nhân viên y tế đồng loạt xin nghỉ việc là gì?
Về lý do dẫn đến việc 9.680 nhân viên y tế xin thôi việc, Bộ Y tế có chỉ ra bốn nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do áp lực công việc cao,Bộ Y tế cho biết từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, cán bộ, viên chức y tế là lực lượng đi đầu trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Cường độ làm việc của nhân viên y tế rất lớn khi hầu như không có ngày nghỉ, làm việc với cường độ cao trong thời gian kéo dài, đặc biệt là đối với nhân viên y tế ở những địa phương có dân số lớn như TP.Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam.
"Mặt khác, do phải làm việc trong môi trường làm việc nguy hiểm, có nguy cơ mắc bệnh cao, thậm chí có thể ảnh hưởng tính mạng đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, động lực làm việc của viên chức ngành y tế" - Bộ Y tế cho hay.
Thứ hai, do thu nhập thấp. Lương và chế độ phụ cấp đối với viên chức y tế trong hệ thống y tế công lập thấp, nhất là tại các cơ sở y tế dự phòng và y tế cơ sở.
Bộ Y tế dẫn chứng, theo quy định về chế độ tiền lương và phụ cấp hiện nay, (với mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng) thì bác sĩ sau khi học 6 năm và sau 18 tháng thực hành để được cấp chứng chỉ hành nghề, nếu tuyển dụng vào đơn vị sự nghiệp công lập thì hưởng lương là 2,34 x 1.490.000 đồng = 3.486.000 đồng. Với phụ cấp ưu đãi nghề là 40% thì mức thu nhập 4.881.240 đồng (chưa trừ nộp BHXH, BHYT).
Mức lương này chỉ đảm bảo một phần nhu cầu của cuộc sống, vì vậy khó giữ chân cán bộ, viên chức y tế làm việc trong cơ sở y tế công lập vì mức thu nhập tại các cơ sở y tế ngoài công lập cao hơn gấp 3 - 4 lần, thậm chí có nơi cao gấp 5 - 6 lần thu nhập của nhân viên y tế tại cơ sở y tế công lập.
Bộ Y tế cũng cho rằng do giá dịch vụ y tế cho người có thẻ bảo hiểm y tế thấp vì chưa tính đủ các yếu tố cấu thành giá dịch vụ y tế nên nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị thấp. Mặt khác, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và giãn cách xã hội nên số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh giảm dẫn đến nguồn thu của đơn vị sự nghiệp y tế cũng bị giảm đi, dẫn đến thu nhập của nhân viên y tế giảm mạnh, thâm chí nhiều đơn vị được giao tự chủ kinh phí chi thường xuyên không có kinh phí để chi trả lương nên đã chậm chi trả lương cho nhân viên y tế.
“Đây cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến việc nhân viên y tế xin nghỉ việc hoặc bỏ việc, tìm cơ hội việc làm với mức thu nhập cao hơn” - Bộ Y tế nhận định.
Thứ ba, do áp lực về việc thiếu điều kiện, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.Do ảnh hưởng của các vụ việc vi phạm quy định của pháp luật trong đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế trong thời gian qua, dẫn đến điều kiện môi trường làm việc của viên chức y tế bị ảnh hưởng.
"Thiếu thiết bị hiện đại để triển khai các kỹ thuật cao, thiếu thuốc, thậm chí thiếu cả các vật tư tiêu hao, các dụng cụ, trang thiết bị thông thường kể cả thiếu thiết bị bảo hộ cần thiết đã làm hạn chế việc phát huy trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ, viên chức y tế nên viên chức y tế có xu hướng dịch chuyển sang các cơ sở y tế tư nhân có điều kiện, môi trường làm việc tốt hơn" - Bộ Y tế thông tin.
Nguyên nhân thứ tư, là do áp lực của xã hội, gia đình và người thân. Theo Bộ Y tế, các cán bộ viên chức y tế, cũng như những người lao động khác đều có nỗi lo về bảo đảm cuộc sống gia đình, bảo đảm điều kiện sống tối thiểu về ăn mặc ở, lo lắng các chi phí về điện nước, học hành ngày càng cao do sự gia tăng giá cả nên khi mức thu nhập đối với nhân viên y tế công lập thấp trong khi công việc lại quả tải, cường độ và thời gian lao động tăng; chế độ thu hút, đãi ngộ hạn chế hoặc không có nên dẫn đến tình trạng cán bộ y tế xin thôi việc, nghỉ việc tăng...
Bốn giải pháp giúp ổn định và phục hồi nguồn nhân lực y tế công lập
Bộ Y tế cho biết trong giai đoạn hiện nay Bộ Y tế đã và đang thực hiện một số giải pháp để góp phần ổn định, phục hồi nguồn nhân lực y tế công lập, trong đó xây dựng và đề xuất các chính sách thu hút, trọng dụng nhân viên y tế làm việc tại các cơ sở y tế công lập, nhất là nhân viên y tế công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn như đề xuất tăng mức phụ cấp cho cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng từ 40%-70% lên mức 100%. Chế độ phụ cấp chống dịch (phụ cấp thường trực chống dịch và phụ cấp trực tiếp chống dịch Covid-19).
Tiếp tục đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho cán bộ, viên chức y tế, thực hiện việc mua sắm đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc theo nhu cầu sử dụng của viên chức y tế, giúp cho nhân viên y tế có thể cung cấp các dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu của người dân.
Đồng thời chỉ đạo người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp cần tạo dựng môi trường làm việc thân thiện, công khai, minh bạch, dân chủ, xây dựng văn hóa công sở tạo điều kiện cho viên chức y tế gắn bó, tự hào về nghề nghiệp và tự hào về đơn vị công tác...

Đà Nẵng: Phát hiện gần 5.000 bánh trung thu không rõ nguồn gốc
23/09/2023, 07:37
Các doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu ‘xanh’
15/09/2023, 10:45
Vinamilk & quỹ sữa cùng hơn 11.000 trẻ em khó khăn đón năm học mới
07/09/2023, 16:19
Vinamilk tiếp sức nhà vô địch nhí bứt phá tại Robotacon WRO 2023
04/09/2023, 16:10
Đà Nẵng: Đảm bảo an toàn cho hồ, đập chứa nước trước mùa mưa bão 2023
27/08/2023, 06:41
Cảnh báo tia UV ở mức 'nguy cơ gây hại rất cao' trong ngày 25/8
26/08/2023, 06:32Công ty TNHH Dược phẩm Liên Hợp bị xử phạt 100 triệu đồng
Mới đây, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định số 604/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Dược phẩm Liên Hợp do nộp giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm trong hồ sơ đăng ký thuốc được cơ quan có thẩm quyền kết luận là tài liệu giả mạo đối với thuốc Aciprozol.
Sữa hạt và sữa tươi của Vinamilk tiếp tục thắng giải vàng quốc tế Monde Selection tại Bỉ
Ngay trong năm đầu tiên tham gia Monde Selection tại Bỉ, giải thưởng hàng đầu quốc tế trong ngành thực phẩm & đồ uống, Vinamilk đã tạo tiếng vang lớn khi có đến 2 sản phẩm đạt giải Vàng năm nay là Sữa 9 Loại Hạt Vinamilk Super Nut và sữa tươi Vinamilk Green Farm.
Xu hướng phát triển bền vững trong ngành thực phẩm và đồ uống
55% lãnh đạo tại các doanh nghiệp Thực phẩm và đồ uống (F&B) tăng cường các hoạt động liên quan đến môi trường. Ngành F&B cũng xếp thứ 3 về tổng điểm bền vững toàn cầu. Các con số này cho thấy xu hướng phát triển bền vững ngày càng nhanh chóng và hiệu quả tại các doanh nghiệp F&B.
Giá giường bệnh theo yêu cầu tăng có ảnh hưởng đến người tham gia BHYT không?
Bộ Y tế khẳng định, việc ban hành Thông tư 13/2023/TT- BYT không ảnh hưởng đến người có thẻ BHYT; người không có thẻ BHYT nhưng không đăng ký tự nguyện sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu.
Bão DOKSURI giật trên cấp 17, mạnh lên thành siêu bão gần Biển Đông
Sáng 26/7, vị trí tâm bão DOKSURI trên vùng biển phía Bắc đảo Lu-Dông (Philippin). Sức gió mạnh nhất mạnh cấp 15-16, giật trên cấp 17. Dự báo, bão DOKSURI có thể đi qua vùng biển giữa Philippines và Đài Loan (Trung Quốc) tiến vào Bắc Biển Đông.
Thanh Hóa: Khoảng một tuần nữa ruồi sẽ hết bủa vây nhà dân
Trong những ngày tới, xã Thành Công, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) sẽ tiếp tục phun Chloramine B để diệt mầm ruồi (trứng ruồi) cũng như xử lý vấn đề về môi trường và khoảng một tuần nữa ruồi sẽ hết.
Hải Phòng: Khánh thành 2 ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách
Kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2023) xã An Đồng, huyện An Dương đã trao tặng 2 ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách trên địa bàn.
Vụ án 'chuyến bay giải cứu' - Một cuộc đại phẫu
Một trong những sự kiện nóng bỏng trong tuần qua là phiên tòa xét xử đại án “chuyến bay giải cứu”. Một phiên tòa không chỉ thu hút sự quan tâm của người dân cả nước mà còn bùng nổ nhiều cảm xúc trái chiều: căm phẫn, bức xúc, xót xa...
Hà Nội thí điểm mô hình phân loại rác thải tại nguồn 5 quận nội thành
TP.Hà Nội chỉ đạo xây dựng và thí điểm mô hình đổi mới công nghệ kết hợp với phân loại rác thải tại nguồn 5 quận nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Nam Từ Liêm song song với việc xây dựng, ban hành các quy định theo hướng dẫn.