Những người không nên uống lá đinh lăng?
Nước lá đinh lăng được coi là vị thuốc tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng uống được. Dưới đây là những người không nên uống lá đinh lăng?

Những người không nên uống lá đinh lăng
Những người không nên uống lá đinh lăng
Cây đinh lăng được đại danh y Hải Thượng Lãn Ông gọi là “sâm của người nghèo” bởi vì chất dinh dưỡng của nó gần bằng với nhân sâm của Hàn Quốc. Đinh lăng được sử dụng phổ biến trong Đông y để hỗ trợ chữa mất ngủ, an thần, cảm sốt, chữa đau nhức và bồi bổ cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể uống nước lá đinh lăng. Dưới đây là những người không nên uống lá đinh lăng.
Tác dụng của cây đinh lăng
Theo y học cổ truyền lá đinh lăng có tác dụng phát tán phong nhiệt, chữa đau đầu, cảm nắng. Dùng lá sắc đặc uống có tác dụng tiêu nhọt, áp xe vú.
Lá sắc uống có tác dụng điều trị tiểu máu, tiểu buốt dắt do viêm tiết niệu do sỏi. Thân cây thái lát phơi khô rồi sao vàng hạ thổ dùng điều trị các bệnh lý về xương khớp, điều trị đau lưng mỏi gối, đau nhức các khớp.
Củ cây đinh lăng có giá trị cao, có tác dụng bồi bổ cơ thể phục hồi tốt cho người mới ốm dậy, tốt cho tiêu hóa, làm mát cho cơ thể. Các thầy thuốc Đông y quý củ đinh lăng lâu năm như sâm cao ly.
Củ rễ cây đinh lăng sao vàng hạ thổ tác dụng điều trị viêm đại tràng mạn tính.
Những người không nên uống lá đinh lăng
Từ chia sẻ về lá đinh lăng có tác dụng gì trên đây có thể thấy rất nhiều lợi ích từ loại dược liệu tự nhiên này đem lại. Tuy nhiên, khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào từ lá đinh lăng cũng cần chú ý:
- Trong lá đinh lăng có nhiều saponin nên nếu lạm dụng sử dụng quá nhiều rất dễ gặp phải một số tác dụng phụ chóng mặt, hoa mắt, khó chịu, mệt mỏi,... Vì thế, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà cân nhắc liều lượng sử dụng cho phù hợp, không được uống kéo dài.
- Trẻ em không nên uống nước lá đinh lăng mà chỉ nên dùng ngoài da vì hệ cơ quan của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, nếu lạm dụng uống nước lá đinh lăng có thể ảnh hưởng xấu tới tổng trạng cũng như hệ tim mạch.
- Tuy là dược liệu thiên nhiên ít độc nhưng khi dùng với liều lượng nhiều vẫn có nguy cơ bị ngộ độc, nhất là ở phổi, gan, dạ dày, tim, ruột,...
- Thai phụ trong 3 tháng đầu không nên uống lá đinh lăng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
Nhìn chung, lá đinh lăng là dược liệu tự nhiên nên khi đã biết lá đinh lăng có tác dụng gì và quyết định sử dụng thì cần phải kiên trì thực hiện đều đặn, không được nôn nóng vì tác dụng mà nó mang lại không thể nhanh như việc dùng thuốc Tây y. Tất cả bài thuốc từ lá đinh lăng đều cần có thời gian thẩm thấu và phát huy công dụng thì mới có hiệu quả.
Song song với việc dùng lá đinh lăng để hỗ trợ bảo vệ sức khỏe cũng cần có chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học. Sự kết hợp này sẽ giúp quá trình trị bệnh diễn ra suôn sẻ và tránh được nguy cơ bệnh diễn tiến nghiêm trọng.
Không thể chắc chắn được việc kết hợp giữa bài thuốc từ lá đinh lăng với loại thuốc mà bạn đang sử dụng với mục đích nào đó có gây ra tương tác thuốc hay không. Vì thế, trước khi dùng dược liệu này bạn cần tham vấn kỹ ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Mong rằng những thông tin trên đã giải đáp được băn khoăn những người không nên uống lá đinh lăng.
TIN LIÊN QUAN

Đánh thuế TTĐB với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều băn khoăn
17/03/2023, 06:43
Dược Danapha bị cưỡng chế gần 3,8 tỷ đồng
12/03/2023, 06:49
Bộ Y tế đình chỉ lưu hành Serum thâm X2 - Nhãn hàng Huyền Phi
04/03/2023, 06:31
Sợ sai!
03/03/2023, 05:59
Khi y tế tư nhân không xa rời trách nhiệm xã hội
28/02/2023, 10:28
Vinamilk và Bộ TNMT khởi động dự án trồng cây hướng đến Net Zero
28/02/2023, 10:22
Lương hưu, trợ cấp BHXH có tăng theo mức tăng lương cơ sở không?
24/02/2023, 06:36
Thuốc lá thế hệ mới ngày càng khó quản lý
03/02/2023, 06:07
6 cách phòng bệnh hô hấp mùa đông xuân
02/02/2023, 06:12
Tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động từ 1/3
30/01/2023, 05:24Bộ Y tế: Tăng cường phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023
Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023 và chủ động phát hiện sớm, ứng phó kịp thời dịch bệnh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán 2023
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 8/1/2023 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023.
Tiêm vaccine vẫn là biện pháp phòng COVID-19 quan trọng
Trước sự xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, Bộ Y tế ngày 6/1 nhấn mạnh, tiêm vaccine phòng COVID-19 là biện pháp quan trọng, chủ động phòng, chống dịch.
Hà Nội tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em
Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn về việc tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; UBND các quận, huyện, thị xã.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tính đến ngày 18/12
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tính đến ngày 18/12 như sau:
Hà Nội bắt giữ đường dây sản xuất buôn bán thực phẩm chức năng giả
Cụ thể, căn cứ các tài liệu điều tra, ngày 15/12, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đã khám xét, bắt giữ đường dây sản xuất buôn bán hàng giả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, do Hứa Sỹ Cường (SN 1996, HKTT: Xuân Trường, Nam Định) cầm đầu.
Phát hiện cơ sở kinh doanh tập kết 400kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện một hộ kinh doanh trên địa bàn đang tập kết hơn 400kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, bốc mùi hôi thối để chuẩn bị đưa ra thị trường.
Một trường hợp tử vong nghi do nhiễm virus dại sau khi bị chó cắn
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do nhiễm virus dại sau khi bị chó cắn là bệnh nhân N.T.Y., 48 tuổi, ngụ tại phường Tân Phong, TP. Biên Hòa.
Hà Nội ghi nhận 1.309 ca mắc sốt xuất huyết, có 2 ca tử vong trong tuần qua
Trong tuần qua, Hà Nội ghi nhận 1.309 ca mắc sốt xuất huyết, có 2 ca tử vong trong tuần qua. Tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội đã có 23 ca tử vong do sốt xuất huyết.