Thứ sáu, 22/11/2024, 06:14 AM
  • Click để copy

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo một không gian mạng an toàn

Tại phiên khai mạc Đại hội Internet thế giới, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo một không gian mạng an toàn, lành mạnh và bền vững.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo một không gian mạng an toàn, lành mạnh và bền vững - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, cần tăng cường hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo một không gian mạng an toàn, lành mạnh và bền vững - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Sáng 20/11, tại Ô Trấn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã dự và phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội Internet Thế giới – WIC 2024.

Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Đinh Tiết Tường chủ trì sự kiện này. Tham dự còn có lãnh đạo, trưởng đoàn các nước, các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp.

Năm nay đánh dấu 10 năm tổ chức Đại hội Internet thế giới. WIC 2024 có chủ đề "Tương lai số lấy con người làm gốc, trí tuệ thông minh hướng thiện – Cùng chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai không gian mạng", tập trung vào các vấn đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI).

Xây dựng một cộng đồng internet an toàn, trách nhiệm và cùng phát triển

Phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đánh giá cao chủ đề Đại hội năm nay, qua đó khẳng định: Chuyển đổi số phải lấy con người làm trung tâm, làm chủ thể, là động lực, là mục tiêu của sự phát triển bền vững.

Đồng thời, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia, tổ chức quốc tế gắn với xây dựng một cộng đồng internet an toàn, trách nhiệm và cùng phát triển.

"Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu của các quốc gia, hướng tới phát triển nhanh và bền vững; các công nghệ số như trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây... đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng", Phó Thủ tướng Lê Thành Long nêu rõ. Chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ, mang lại cho chúng ta nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức phải đối mặt.

Phó Thủ tướng chia sẻ, nhận thức rõ những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đó, thời gian qua, Việt Nam đã chủ động xây dựng và triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với 3 trụ cột là phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Môi trường pháp lý cho chuyển đổi số được quan tâm, hoàn thiện. Hạ tầng số phát triển mạnh, nhất là hệ thống trục viễn thông quốc gia, cáp quang biển, vệ tinh... Đào tạo kỹ năng số, phát triển đội ngũ nhân lực công nghệ số chất lượng cao được đẩy mạnh.

 Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội Internet Thế giới – WIC 2024 - Ảnh: VGP/Đức Tuân

 Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại lễ khai mạc Đại hội Internet Thế giới – WIC 2024 - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực như: Chỉ số Chính phủ điện tử Việt Nam năm 2024 xếp hạng 71/193 quốc gia, tăng 15 bậc so với năm 2022; Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 xếp hạng 44/133, tăng 2 bậc so với năm 2023.

Đặc biệt, thương mại điện tử có bước phát triển vượt bậc. Việt Nam là một trong 10 nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới; xã hội số được đẩy mạnh, cung cấp nhiều dịch vụ thiết yếu trên môi trường số... Việt Nam đã chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động 5G vào tháng 10/2024.

Bước vào giai đoạn phát triển mới, Việt Nam xác định một số nhiệm vụ chuyển đổi số trọng tâm, trong đó: Tập trung hoàn thiện thể chế; xây dựng cơ chế đặc thù cho chuyển đổi số, nhất là trong đầu tư, đấu thầu, quỹ đầu tư, phát triển dữ liệu... xây dựng các chính sách ưu đãi cho các tổ chức, doanh nghiệp.

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng số quốc gia; thúc đẩy xây dựng các trung tâm dữ liệu quốc gia quy mô lớn, trung tâm ứng phó sự cố và an ninh, an toàn quốc gia; phát triển và cung cấp các dịch vụ internet vệ tinh. Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phấn đấu đến năm 2030 có 50.000 kỹ sư bán dẫn.

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, hướng tới cá nhân hóa; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tập trung phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn; đẩy mạnh số hóa các ngành công nghiệp, gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế số với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; sớm hình thành, phát triển các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về công nghệ số.

Thúc đẩy mạnh mẽ phát triển các nền tảng số phục vụ cho người dân, doanh nghiệp; xây dựng văn hóa số lành mạnh gắn với giữ gìn văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc. Tăng cường an toàn thông tin, an ninh mạng; thúc đẩy phát triển các sản phẩm "Make in Viet Nam". Bảo đảm độc lập, chủ quyền, sự thịnh vượng quốc gia, tạo lập niềm tin trên không gian mạng.

 WIC 2024 có chủ đề 'Tương lai số lấy con người làm gốc, trí tuệ thông minh hướng thiện – Cùng chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai không gian mạng' - Ảnh: VGP/Đức Tuân

 WIC 2024 có chủ đề "Tương lai số lấy con người làm gốc, trí tuệ thông minh hướng thiện – Cùng chung tay xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai không gian mạng" - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Phát triển phải đi đôi với an toàn

Nhân sự kiện quan trọng hôm nay, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nêu một số đề xuất nội dung hợp tác trọng tâm. Đó là tăng cường hợp tác quốc tế nhằm kiến tạo một không gian mạng an toàn, lành mạnh và bền vững với quan điểm: Phát triển phải đi đôi với an toàn; bảo đảm tính bao trùm trong quá trình phát triển, không để ai bị bỏ lại phía sau; tuân thủ các quy tắc ứng xử quốc tế trên không gian mạng, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, đồng thời thúc đẩy hợp tác đa phương trong giải quyết các vấn đề an ninh mạng toàn cầu.

Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, hướng tới việc hình thành các công cụ sản xuất mới, kết hợp sức mạnh của con người và trí tuệ nhân tạo. Đồng thời, thúc đẩy xây dựng các bộ quy tắc và tiêu chuẩn chung về phát triển trí tuệ nhân tạo, bảo đảm luôn nằm trong tầm kiểm soát, phục vụ con người và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức.

Chủ động tham gia xây dựng các khuôn khổ pháp lý, tiêu chuẩn, nguyên tắc quốc tế mới về công nghệ; thúc đẩy triển khai các sáng kiến quốc tế, ưu tiên: Thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới, thu hẹp khoảng cách số giữa các nước; thiết lập một khuôn khổ pháp lý chung về dữ liệu, bảo đảm sự lưu thông, trao đổi dữ liệu giữa các quốc gia, đồng thời bảo vệ quyền riêng tư của cá nhân, an ninh dữ liệu ở cấp độ quốc gia và quốc tế.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long khẳng định, là nước láng giềng gần gũi, "núi liền núi, sông liền sông", cùng xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược", Việt Nam vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, trong đó có sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ, chuyển đổi số.

"Chúng tôi tin tưởng rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục phát huy vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, nhất là thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; cùng với sự hợp tác và nỗ lực chung của các quốc gia, nhất định chúng ta sẽ xây dựng được một tương lai số hòa bình, an toàn, thịnh vượng cho toàn nhân loại", Phó Thủ tướng bày tỏ.

Tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn

Tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn

26/02/2025 13:50

Xâm nhập mặn là một trong những hệ quả tiêu biểu của biến đổi khí hậu. Hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp, thủy sản, hạ tầng và đời sống sinh hoạt của người dân ở các khu vực ven biển và đồng bằng.

[INFOGRAPHIC] Chi tiết 3 cầu vượt sông Hồng sắp khởi công

[INFOGRAPHIC] Chi tiết 3 cầu vượt sông Hồng sắp khởi công

26/02/2025 13:46

Trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2030, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành ba cây cầu vượt sông Hồng, bao gồm cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và cầu Tứ Liên, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng yêu cầu trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước 27/02

Phó Thủ tướng yêu cầu trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước 27/02

26/02/2025 13:39

Bộ Công Thương phải hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII theo Luật Quy hoạch và trình Thủ tướng trước ngày 27/02/2025.

Vinamilk đồng hành cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Vinamilk đồng hành cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng

26/02/2025 11:26

Vinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.

Yagi và Trà Mi được loại khỏi danh sách đặt tên bão

Yagi và Trà Mi được loại khỏi danh sách đặt tên bão

25/02/2025 11:08

Do những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Yagi và Trà Mi, Hội đồng Ủy ban bão quốc tế đã thống nhất loại hai cái tên này ra khỏi danh sách đặt tên bão.

Xây dựng phương án giải quyết tổng thể vấn đề hạn mặn vùng ĐBSCL

Xây dựng phương án giải quyết tổng thể vấn đề hạn mặn vùng ĐBSCL

24/02/2025 10:06

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN&PTNT đã xây dựng Đề án Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, ngập lụt và nước sinh hoạt để giải quyết tổng thể cả 5 vấn đề của vùng ĐBSCL.

Cơ chế nhà nước đặt hàng giúp hình thành ra công ty 'kỳ lân' với các công nghệ đột phá

Cơ chế nhà nước đặt hàng giúp hình thành ra công ty 'kỳ lân' với các công nghệ đột phá

22/02/2025 18:59

Theo ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia, việc nhà nước đặt hàng mang lại sự ổn định cho các nhà đầu tư, giảm thiểu rủi ro và tạo động lực cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang cạnh tranh gay gắt, việc có một đối tác chiến lược như nhà nước sẽ giúp hình thành ra các "kỳ lân" với công nghệ đột phá phát triển và trưởng thành.

Chính thức công bố nguyên nhân sự cố khi đào hầm metro Nhổn - ga Hà Nội

Chính thức công bố nguyên nhân sự cố khi đào hầm metro Nhổn - ga Hà Nội

22/02/2025 18:49

Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã công bố nguyên nhân của việc bùn đất, phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong quá trình khoan hầm tuyến đường sắt đô thị, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

[Infographic] Cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

[Infographic] Cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

20/02/2025 14:58

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 19/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Xem thêm