Thứ sáu, 29/07/2022, 13:46 PM
  • Click để copy

Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia sẽ báo cáo Chính phủ trước ngày 10/11

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung, khẩn trương lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030 và báo cáo trước ngày 10/11/2022.

Lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 1 trong 8 nhiệm vụ 'nóng' trên cần phải thực hiện trong năm 2022.

Lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 1 trong 8 nhiệm vụ "nóng" trên cần phải thực hiện trong năm 2022.

Tại Công văn số 4739/VPCP-NN ngày 28/7/2022, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung, khẩn trương lập và trình Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đúng tiến độ đề ra. Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 10/11/2022.

Cụ thể, Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện 8 nhiệm vụ "nóng" trong năm 2022 gồm:

2 quy hoạch quốc gia: Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030.

6 quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021-2030: Quy hoạch tài nguyên nước; quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn; quy hoạch điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; quy hoạch bảo vệ môi trường; quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

Lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là 1 trong 8 nhiệm vụ "nóng" trên cần phải thực hiện trong năm 2022. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện lập quy hoạch còn chậm.

Được biết, với mục tiêu bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển bền vững, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia sẽ sắp xếp, định hướng phân bố không gian, sử dụng các thành phần môi trường và các yếu tố tài nguyên phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện thiên nhiên, kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ theo định hướng phát triển bền vững, bao gồm việc phân vùng quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải, quan trắc và cảnh báo môi trường.

Trong đó, với lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học sẽ quy hoạch khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học.

Trong quản lý chất thải, sẽ quy hoạch các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh.

Đối với quan trắc và cảnh báo môi trường, sẽ đưa vào quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường đất, nước, không khí quốc gia, liên tỉnh và tỉnh.

Trước đó, tại Hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học cho Dự thảo Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm hài hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Đây là quy hoạch môi trường mang tính tổng thể đầu tiên, được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý và xuất phát từ thực tiễn, thống nhất với các quy hoạch khác và định hướng phát triển của địa phương.

Ngoài ra, đây là quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia lần đầu tiên được xây dựng nên còn nhiều vấn đề cần bàn thảo kỹ lưỡng. Trong đó, phải làm rõ phương pháp tiếp cận theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Thực tế, Thiên tai và biến đổi khí hậu cũng đã trở thành tình trạng khẩn cấp của nhiều quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh đó ngành Tài nguyên và Môi trường đã sáng tạo, hiệu quả, linh hoạt với quyết tâm cao nhất để thực hiện 3 mục tiêu: phòng chống dịch hiệu quả; phát huy được các tiềm lực về tài nguyên đóng góp cho tăng trưởng, phục hồi phát triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ nhân dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn; đồng thời xây dựng nền tảng cho một thập kỷ phát triển bền vững dựa trên các hệ sinh thái.

Trên cơ sở đó, nhiều chủ trương lớn được tổng kết, đánh giá để hoàn thiện như: Nghị quyết số 19 về đất đai, Nghị quyết số 02 về khoáng sản, Tổng kết thi hành và sửa đổi Luật Đất đai năm 2013, Luật Tài nguyên nước với tiêu chí cao nhất về tính minh bạch trong tiếp cận thông tin, chia sẻ lợi ích từ nguồn lợi tài nguyên, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, trong đó việc tiết kiệm, hiệu quả, bền vững phải được ưu tiên cao nhất trong các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên.

Trong bối cảnh hiện nay, xu thế của thế giới hậu Covid-19 sẽ là tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên, chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo cùng với bảo vệ, khôi phục hệ sinh thái tự nhiên.

Trước xu thế đó, Việt Nam cần đặt môi trường, khí hậu ở vị trí ưu tiên cao nhất trong chương trình nghị sự, kế hoạch phát triển và thu hút đầu tư. Triển khai hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường, chặn đà và từng bước đảo ngược xu thế suy thoái về môi trường, các hệ sinh thái; phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh dựa vào sự cân bằng và khả năng cung ứng của hệ sinh thái. Thu hút nguồn lực xã hội trong xử lý chất thải, rác thải theo mô hình đốt rác, phát điện, tái chế thay cho chôn lấp.

Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, Phục hồi xanh sau đại dịch Covid-19, mục tiêu trung hòa carbon, chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo cùng với bảo vệ, khôi phục hệ sinh thái tự nhiên đã trở thành xu thế tất yếu của thời đại.

Thực tế đó đòi hỏi phải tạo ra những thay đổi cơ bản trong tư duy và hành động, nắm bắt xu thế của thời đại, phải trở thành những người tiên phong đổi mới đột phá về thể chế, thực hiện các cam kết quốc tế về môi trường và khí hậu.

Nghệ An: Nhiều xã miền núi xuất hiện băng giá, nhiệt độ dưới 0 độ C

Nghệ An: Nhiều xã miền núi xuất hiện băng giá, nhiệt độ dưới 0 độ C

14/01/2025 14:10

Trong đêm 12, rạng sáng 13/1, nền nhiệt ở nhiều khu vực miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An xuống thấp dưới 10 độ C, cá biệt có nơi chạm ngưỡng -2 độ C khiến nhiều bản làng xuất hiện băng giá bao phủ.

Hà Nội chốt phương án hồi sinh sông Tô Lịch

Hà Nội chốt phương án hồi sinh sông Tô Lịch

10/01/2025 14:05

Chủ tịch Hà Nội thống nhất phương án tuyến ống dẫn nước qua đê, đi dọc đường Võ Chí Công đưa nước vào đầu sông Tô Lịch tại cống trên đường Hoàng Quốc Việt.

Hà Nội dự kiến đầu tư 550 tỷ làm dự án hồi sinh sông Tô Lịch

Hà Nội dự kiến đầu tư 550 tỷ làm dự án hồi sinh sông Tô Lịch

09/01/2025 06:18

Hà Nội đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch để hồi sinh dòng sông này, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 550 tỷ đồng.

Việt Nam SuperPortTM cùng các đối tác chiến lược hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt

Việt Nam SuperPortTM cùng các đối tác chiến lược hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt

08/01/2025 15:55

Việt Nam SuperPort TM đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông Vận tải (thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam) và Công ty TNHH Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc 16 Việt Nam (thuộc Tập đoàn Xây dựng công trình đường sắt Trung Quốc) phát triển hạ tầng logistics đường sắt. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành logistics và nâng cao quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực.

Miền Bắc lại chuẩn bị đón thêm đợt không khí lạnh

Miền Bắc lại chuẩn bị đón thêm đợt không khí lạnh

08/01/2025 10:45

Những ngày qua, miền Bắc duy trì hình thái rét khô. Trời rét về đêm và sáng, ban ngày trở nắng hanh khiến nền nhiệt tăng nhanh. Dự báo vài ngày tới không khí lạnh mạnh tràn về.

Thủ tướng gửi thư chúc mừng đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024

Thủ tướng gửi thư chúc mừng đội tuyển Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024

06/01/2025 12:59

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư khen gửi Đội tuyển bóng đá Quốc gia Việt Nam sau khi đội giành chức vô địch ASEAN Mitsubishi Electric Cup™ 2024.

Hôm nay (3/1) Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới

Hôm nay (3/1) Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới

03/01/2025 10:43

Hệ thống quan trắc không khí IQAir cho thấy, sáng 3/1/2025, Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới với chỉ số chất lượng không khí AQI ở mức 305.

Tăng cường xe dự phòng, chuyến bay dịp cao điểm Tết

Tăng cường xe dự phòng, chuyến bay dịp cao điểm Tết

27/12/2024 11:40

Tại TPHCM và Hà Nội, dự báo lượng khách đi lại sẽ tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội xuân Ất Tỵ. Các đơn vị vận tải đã lên kế hoạch phục vụ đi lại của người dân.

Sân Pikleball Hoa Phượng xây dựng trái phép trên đất công viên cây xanh

Sân Pikleball Hoa Phượng xây dựng trái phép trên đất công viên cây xanh

25/12/2024 21:02

Hàng nghìn mét vuông đất công viên cây xanh tại Khu biệt thự Hoa Phượng (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) bị chiếm dụng để xây dựng sân Pikleball kinh doanh trái phép. Mặc dù hoạt động xây dựng, kinh doanh đã diễn ra công khai nhiều tháng nay nhưng trả lời báo chí, Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh vẫn nói rằng “đang phối hợp với Đội thanh tra xây dựng để tiến hành kiểm tra”. Điều bất ngờ là trong thời gian lãnh đạo xã nói đang kiểm tra thì tại đây thêm một sân Pikleball mới tiếp tục được thi công xây dựng rầm rộ.

Xem thêm