Thứ năm, 06/06/2024, 14:48 PM
  • Click để copy

Quy hoạch tạo sức bật cho phát triển du lịch làng nghề Hà Nội

Làng nghề tại Hà Nội đã và đang góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động tại các địa phương. Làng nghề còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử phong phú...

Một trong những nội dung được Bộ Chính trị lưu ý đối với hai đồ án quy hoạch lớn của Hà Nội tại Kết luận số 80-KL/TW, đó là xây dựng các làng nghề thành không gian văn hóa phục vụ phát triển du lịch sinh thái, du lịch làng nghề; phát triển mô hình du lịch nông thôn, du lịch nông nghiệp. Đây có thể coi là định hướng quan trọng, kỳ vọng để vùng nông thôn có nghề tạo sức bật, trở thành điểm nhấn xanh của Thủ đô.

Góp phần lớn cho phát triển kinh tế nông thôn

Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất trong cả nước, với 1.350 làng nghề và làng có nghề với 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước.

Khách du lịch trải nghiệm làm sản phẩm tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Ảnh: Hải Linh

Khách du lịch trải nghiệm làm sản phẩm tại làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Ảnh: Hải Linh

Tính đến hết năm 2022, Hà Nội có 318 làng nghề và làng nghề truyền thống tiêu biểu được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã, trong đó có 48 làng được công nhận danh hiệu làng nghề truyền thống, 270 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề.

Tổng doanh thu hàng năm từ các làng nghề trên địa bàn Hà Nội ước đạt bình quân trên 20.000 tỷ đồng. Kinh tế làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm. Phần lớn các làng nghề nằm ở trục phát triển phía Tây của Thủ đô, chủ yếu tập trung nhiều ở tỉnh Hà Tây trước đây.

Làng nghề đã và đang góp phần phát triển kinh tế nông thôn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho lao động tại các địa phương. Làng nghề còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa, lịch sử phong phú.

Trong đó nổi bật nhất là các giá trị về văn hóa truyền thống và các di sản văn hóa khác như: công trình kiến trúc đình, chùa, cảnh quan, văn hóa ẩm thực, nghệ thuật biểu diễn, lễ hội... Văn hóa làng nghề, làng nghề truyền thống cùng với di sản truyền thống là những tài nguyên vô giá để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

Điển hình như tại huyện Thường Tín, Phó Chủ tịch UBND huyện Bùi Công Thản cho hay, huyện có 126 làng nghề, trong đó có 48 làng nghề được Thành phố công nhận là làng nghề truyền thống.

Hiện, huyện có 4 làng nghề được UBND Thành phố công nhận điểm du lịch, gồm: điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân, điểm du lịch làng nghề sơn mài Hạ Thái, điểm du lịch làng nghề sừng Thụy Ứng và điểm du lịch làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm.

Những năm qua, nhờ phát triển du lịch gắn với làng nghề, nguồn thu làng nghề tăng mạnh. Ngoài nguồn thu từ sản phẩm, các dịch vụ du lịch cũng đang tạo nguồn kinh tế lớn cho các làng nghề.

Với tiềm năng trở thành nguồn lực cho phát triển, nhiều chuyên gia cho rằng, việc định hướng phát triển không gian kiến trúc cảnh quan làng nghề truyền thống nhằm phục vụ du lịch là nhiệm vụ cần thiết, Thành phố cần tập trung làm rõ trong các đồ án Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, đúng như lưu ý tại Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị. Việc này cũng là để phát triển hệ thống các làng nghề truyền thống - du lịch có trọng tâm, đảm bảo liên kết giữa các làng nghề, sử dụng hiệu quả tài nguyên.

Loại bỏ bất cập, phát huy hết tiềm năng

Có thể khẳng định, tiềm năng phát triển kinh tế du lịch của các làng nghề của Hà Nội là rất lớn. Những năm qua, nhiều làng nghề trên địa bàn TP đã tận dụng lợi thế sẵn có để khai thác tiềm năng du lịch trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Có thể thấy như làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm), làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông), làng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm),... đã và đang thành công trong việc phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh văn hóa làng nghề đến với du khách trong và ngoài nước.

Dù đã có những chuyển biến đáng kể, tuy nhiên hiện vẫn còn tồn tại những bất cập của làng nghề trong quá trình xây dựng và phát triển phục vụ hoạt động du lịch như: không gian công cộng, không gian nhà ở, không gian mặt nước,... chưa được quan tâm khai thác phục vụ du lịch.

Không gian đón tiếp, ăn uống, lưu trú, để xe,... chưa đáp ứng được nhu cầu khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm; không gian chế biến, sản xuất hàng hóa, các sản phẩm làng nghề chưa được quan tâm; dịch vụ kinh doanh sản xuất, tiếp thị sản phẩm nhỏ lẻ, tự phát, chưa đồng bộ; thiếu tính hệ thống phục vụ du lịch, kết nối giữa các làng nghề truyền thống trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng và giữa các làng nghề nói chung. Đặc biệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường chưa được quan tâm phát triển đồng bộ nên kém hấp dẫn.

TS. Nguyễn Thị Phương Anh (Trường Đại học Mở Hà Nội) đánh giá, thực tế cho thấy việc đầu tư khai thác phát triển làng nghề gắn với du lịch còn nhiều hạn chế, manh mún, mang nhiều tính tự phát.

Đặc biệt là các giá trị về văn hóa truyền thống và không gian văn hóa, cảnh quan làng nghề chưa được khai thác kết hợp và phát huy trong hoạt động du lịch. Vì vậy, phát triển du lịch làng nghề cần có cách tiếp cận mới trong việc quy hoạch, xây dựng mô hình phát triển để vừa bảo đảm tính bền vững, vừa bảo tồn, phát huy được những giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống.

“Trong quy hoạch xây dựng, tổ chức không gian làng nghề cần đặc biệt chú trọng quan tâm khai thác, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa và không gian văn hóa làng nghề. Và để thực hiện quy hoạch làng nghề truyền thống phục vụ du lịch hiệu quả, cần có định hướng, chủ trương, nguồn vốn của Nhà nước; cần có sự quan tâm vào cuộc của các bên liên quan như các cấp chính quyền, ban ngành địa phương, các tổ chức doanh nghiệp, nhà chuyên môn, cộng đồng dân cư”, TS. Nguyễn Thị Phương Anh nhấn mạnh.

Bên cạnh việc quy hoạch, tạo lập các không gian, kiến trúc cảnh quan, để đẩy mạnh thu hút khách du lịch, PGS.TS Bùi Thị An - Viện trưởng Viện Tài nguyên, môi trường và Phát triển cộng đồng cho rằng, bảo vệ môi trường làng nghề cũng là bài toán cần sớm phải giải quyết. Trong đó, sớm có giải pháp quy hoạch, tập trung rác thải, phế liệu lại để xử lý; đồng thời, tăng cường tuyên truyền người dân để tự bảo vệ mình.

“Hiện nay, cơ chế chính sách phát triển làng nghề gắn với bảo môi trường là chưa đủ. Bên cạnh đó, nguồn lực của Nhà nước dành cho vấn đề này chưa bảo đảm. Do đó, cần phải xã hội hóa nguồn lực giúp các làng nghề hạn chế ô nhiễm. Tuy nhiên, chúng ta lưu ý để hài hoà lợi ích, tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực. Trong đó, phải có các đầu tư nguồn lực, có các giải pháp công nghệ để thu gom, xử lý rác thải, nước thải tại các làng nghề nhằm hạn chế ô nhiễm”, PGS.TS Bùi Thị An nêu quan điểm.

Ngày 4/3/2022, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 73/KH-UBND về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2022-2025.

Một trong những mục tiêu tổng quát là: Phát triển và đa dạng hóa kinh tế nông thôn thông qua phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn với loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề gắn với nông - lâm - ngư nghiệp có tiềm năng, lợi thế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, góp phần thực hiện hai mục tiêu chính trị quan trọng là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới bền vững.

Tôm Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá kỷ lục

Tôm Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá kỷ lục

09/06/2025 14:25

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) áp thuế chống bán phá giá mặt hàng tôm xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp Việt, ở mức 35%, cao nhất từ trước tới nay.

Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu vượt 182.000 tỷ đồng

Thu ngân sách từ xuất nhập khẩu vượt 182.000 tỷ đồng

06/06/2025 14:33

Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025 giúp ngân sách Nhà nước thu về hơn 182.000 tỷ đồng, đạt hơn 44% kế hoạch cả năm.

Lãi suất ngân hàng hôm nay 6/6: Nơi tăng, nơi giảm

Lãi suất ngân hàng hôm nay 6/6: Nơi tăng, nơi giảm

06/06/2025 14:32

Cập nhật lãi suất ngân hàng ngày 6/6/2025: Một số ngân hàng điều chỉnh tăng nhẹ, nhiều nơi vẫn giữ nguyên hoặc giảm.

Giá tiêu dùng tăng đều, xuất nhập khẩu và đầu tư khởi sắc

Giá tiêu dùng tăng đều, xuất nhập khẩu và đầu tư khởi sắc

06/06/2025 14:21

Chỉ số CPI bình quân 5 tháng tăng 3,21%, trong khi xuất nhập khẩu, đầu tư công và FDI đồng loạt tăng mạnh, cho thấy tín hiệu phục hồi tích cực.

Legend Residence - nơi an cư định hình phong cách sống của giới tinh hoa Hải Phòng

Legend Residence - nơi an cư định hình phong cách sống của giới tinh hoa Hải Phòng

05/06/2025 12:11

Tọa lạc giữa lòng phố cổ Hải Phòng - nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, lịch sử song hành với nhịp sống đô thị sôi động, Legend Residence xuất hiện như một dấu ấn kiến trúc mới, định vị lại phong cách sống của tầng lớp tinh hoa thành phố cảng thông qua bộ sưu tập giới hạn The Emerald.

Ngân hàng đẩy mạnh ưu đãi vay mua nhà

Ngân hàng đẩy mạnh ưu đãi vay mua nhà

05/06/2025 12:09

Các ngân hàng đồng loạt tung ra loạt gói vay ưu đãi, đẩy lãi suất vay mua nhà xuống mức thấp kỷ lục từ trước đến nay, chỉ từ 2,75%/năm, kèm điều kiện vay linh hoạt.

BSR ra mắt và xuất bán lô sản phẩm mới Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF)

BSR ra mắt và xuất bán lô sản phẩm mới Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF)

05/06/2025 07:50

Ngày 4/6/2025, Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tổ chức lễ ra mắt và xuất bán thành công lô sản phẩm thương mại đầu tiên của Nhiên liệu hàng không bền vững (SAF - Sustainable Aviation Fuel). Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước tiến mới của BSR trong hành trình nghiên cứu, phát triển các sản phẩm năng lượng xanh và bền vững.

Mộc Châu vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Mộc Châu vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

03/06/2025 15:05

Phát huy lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, nông dân thị xã Mộc Châu từng bước thay đổi tư duy sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ. Từ đó, hình thành vùng sản xuất tập trung, liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác.

Giá lúa gạo hôm nay 3/6: Thị trường ổn định, giao dịch chậm

Giá lúa gạo hôm nay 3/6: Thị trường ổn định, giao dịch chậm

03/06/2025 11:16

Thị trường lúa gạo trong nước ghi nhận mức giá ổn định trong ngày 3/6, giao dịch chậm do nguồn cung giới hạn và thị trường xuất khẩu đang chờ tín hiệu mới.

Xem thêm