Savills: Khó khăn pháp lý kéo dài có thể khiến giá bán bất động sản ở mức cao kéo dài
Theo đánh giá của ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam, vấn đề pháp lý là nguyên nhân lớn nhất khiến thị trường bất động sản Việt Nam mất đi sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Những tín hiệu tích cực và đáng kỳ vọng
Giữa tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” với sự tham dự của lãnh đạo các Bộ Xây dựng, Kế hoạch & Đầu tư, Tài nguyên & Môi trường, Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn trong nước.
Cùng với đó, trong thời gian gần đây, Chính phủ cũng đưa ra nhiều chỉ đạo nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn đến thị trường bất động sản hiện nay, từ đó có những giải pháp nhằm thúc đẩy thị trường tiếp tục phát triển bền vững và lành mạnh. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ đối với ngành bất động sản và xem đây là một trong những ngành kinh tế đặc biệt quan trọng.
Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam, đây là một trong những tín hiệu tích cực và đáng kỳ vọng cho các doanh nghiệp bất động sản trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Vị chuyên gia cho biết gần đây UBND TP.HCM cũng đã chủ trì nhiều cuộc họp với các sở để tìm ra những khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đền bù, giải tỏa, phê duyệt quy hoạch và kỹ thuật phòng cháy chữa cháy…
“Vấn đề lớn của chúng ta là hành lang pháp lý chồng chéo các luật lẫn nhau. Nếu vấn đề này không thể được giải quyết bằng luật hiện hành, chúng ta phải trình Quốc hội thông qua các luật mới, tuy nhiên điều này sẽ mất rất nhiều thời gian”, ông đánh giá.
Bên cạnh đó, ông Khương cũng nhấn mạnh để giải quyết các vấn đề liên quan đến đền bù, giải tỏa, phê duyệt quy hoạch và kỹ thuật phòng cháy chữa cháy,... cần có một cái nhìn tổng quan hơn và hướng giải quyết mang tính tổng thể. Nếu cần thay đổi luật, cần trình Quốc hội thông qua và có sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch UBND các tỉnh thành để quyết định trong trường hợp cần thiết.
Gỡ nút thắt pháp lý để khơi thông dòng vốn
Theo ông Sử Ngọc Khương, từ góc độ quản lý Nhà nước, chúng ta cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và tạo hành lang pháp lý để dự án có thể thực hiện nhanh chóng. Việc này sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và tăng lợi ích cho người tiêu dùng.
Nhìn ở góc độ chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài tại thị trường bất động sản Việt Nam, ông Khương cho biết các doanh nghiệp nước ngoài mới tham gia thị trường chỉ được thực hiện dự án sau khi đóng tiền sử dụng đất và có giấy phép xây dựng. Do đó, với những doanh nghiệp này, thủ tục pháp lý là điều quan trọng nhất để xem xét trước khi đầu tư.
“Việc thực hiện đầu tư quá lâu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và giá bán cao sẽ không phù hợp với đại bộ phận người dân. Tình trạng này làm giảm nguồn cung trên thị trường và đặc biệt là trong lĩnh vực nhà ở, khi nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp và nhà ở thương mại luôn được đặt ra hàng đầu đối với các thành phố lớn. Các đô thị lớn trong khu vực như Bangkok, Jakarta, Singapore… đều đang phải đối mặt với vấn đề này và chúng ta cũng không nằm ngoài trường hợp này”, ông Khương cho biết.
Ông Sử Ngọc Khương cho rằng vấn đề pháp lý là nguyên nhân lớn nhất làm giảm sức hút của thị trường bất động sản Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
“Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng và giảm lãi suất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề pháp lý vẫn là gốc rễ của vấn đề này và làm mất đi sự cạnh tranh trong việc thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào thị trường” , Giám đốc Cấp cao Bộ phận Tư vấn Đầu tư Savills Việt Nam nói thêm.
Ông cho rằng, để trở thành điểm thu hút đầu tư lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, cần thu hút nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. Điều này liên quan đến các phân khúc chủ đạo như nhà ở, bán lẻ, văn phòng, bất động sản công nghiệp... và cần phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp để đầu tư vào các sản phẩm này.
“Bên cạnh nguồn lực của nhân dân và Chính phủ, lực đỡ từ nguồn thu FDI cũng rất lớn để giúp cho nền kinh tế của nước ta phát triển. Với tốc độ phát triển GDP năm 2022 là 8,02% và GDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 4.110 USD, chúng ta cần phải tiếp tục thu hút nguồn đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế”, vị chuyên gia khuyến nghị.
Cảnh báo nguy cơ mưa và bão lũ dồn dập, khốc liệt trong cuối năm nay
18/09/2024, 11:28Dự báo về gió mạnh, sóng lớn và mưa giông trên biển Đông
17/09/2024, 10:09Những kịch bản về đường đi của cơn bão mới
17/09/2024, 09:58Tổng hội XDVN về với đồng bào bị lũ lụt ở Phú Thọ
17/09/2024, 07:10Biển Đông chuẩn bị đón áp thấp, khả năng mạnh lên thành bão
16/09/2024, 14:59Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại Quảng Ngãi
16/09/2024, 10:28Hà Nội khẩn trương khắc phục hậu quả bão, đảm bảo vệ sinh môi trường
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành công văn số 3033/UBND-TNMT về việc xử lý, khắc phục và đảm bảo công tác thu gom vận chuyển vận hành các Khu xử lý chất thải tập trung của thành phố sau cơn bão số 3.
Hà Nội: Đấu giá sinh vật cảnh ủng hộ đồng bào bị bão lũ
Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 vào ngày 14/9 tới, Ban Tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Nghệ An: Mưa lớn gây sạt lở, chia cắt nhiều tuyến đường miền núi
Ngày 11/9, do mưa lớn nhiều ngày nên hiện có nhiều tuyến đường tại các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong (Nghệ An) đang bị chia cắt do sạt lở núi.
Bão số 3 và mưa lũ đã khiến 325 người chết, mất tích
Tính đến 7h ngày 12/9/2024, đã có tới 325 người chết, mất tích (197 người chết, 128 người mất tích) do bão số 3 và mưa lũ.
Trung Quốc xả lũ 250 m3/s, lưu lượng nhỏ không gây ảnh hưởng nhiều tới lũ hạ du Việt Nam
Từ 14h chiều 11/9, phía Trung Quốc xả lũ thủy điện phía thượng nguồn sông Lô với lưu lượng 250 m3/s, không gây tác động nhiều tới hạ nguồn Việt Nam.
Hưng Yên và Hải Dương phát lệnh báo động lũ lụt mức độ 3
Ngày 11/9, tỉnh Hưng Yên và Hải Dương liên tiếp phát lệnh báo động lũ lụt mức độ 3 trên nhiều hệ thống sông chảy qua địa bàn.
Phú Thọ: Tập trung chỉ đạo khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu và ứng phó với mưa lũ trên địa bàn
Ngày 9/9/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ có Văn bản số 3701/UBND-CNXD về việc tập trung chỉ đạo khắc phục sự cố sập, trôi nhịp cầu Phong Châu và ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
Lũ sông Cầu - Thái Nguyên đạt đỉnh lũ lịch sử
Mực nước lũ trên sông Cầu tại trạm thủy văn Gia Bẩy lũ đã đạt mức 2881 cm, cao hơn 181 cm so với báo động cấp 3.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bão số 3
Tạp chí Kinh tế Môi trường trân trọng giới thiệu nội dung Thư thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).