Số ca mắc cúm gia tăng, chưa ghi nhận virus thay đổi về độc lực
Một số bệnh viện lớn phía Bắc ghi nhận gia tăng ca mắc cúm mùa, trong đó có ca nặng, phải thở ECMO. Bộ Y tế cho biết, các ca mắc cúm hiện tại không thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, tuy nhiên, người dân không nên chủ quan.

Các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B.
Lý do số ca mắc cúm gia tăng
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm, không có ca tử vong. Số ca mắc giảm 97,4% so với cùng kỳ năm 2024 (34.442).
Đặc biệt, các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B.
Tại một số bệnh viện lớn ở Hà Nội như: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị 8 bệnh nhân nhiễm cúm, trong đó có một số trường hợp mắc cúm A, có bệnh nhân phải can thiệp ECMO, bệnh nhân mắc bệnh cúm trên nền bệnh lý khác.
Bệnh viện Nhi Trung ương cũng ghi nhận một số ca mắc cúm nặng. Cũng trong những tháng đầu năm 2025, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ghi nhận số ca mắc cúm mùa tăng nhanh. Trung bình mỗi tuần, phòng khám khoa Bệnh Nhiệt đới và can thiệp giảm hại của Bệnh viện này tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhân mắc cúm A (được khẳng định bằng xét nghiệm) tới khám. Số lượng bệnh nhân mắc cúm trong tháng 1/2025 cao gấp 6 lần so với tháng 12/2024.
Theo các chuyên gia y tế, thời điểm hiện nay đang trong giai đoạn mùa đông xuân, là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển, dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc các bệnh như cúm mùa, sởi, sốt phát ban...
Đặc biệt, số ca mắc bệnh cúm gia tại những bệnh viện lớn có khả năng liên quan tới việc di chuyển nhiều cũng như thay đổi điều kiện sinh hoạt trong giai đoạn Tết vừa qua của người dân.
TS.BS Vũ Quốc Đạt, Phó Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới và can thiệp giảm hại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, dịp Tết vừa rồi, mọi người từ khắp nơi trên đất nước cùng quay trở về nhà, cùng tụ họp, cùng sống trong một môi trường kín, nên có khả năng lây lan cúm giữa các thành viên trong gia đình.
Sau dịp Tết, khi quay trở lại công việc, mọi người di tản tới các địa điểm khác nhau tại nhiều địa phương và dịch cúm có "cơ hội" lây truyền ở môi trường làm việc và gia tăng số ca mắc trong cộng đồng.
Trước đó, cả năm 2024, cả nước ghi nhận 289.214 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong. Số mắc giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2023 (353.108), số tử vong tăng 5 trường hợp. Năm 2024, ghi nhận 4 ca tử vong do cúm A(H1N1) tại Bình Định, đây là các trường hợp có bệnh nền mãn tính nặng, không ghi nhận biến thể của virus. Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc bệnh cúm cao: Thanh Hóa (46.600 trường hợp), Thái Bình (26.345), Nghệ An (17.949), Hà Tĩnh (14.073), Sơn La (10.162).

Một bệnh nhân cúm điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
Lưu ý bệnh cúm có thể gây biến chứng hoặc tử vong ở người nguy cơ cao
ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, những người có bệnh nền, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm. Bệnh cúm có thể trở nên nguy hiểm, dẫn đến tổn thương phổi lan tỏa, bội nhiễm vi khuẩn, viêm cơ tim, suy đa tạng, thậm chí tử vong. Nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹ và không đi khám sớm.
"Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch suy giảm, cúm có thể gây các biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương cơ thể ở mức độ nghiêm trọng. Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân mới nhập viện thì đã ở trong tình trạng suy đa cơ quan, tiên lượng điều trị rất khó khăn. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh cúm sớm là vô cùng quan trọng", ThS.BS Phạm Văn Phúc cho biết thêm.
BS Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cũng cho biết, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền rất cao, khiến cộng đồng thường ghi nhận chùm ca hoặc vụ dịch với hàng chục ca mắc. Bệnh do virus cúm (Influenza virus) thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, với hai nhóm phổ biến gồm A (chiếm khoảng 75% ca bệnh) và B (chiếm khoảng 25%).
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê, mỗi năm có khoảng một tỷ ca mắc cúm mùa, trong đó 3-5 triệu ca nặng, 290.000 đến 650.000 ca tử vong. Tại một số quốc gia, bệnh cúm thường xuất hiện vào mùa lạnh. Như Nhật Bản ghi nhận số nhiễm cúm tăng vào quý IV hàng năm, trong đó cuối năm 2024 và đầu năm 2025 ghi nhận số nhiễm cao kỷ lục. Ở Việt Nam, bệnh cúm xuất hiện quanh năm.

Tiêm vaccine cúm là biện pháp hiệu quả phòng bệnh, đặc biệt ở nhóm người có bệnh mạn tính, người cao tuổi - Ảnh: VGP/HM
Virus cúm "ưa" nhiệt độ lạnh, môi trường ẩm thấp
Cũng theo BS Bạch Thị Chính, mầm bệnh có thể tồn tại hàng giờ ở bên ngoài môi trường, đặc biệt ở nhiệt độ lạnh, môi trường ẩm thấp. Từ 0 đến 4 độ C, virus có thể sống trong vòng vài tuần. Ở âm 20 độ C và đông khô, virus sống đến vài năm.
Thông thường, cúm thường diễn biến với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho và phục hồi trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nặng và gây tử vong khi virus xâm lấn các cơ quan, gây viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết.
BS Chính giải thích, bệnh nhân có thể mắc viêm phổi do virus cúm hoặc kèm theo bội nhiễm virus, vi khuẩn khác như phế cầu hoặc tụ cầu vàng. Ví dụ, người bệnh vừa bội nhiễm virus cúm và phế cầu khuẩn, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên gấp 8 lần.
Khi trở nặng, người bệnh xuất hiện cơn khó thở, thở nhanh, mệt lả, tím tái môi, lơ mơ. Nhóm nguy cơ cao đối diện nguy cơ tăng nặng bệnh nền, tổn thương đa cơ quan, suy cơ tim, suy hô hấp dẫn tới tử vong.
Virus cúm cũng có thể tác động lên các cơ quan khác như xương, tim, hệ thống thần kinh. Thư viện Y khoa Mỹ trích dẫn một nghiên cứu cho thấy, một nửa số bệnh nhân cúm ở người lớn không có bệnh tim có kết quả điện tâm đồ bất thường khi nhập viện.
Tiêm vaccine phòng bệnh, không nên tự ý làm xét nghiệm tại nhà
Để chủ động phòng chống cúm mùa, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; tiêm vaccine phòng bệnh.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi), không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết, thực hiện lối sống lành mạnh, ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Cùng chủ đề
Khuyến cáo của Bộ Y tế về việc phòng bệnh cúm mùa
Đà Nẵng: Xử lý nghiêm việc đầu cơ, nâng giá thuốc điều trị cúm A để trục lợi
Hà Nội yêu cầu bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị cúm mùa
Covid-19 khác gì cúm mùa? Cách xác định Covid-19
Không khí ô nhiễm, cúm mùa khiến bệnh nhi nhập viện tăng hàng trăm ca mỗi ngày

Số ca mắc cúm gia tăng, chưa ghi nhận virus thay đổi về độc lực
08/02/2025, 21:18
Hôm nay (ngày 6/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 5 thế giới
06/02/2025, 12:04
Hôm nay (ngày 5/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức không lành mạnh
05/02/2025, 15:39
Hơn 10.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong 6 ngày nghỉ Tết
31/01/2025, 11:08
Hàng ngàn du khách chọn Hoàng cung Huế du xuân ngày đầu năm mới
31/01/2025, 11:02
Chi tiết dự báo thời tiết dịp Tết Nguyên đán
26/01/2025, 18:06
Hôm nay 21/1 Hà Nội không khí ô nhiễm ở mức rất xấu
21/01/2025, 11:51
Hôm nay (20/1) Hà Nội lại vào Top thành phố ô nhiễm không khí
20/01/2025, 09:17Hôm nay (ngày 13/1) chỉ số ô nhiễm không khí Hà Nội ở mức xấu
Trang IQAir cho biết, sáng 13/01 chỉ số ô nhiễm không khí tại khu vực huyện Hoài Đức của Hà Nội AQI ở mức từ 190- mức xấu, ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Hôm nay (8/1) ô nhiễm không khí mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe
Trang IQAir cho biết, sáng 8/1 chỉ số ô nhiễm không khí tại khu vực quận Long Biên cao nhất là 230 AQI- mức rất xấu, ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Hôm nay (ngày 6/1) Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất trong cả nước
Tại Hà Nội, có 2 trạm đo ở quận Tây Hồ ghi nhận chỉ số AQI màu nâu 'nguy hiểm' lần lượt ở mức 344 và 318. Hà Nội hôm nay cũng là thành phố ô nhiễm nhất trong cả nước.
Đề xuất thí điểm phương án phun sương để giảm ô nhiễm bụi mịn
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đề xuất sử dụng “pháo xa sương mù” làm giảm ô nhiễm không khí một cách hiệu quả, làm giảm bớt khói bụi.
UBND quận 1 yêu cầu tháo dỡ bảng hiệu xây dựng trái phép tại phòng khám Drip Hydration
Cơ quan chức năng xác định, bảng hiệu quảng cáo khổ lớn trước Phòng khám đa khoa Drip Hydration tại 24 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM không có giấy phép xây dựng, nội dung quảng cáo chưa được chấp thuận. UBND Quận 1 đã ban hành quyết định xử phạt và buộc phòng khám tháo dỡ bảng quảng cáo.
Người thu gom có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại
Người thu gom có thể từ chối tiếp nhận chất thải không phân loại, không sử dụng bao bì, thùng chứa theo quy định của chính quyền địa phương hoặc giao chất thải không đúng chủng loại theo lịch trình đã công bố.
Bắc Bộ chuẩn bị đón đợt rét mới
Khoảng chiều và đêm 11/12, Bắc Bộ sẽ chịu tác động của một đợt gió mùa Đông Bắc, sau đó từ ngày 12-14/12, không khí lạnh sẽ tăng cường.
Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc có nơi rét dưới 10 độ
Một đợt gió mùa Đông Bắc tràn xuống miền Bắc khiến thời tiết chuyển mưa, trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 15-18 độ C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ, vùng núi 12-14 độ, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ.
Khí metan đang rò rỉ với tốc độ khủng khiếp khắp nơi trên hành tinh
Cùng với carbon, cắt giảm ô nhiễm khí metan là cách nhanh nhất để ngăn Trái đất nóng lên, chống biến đổi khí hậu và hướng tới một hành tinh xanh cho thế hệ mai sau.