Tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm
Ngày 24/10, Bộ Y tế đã gửi Công văn khẩn số 5995/BYT-DP đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm.
Công văn 5995/BYT-DP nêu rõ, theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, ngày 17/10/2022 ghi nhận bệnh nhi nữ 05 tuổi, trú tại xã Đông Thanh, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ dương tính với cúm A(H5). Đây là ca bệnh cúm A(H5) trên người mới nhất tại Việt Nam kể từ tháng 2/2014.
Theo thông tin từ Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương. Thời gian tới là dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, vì vậy tổng đàn gia cầm và hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm có thể gia tăng. Bên cạnh đó, thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển. Vì vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.

(Ảnh minh họa)
Để chủ động phòng chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người, Bộ Y tế đề nghị Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:
1. Tăng cường giám sát để phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút; điều tra các trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm; xử lý sớm triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời
2. Cơ quan y tế, cơ quan thú y và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát dịch cúm trên gia cầm, trên người để kịp thời xử lý triệt để ổ dịch.
3. Tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao.
4. Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.
5. Thực hiện việc phối hợp trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định của Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT; Báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Cục Y tế dự phòng, điện thoại: 04.38456255, fax: 0437366241, email: [email protected].
TIN LIÊN QUAN
-
Hà Nội triển khai tiêm vắc xin bại liệt IPV mũi 2 cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng
-
Tối 23/10: Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 108 ca
-
Hà Nội ban hành kế hoạch về việc triển khai tiêm vaccine bại liệt IPV mũi 2 cho trẻ dưới 1 tuổi
-
Tối 22/10: Ghi nhận 475 ca mắc COVID-19 mới, có 277 bệnh nhân khỏi bệnh
Cùng chủ đề
Khuyến cáo phòng chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người
Virus cúm gia cầm có thể gây bệnh cho người nặng hơn các virus cúm khác
Cúm gia cầm lan rộng ra 27 bang ở Mỹ
Quảng Ninh phát hiện chủng cúm gia cầm có thể lây sang người, lần đầu xuất hiện ở Việt Nam
Phát hiện ca bệnh đầu tiên trên thế giới nhiễm vi rút cúm gia cầm nguy hiểm

Mở đợt cao điểm truy quét, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái từ 15/5 - 15/6
14/05/2025, 19:47
Tạo bầu không khí sạch: Hành trình đang được tăng tốc
13/05/2025, 23:25
KOL, KOC phải dùng, hiểu rõ sản phẩm, dịch vụ mới được quảng cáo
10/05/2025, 10:47
TP.HCM tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí
15/04/2025, 12:48
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
06/04/2025, 14:36
Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố lớn
27/03/2025, 21:37
100% bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử
18/03/2025, 11:03
Xử lý triệt để ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn
06/03/2025, 15:22Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông làm Trưởng ban Chỉ đạo triển khai các dự án bô xít
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông sẽ chỉ đạo, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai các dự án khai thác và chế biến bô xít - alumin - nhôm trên địa bàn tỉnh.
Lý giải nguyên nhân thời tiết tháng 3 năm nay lạnh hơn trung bình nhiều năm
Tháng 3 năm nay, nước ta dự kiến sẽ đón những đợt lạnh bất thường khiến thời tiết lạnh hơn trung bình nhiều năm, điều này khiến nhiều người dân cảm thấy ngạc nhiên và lo lắng.
Ngân sách cần chi bao nhiêu để miễn học phí cho học sinh công lập từ tháng 9/2025?
Bộ Chính trị đã thông qua quyết định miễn học phí cho tất cả học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên toàn quốc, bắt đầu áp dụng từ năm học 2025-2026.
Mưa phùn, nồm ẩm ở miền Bắc khi nào chấm dứt?
Theo chuyên gia Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng này chỉ chấm dứt hoặc thay đổi khi không khí lạnh mạnh tràn về hoặc có nắng.
Làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nồm ẩm?
Thời tiết nồm ẩm ở miền Bắc có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết này, cần lưu ý đến nhiều yếu tố như duy trì môi trường sống sạch sẽ, chế độ ăn uống hợp lý, và chăm sóc cá nhân.
Chuyên gia: Đây là “thời điểm vàng” để chống lại ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí không chỉ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người mà còn mang đến những tác động tiêu cực đối với nhiều lĩnh vực khác như du lịch và kinh tế.
Chỉ số ô nhiễm không khí ngày 13/2 của Hà Nội ở mức rất xấu
IQAir cho hay, chỉ số ô nhiễm không khí sáng ngày 13/2 tại khu vực các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàn Kiếm... của Hà Nội AQI là trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm mức rất xấu
Theo IQAir, sáng 11/02 chỉ số ô nhiễm không khí tại nhiều quận, huyện của Hà Nội AQI trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hôm nay (ngày 10/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới
Sáng nay, với chỉ số AQI ở mức 176, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh", trạm đo ở quận Tây Hồ ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, "không lành mạnh" ở mức 191.