Tăng giá điện chưa đầy 3 tháng, EVN lại tiếp tục đề xuất tăng
Tập đoàn điện lực Việt Nam mới đây lại kiến nghị tiếp tục sớm điều chỉnh giá bán điện trong thời gian tới nhằm đảm bảo cân đối tài chính.
Tăng giá để bảo đảm cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh
Từ ngày 4/5/2023, giá điện bán lẻ bình quân tăng 3%, lên 1.920 đồng/kWh đã giúp EVN tăng doanh thu thêm khoảng 8.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo EVN, mức tăng này vẫn là quá thấp so với mức tăng 9,27% của giá thành sản xuất điện năm 2022.
Bên cạnh đó, năm nay, ngành vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Tỷ giá đồng USD vẫn đang ở mức cao, khiến các nhà cung cấp than trong nước dự kiến chỉ cấp nguồn than pha trộn có giá bán cao, hạn chế cấp than sản xuất trong nước; nguồn thủy điện có giá thấp nhưng tỷ trọng lại giảm dần do hiện tượng El Nino.
Vì vậy, tại Hội thảo "Cơ chế, chính sách, giải pháp đảm bảo phát triển năng lượng bền vững tầm nhìn 2050" do Hiệp hội Năng lượng Việt Nam tổ chức cuối tuần qua, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã có những ý kiến nhằm tháo gỡ khó khăn tài chính cho tập đoàn này. Cụ thể, tập đoàn kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành cho phép tiếp tục được sớm điều chỉnh giá bán lẻ điện, theo biến động các thông số đầu vào, nhằm bảo đảm cân bằng kết quả sản xuất kinh doanh. Đặc biệt, EVN mong muốn Chính phủ và các bộ chấp thuận khoản lỗ sản xuất kinh doanh điện trong năm 2022 và 2023 của EVN là "do thực hiện chính sách".

Tăng giá điện chưa đầy 3 tháng, EVN lại tiếp tục đề xuất tăng. (Ảnh minh họa)
"Nếu thanh toán tiền điện theo đúng hợp đồng thì dự kiến bắt đầu từ tháng 7 - 12, EVN sẽ thiếu hụt dòng tiền. EVN đang nợ tiền của các đơn vị phát điện. Thời gian tới, EVN có khả năng không cân đối đủ tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy phát điện, do đó ảnh hưởng đến việc cung cấp đủ điện" - bản tham luận của EVN tại hội thảo nhấn mạnh.
EVN phải công bố, minh bạch thông tin
Chia sẻ với báo chí về đề xuất này, TS Nguyễn Hồng Minh, nguyên Trưởng khoa Đầu tư, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, việc điều chỉnh giá điện rất quan trọng, tác động đến rất đông người dân, rất nhiều ngành nghề, dịch vụ. Vì thế EVN phải công bố, minh bạch thông tin trước khi quyết định điều chỉnh giá.
“Những thông tin như giá điện mua vào, nguồn thu từ bán điện, các khoản lỗ, lãi hàng tháng...cần công khai để người tiêu dùng dễ dàng nắm bắt, giám sát và thảo luận. Tránh việc chỉ đưa cái lý của EVN vào trước mỗi quyết định”, TS Nguyễn Hồng Minh nói.
Đồng quan điểm trên, TS Ngô Tuấn Kiệt, Viện trưởng Viện Khoa học năng lượng cho rằng, việc minh bạch thông tin cần thể hiện rõ trên hệ thống hàng tháng, hàng tuần, thậm chí hàng ngày. Nếu EVN công khai càng chi tiết thì người dân càng dễ đánh giá được kết quả kinh doanh của EVN lỗ lãi thế nào, việc tăng, giảm giá điện vì thế cũng dễ nhận được sự đồng thuận của dư luận hơn.
“Khi dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra thì việc điều chỉnh sẽ rất dễ, rất thuận lợi cũng và làm cho sự quản lý Nhà nước thêm thuận lợi hơn”, ông Kiệt nhấn mạnh.

Từ năm 2009 đến nay, giá điện đã trải qua 11 lần điều chỉnh và cả 11 lần là tăng. (Đồ họa: Huy Mạnh)
Còn theo PGS.TS Ngô Trí Long đánh giá, hiện EVN cũng có chủ động công bố thông tin, bởi EVN không được quyết định giá điện mà do cơ quan quản lý nhà nước quyết định. Tuy nhiên, thông tin của EVN có đúng hay không thì phải có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng, trong đó chính xác nhất phải là kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập. Sau khi có sự đánh giá, kiểm tra của kiểm toán thì các cơ quan chức năng như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước mới đưa ra ý kiến và cho phép có điều chỉnh hay không. Toàn bộ quá trình này cũng nên minh bạch để người dân nắm bắt.
Dự thảo thay thế Quyết định 24 về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến. Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% và trong khung giá, EVN được điều chỉnh tăng giá ở mức tương ứng. Thời gian điều chỉnh tối thiểu là 3 tháng.
Trường hợp giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN sẽ có trách nhiệm giảm giá ở mức tương ứng. Để thực hiện việc giảm giá, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% sẽ thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương. Với mức tăng trên 10%, các bộ ngành, đơn vị liên quan sẽ phải báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.
Nếu phát hiện có sai sót trong kết quả tính toán, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu EVN dừng điều chỉnh hoặc điều chỉnh lại giá bán. Nếu vi phạm trong điều chỉnh giá bán lẻ điện sẽ bị xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá.
Theo báo cáo của EVN hồi tháng 6, trong 5 tháng đầu năm, công ty mẹ EVN lỗ sản xuất kinh doanh điện là 36.305 tỉ đồng. Nếu tình hình thủy văn tiếp tục diễn biến bất lợi, giá các loại nhiên liệu vẫn giữ như hiện nay, giá bán lẻ điện bình quân không được điều chỉnh kịp thời ở mức phù hợp thì dự kiến cả năm 2023 EVN sẽ lỗ khoảng 51.468 tỉ đồng; tổng lũy kế số lỗ cả năm 2022 - 2023 là gần 78.000 tỉ đồng. Việc tiếp tục lỗ khiến EVN gặp nhiều khó khăn, dự kiến từ tháng 7 năm nay, tập đoàn sẽ bị thiếu hụt dòng tiền có thể lên tới trên 9.000 tỉ đồng và đến cuối năm 2023 sẽ thiếu hụt dòng tiền khoảng 22.000 tỉ đồng. Do không cân đối được tài chính, nên năm nay, tập đoàn tiếp tục cắt giảm chi phí sửa chữa lớn. Trước đó, EVN đã cắt giảm chi phí sửa chữa lớn theo định mức từ 10 - 50%. Việc sửa chữa tiếp tục bị cắt giảm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an toàn vận hành hệ thống điện.
Cùng chủ đề
Hungary sẵn sàng giúp đào tạo cho Việt Nam 1000 chuyên gia điện hạt nhân
Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam tham dự Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương-Mê Kông 2024
Thủ tướng yêu cầu điều hành giá điện theo lộ trình, phải phù hợp với mức chi trả của người dân
Lý do EVN tăng giá điện?
Bộ Công Thương yêu cầu EVN xây dựng cơ chế giá điện mới

Việt Nam và Mỹ thúc đẩy thương mại và hợp tác năng lượng hạt nhân
20/05/2025, 16:59
Giá lúa gạo hôm nay 19/5: Lúa giảm nhẹ, gạo giữ giá ổn định
19/05/2025, 10:45
Lãi suất ngân hàng hôm nay 19/5/2025: Kỳ hạn ngắn tăng nhẹ
19/05/2025, 10:43
Đẩy mạnh tiêu dùng nội địa để đạt mục tiêu tăng trưởng 8%
19/05/2025, 10:41
Giá lúa gạo hôm nay 18/5: Lúa IR50404 tăng nhẹ, gạo 5% tấm ổn định
18/05/2025, 14:08
Bay khắp thế giới, làm mới chất hè với ưu đãi vé hấp dẫn cùng Vietjet
14/05/2025, 05:10Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện nhằm chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm và tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.
Việt Nam đã rất chủ động, tích cực trong thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam đã rất chủ động, tích cực trong việc thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ.
Khi giá điện tăng 4,8%: Doanh nghiệp linh hoạt tìm lối đi mới
Giá điện tăng tạo áp lực chi phí lên doanh nghiệp, nhưng thúc đẩy chuyển đổi số, tối ưu năng lượng và đầu tư tái tạo nhằm nâng cao sức cạnh tranh bền vững.
Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Sẽ có chế tài xử lý doanh nghiệp có 'vốn ảo”, khai khống vốn điều lệ
Dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) đã bổ sung các quy định để tăng cường giám sát, kiểm tra, chế tài xử lý cụ thể đối với các doanh nghiệp không góp đủ vốn điều lệ theo cam kết, doanh nghiệp có "vốn ảo", kê khai khống vốn điều lệ.
Vietjet ra mắt hãng hàng không Vietjet Qazaqstan
Vietjet và Qazaq Air công bố hợp tác chiến lược, chuẩn bị cho ra mắt hãng hàng không “Vietjet Qazaqstan” tại Diễn đàn Doanh nghiệp Kazakhstan – Việt Nam. Sự kiện diễn ra trang trọng với sự tham dự của Tổng Bí thư Tô Lâm trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tại Cộng hòa Kazakhstan.
MIK Group bắt tay với thương hiệu kiến trúc hàng đầu Nhật Bản kiến tạo The Matrix One Premium
Thuộc bộ sưu tập Landmark đỉnh cao của MIK Group, The Matrix One Premium được "may đo" tinh tế cho giới tinh hoa, tái thiết lập những chuẩn mực sống mới của giới thượng lưu. Để hiện thực hóa tham vọng này, MIK Group đã bắt tay với Azusa Sekkei, thương hiệu kiến trúc huyền thoại Nhật Bản với gần 80 năm kinh nghiệm.
Miễn thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm đầu thành lập
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị vừa ban hành có nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một trong những nội dung quan trọng đó là miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm đầu tiên thành lập.
Cảng quốc tế Chu Lai ứng dụng ERP, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả công việc
Từ tháng 4/2025, cảng quốc tế Chu Lai chính thức ứng dụng phần mềm ERP trong hoạt động khai thác, vận hành cảng nhằm liên kết các cơ sở dữ liệu, tích hợp trên một nền tảng quản lý, từng bước nâng cao chất lượng chuỗi dịch vụ logistics.