Thách thức lớn của Thế kỷ 21: Vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa đại dương
Ô nhiễm rác thải nhựa đại dương hiện là vấn đề cấp bách toàn cầu. Vì thế, tất cả các quốc gia cần có những biện pháp quyết liệt, cụ thể, hiệu quả hơn để thể hiện trách nhiệm của mình với sự tồn vong của hệ sinh thái biển.

Việt Nam xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất thế giới. (Ảnh: Nguồn Internet)
Với khoảng 8-20 triệu tấn nhựa “đổ” ra các đại dương mỗi năm (trong đó, riêng Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 2.000 tấn rác thải nhựa từ trong nước rò rỉ ra biển), nhiều ý kiến cho rằng giảm thiểu chất thải từ nhựa là yêu cầu cấp bách hiện nay. Đây cũng là giải pháp để ngăn chặn nguy cơ "tương lai đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá".
Theo TS.Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường), ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay đã trở thành vấn đề vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học biển.
Tại Việt Nam, với hơn 3.260 km đường bờ biển (chưa kể bờ các đảo) trải dài theo hướng Bắc - Nam, trung bình cứ 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển. Dọc bờ biển còn có 114 cửa sông, trung bình 20 km có một cửa sông và hơn 50 vịnh, đầm phá. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển, song cũng luôn tiềm ẩn ô nhiễm rác thải.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ TN&MT công bố năm 2021 đã chỉ ra chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam tăng nhanh, từ 3,8 kg/năm/người năm 1990, tăng lên 54 kg/năm/người vào năm 2018, trong đó 37,43% sản phẩm là bao bì và 29,26% là đồ gia dụng. Việc xả rác thải nhựa bừa bãi cùng với một lượng lớn rác thải từ đại dương dạt vào các đảo, bãi tắm, đặc biệt trong mùa du lịch đang là vấn đề đáng báo động ở vùng ven biển và các hải đảo.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, mỗi năm, Việt Nam thải ra khoảng 3,7 triệu tấn chất thải nhựa (trong đó chỉ 10 đến 15% trong số đó, cuối cùng được thu gom để tái chế); khoảng 730.000 tấn chất thải nhựa từ trong nước rò rỉ ra đại dương.
Ô nhiễm rác thải nhựa đang là vấn đề cấp bách hiện nay
Bà Phạm Thu Hằng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nhấn mạnh ô nhiễm rác thải nhựa, nhất là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, đã trở thành vấn đề cấp bách ở phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Vì thế, giảm thiểu chất thải từ nhựa là yêu cầu cấp bách hiện nay.
Theo bà Hằng, trong những năm qua, vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa và rác thải nhựa đại dương đã được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm và nỗ lực giải quyết thông qua việc đổi mới căn bản chính sách về bảo vệ môi trường.
Một trong hững hành động thiết thực, điển hình là thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi; trong đó, luật hóa các nội dung liên quan đến chất thải nhựa như quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn về nhựa.
Trong Kế hoạch Hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu cắt giảm 50% rác thải nhựa đại dương vào năm 2025 và 75% vào năm 2030. Một số biện pháp đã được đưa ra như lệnh cấm sẽ được áp dụng đối với việc sản xuất và nhập khẩu túi nilon sử dụng trong nước vào năm 2026 và hầu hết các sản phẩm nhựa dùng một lần vào năm 2031.
Mặc dù vậy, lãnh đạo Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cũng thẳng thắn nhìn nhận việc giải quyết vấn nạn ô nhiễm rác thải đại dương đang gặp một số lực cản, trong đó có sự thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các nước; thiếu công cụ pháp lý, thiếu cơ chế giám sát; thiếu cơ chế tài chính; không có sự ràng buộc...
“Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta cần khẩn cấp hành động với tinh thần quyết liệt và cấp bách hơn nữa để giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương; cần xây dựng các giải pháp, lộ trình và hành động cụ thể để đạt được một kết quả thực sự - đó là Thỏa thuận toàn cầu về giải quyết vấn đề rác thải nhựa,” bà Hằng nhấn mạnh.
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc cũng khẳng định đại dương đang phải đối mặt với những mối đe dọa và rủi ro ngày càng tăng do biến đổi khí hậu, thiên tai, ô nhiễm môi trường từ các nguồn rác thải, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên và kinh tế thiếu bền vững. “Như vậy, với khoảng 2.000 tấn rác thải nhựa từ trong nước rò rỉ ra biển mỗi ngày. Dự báo cho thấy nếu không có gì thay đổi, sẽ có nhiều nhựa hơn cá tại các đại dương vào năm 2050,” bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh.

TP.Vũng Tàu: Phân loại rác tại nguồn hướng đến kinh tế tuần hoàn
23/09/2023, 07:37
Tạp chí Người Xây dựng ra mắt Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh
21/09/2023, 05:49
Nóng: Ngành thuế rà soát ngăn gian lận trong khai thác khoáng sản
19/09/2023, 22:17
Khoảng cách 'chết người' qua vụ cháy kinh hoàng!
19/09/2023, 07:22
Sống ở chung cư mini, người dân phải biết 'võ'!
19/09/2023, 07:20
Thời tiết hôm nay 15/9: Cập nhật tin thời tiết mới nhất trong ngày
15/09/2023, 11:15
Thủ tướng yêu cầu xây dựng quy chuẩn về đường bộ cao tốc
13/09/2023, 10:53Tuyên Quang: Công ty Long Thịnh vi phạm hàng loạt quy định về khai thác khoáng sản
Lãnh đạo công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, đoàn kiểm tra liên ngành xác định công ty Long Thịnh vi phạm 11 lỗi trong quá trình khai thác cát sỏi sông Lô tại thôn Sài Lĩnh, xã Quyết Thắng.
Dấu ấn những lần thăm Việt Nam của các Tổng thống Mỹ
Kể từ khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ đến nay, 4 tổng thống Mỹ đã đến thăm Việt Nam nhằm củng cố và thúc đẩy quan hệ song phương.
Điệp khúc 'tiền trường'
Chuyện này thuộc nhóm các câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Thế nhưng, biết rồi mà chưa biết hết, vì mỗi năm nó lặp lại với những tình tiết mới có phần phức tạp, ngang nhiên, tùy tiện.
Dấu ấn phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian qua tiếp tục đà phát triển tích cực. Trên cả ba bình diện song phương, khu vực và quốc tế, có nhiều tiến triển nổi bật và đã đạt được một số kết quả cụ thể, góp phần kỷ niệm 10 năm xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện.
Thời tiết hôm nay 9/9: Cập nhật tin thời tiết mới nhất trong ngày
Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất hôm nay 9/9/2023. Dự báo thời tiết ngày 9/9/2023 tại Hà Nội và các khu vực trên cả nước.
Điểm tin Môi trường ngày 8/9: Hồ Biển Lạc không phải công trình thủy lợi lãng phí
Dự kiến chuyển đổi 1.600 ha đất rừng làm hồ thủy lợi La Ngà 3; Hà Nội chuyển đổi gần 300ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp; Hồ Biển Lạc không phải công trình thủy lợi lãng phí; Cả nước xuất hiện mưa dông kéo dài.
'Sáng kiến nảy ra từ thực tế công việc'
Đó là chia sẻ của anh Đinh Văn Thảo - Công nhân Đội Truyền tải điện Krông Nô (Truyền tải điện Đắk Nông, Công ty Truyền tải điện 3) - người đã có nhiều sáng kiến được công nhận và áp dụng vào thực tế. Anh được gọi là “cây sáng kiến” của Truyền tải điện Đắk Nông.
Quảng Trị: Cá chết hàng loạt nghi do xâm nhập mặn
Những ngày qua, đầm nuôi cá của hộ ông Trần Đình Ba trú tại khu phố 3, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị) diễn ra tình trạng cá chết hằng loạt, nổi trắng mặt nước.
Đà Nẵng và tầm nhìn phát triển hướng biển
Đà Nẵng với lợi thế có bờ biển dài 90km, việc phát triển kinh tế biển cùng với du lịch và công nghiệp công nghệ cao là 3 trụ cột để thành phố này phát triển.