Thứ năm, 17/11/2022, 06:47 AM
  • Click để copy

Thiếu hụt nguồn cung và lỗ hổng trong quản lý nhập khẩu, phân phối xăng dầu

Từ đầu năm đến nay, thị trường xăng dầu trải qua nhiều lần biến động bất thường, đặc biệt là việc khan hiếm nguồn cung xăng dầu từ cuối tháng 9 đến nay. Mặc dù Bộ Công Thương, các bộ ngành liên quan đã tích cực vào cuộc và đưa ra nhiều giải pháp nhưng vẫn chưa giải quyết được dứt điểm tình trạng này.

Từ bất ổn trong nhập khẩu

Trong hơn 10 tháng đầu năm nay, các Nhà máy Lọc dầu (NMLD) trong nước đều đã nỗ lực hết sức, vận hành với công suất tối đa, margin cực đại đến 112%, duy trì tồn kho ở mức thấp, cung ứng ra thị trường vượt kế hoạch và vượt so với cùng kỳ. Tuy nhiên do sản xuất xăng dầu từ các NMLD trong nước chỉ đáp ứng hơn 70% nhu cầu thị trường, khoảng 30% còn lại phụ thuộc vào nhập khẩu, trong tình hình nhập khẩu khó khăn, bất ổn đã gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu trên thị trường.

Cần điều tiết tốt lượng xăng dầu nhập khẩu - (Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Cần điều tiết tốt lượng xăng dầu nhập khẩu - (Ảnh minh họa, nguồn Internet)

Các nhà quản lý, các chuyên gia đều đã chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu trên thị trường xuất phát từ giảm lượng xăng dầu nhập khẩu do nhiều thương nhân đầu mối tư nhân hạn chế nhập hàng. Do đó, để giải quyết bài toán thiếu nguồn cung xăng dầu thì bên cạnh nỗ lực duy trì ổn định, công suất cao của các NMLD trong nước, thì nút thắt chính nằm ở chỗ điều hành nhập khẩu xăng dầu, có giải pháp để tăng lượng hàng nhập khẩu.

Vấn đề này làm chúng ta nhớ lại câu chuyện nhập khẩu xăng dầu ở thời điểm năm 2020 - 2021, khi đại dịch Covid -19 hoành hành trên khắp thế giới khiến nhu cầu tiêu thụ xăng đầu sụt giảm nghiêm trọng, cung vượt cầu, các công ty năng lượng hết chỗ chứa dầu, các nhà máy lọc dầu tồn kho lên cao, đứng trước nguy cơ tank top (vượt giới hạn tồn trữ), kéo giá dầu thô có thời điểm xuống âm 37 USD/thùng. Trong bối cảnh cấp bách đó, các nhà máy lọc dầu trong nước đã đề xuất với cơ quan quản lý, đề nghị các thương nhân đầu mối ưu tiên mua xăng dầu trong nước, hạn chế nhập khẩu, để giảm tồn kho, hỗ trợ sản xuất trong nước. Tuy nhiên, với lý do cần theo cơ chế thị trường, nơi nào rẻ hơn thì doanh nghiệp mua hàng để tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, việc nhập khẩu xăng dầu của nước ta lúc đó lại tăng, tạo thêm sức ép cho sản xuất trong nước, có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia. Cũng rất may là nhu cầu tiêu thụ dần được cải thiện sau khi đại dịch Covid -19 được kiểm soát tốt hơn và các NMLD trong nước tránh được tank top.

Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy rằng, việc không điều phối tốt lượng xăng dầu nhập khẩu có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia. Vì nếu các NMLD trong nước rơi vào tình trạng tank top, phải ngừng hoạt động, kéo theo ảnh hưởng đến an toàn cho các mỏ dầu của nước ta, lúc đó phải ngừng khai thác, đóng cửa các giếng khoan dầu thì thiệt hại lớn hơn rất nhiều so với lợi là nhập khẩu được rẻ hơn chút ít so với mua xăng dầu trong nước. Đó là chưa kể, các nhà máy lọc dầu trong nước có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định thị trường, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Vì nếu ta chỉ đi nhập khẩu thì khi thị trường thế giới biến động hoặc vì một lý do nào đó mà mà các quốc gia xuất khẩu tạo sức ép nguồn cung, tăng giá đột biến, thì áp lực sẽ càng lớn hơn đối với thị trường xăng dầu trong nước.

Hiện nay, thì vấn đề lại ngược lại, trong 10 tháng đầu năm nay, nguồn hàng nhập khẩu không dồi dào, phí nhập khẩu cao, cũng với lý do theo cơ chế thị trường, nhập khẩu về bán lỗ thì nhập làm gì, nhiều thương nhân đầu mối lại quay ra không nhập khẩu, dẫn đến nguồn cung trong nước bị thiếu hụt. Số liệu công bố của Bộ Tài chính cho thấy lượng nhập khẩu xăng dầu quý 3/2022 giảm 30 - 40% tùy loại so với quý trước đã minh chứng điều đó.

Áp lực nguồn cung tiếp tục căng thẳng trên thị trường xăng dầu

Áp lực nguồn cung tiếp tục căng thẳng trên thị trường xăng dầu

Hai sự việc này cho thấy, rất cần thiết phải quản lý được vấn đề nhập khẩu xăng dầu, để chủ động nguồn cung cho thị trường, điều tiết thị trường trong nước và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

… Đến lỗ hổng trong quản lý hệ thống phân phối

Ngoài vấn đề nhập khẩu, thì hệ thống phân phối cũng có vấn đề đã tồn tại từ rất lâu. Đó là quy định thương nhân phân phối được mua xăng dầu từ nhiều thương nhân đầu mối. Điều này dẫn đến nhiều cửa hàng phân phối xăng dầu không có nguồn hàng ổn định, không thể nhập được hàng khi thị trường biến động, nguồn cung khan hiếm.

Với vấn đề này, trong một cuộc trao đổi với PetroTimes trước đây ông Cao Hoài Dương, Chủ tịch HĐQT PVOIL cho biết, trên thực tế nhiều đại lý thường chỉ mua 50 – 70% của đầu mối mà mình đứng tên thương hiệu, phần còn lại họ linh hoạt để xem nơi nào có giá tốt hơn sẽ nhập hàng. Khi nguồn cung khan hiếm, mặc dù các đầu mối đã cung cấp đủ hàng theo hợp đồng cho các đại lý nhưng họ vẫn không đủ hàng để bán, vì lượng hàng mà bình thường đại lý nhập trôi nổi giờ không thể mua được từ bên ngoài như trước đây. Khi không mua được hàng từ bên ngoài họ lại quay sang đề nghị đầu mối mà họ đứng tên phải tăng lượng bán nhiều hơn bình thường để bù đắp lượng thiếu hụt đó thì các đầu mối không thể đáp ứng được nhu cầu tăng đột biến này vì việc nhập hàng của đầu mối đều đã có kế hoạch, theo nhu cầu của các cửa hàng, đại lý đăng ký với đầu mối.

Chưa kể, các thương nhân phân phối tư nhân, thì tỷ lệ nhập từ các nguồn hàng không ổn định, trôi nổi có thể sẽ còn cao hơn, dẫn đến nhiều CHXD thiếu hàng để bán, phải tạm ngưng bán, đóng cửa cửa hàng, chưa kể khó kiểm soát được chất lượng xăng dầu. Mà thực tế phần lớn đều là các CHXD tư nhân. Do đó, dù khi nhà nước đã có giải pháp trong điều hành giá thì nhiều CHXD vẫn không có hàng để bán. Lượng khách hàng lại đổ về các CHXD của nhà nước, dẫn đến dồn ứ, khó khăn cho người mua hàng.

Từ thực tế trên cho thấy, cần thiết phải có biện pháp để có thể điều tiết tốt lượng xăng dầu nhập khẩu; đồng thời cần phải quy định đại lý của đầu mối nào thì chỉ được phép mua hàng từ đầu mối đó, có kế hoạch để đảm bảo nguồn hàng ổn định để các thương nhân dầu mối có thể chủ động trong đảm bảo nguồn cung cho các đại lý; tránh kiểu làm ăn chụp giật, gây khó khăn cho công tác quản lý, nhất là với mặt hàng đặc biệt như xăng dầu, có tác động lớn đến đời sống, kinh tế - xã hội của đất nước và vấn đề an ninh năng lượng quốc gia.

Tin bất động sản ngày 11/4: Giá chung cư Hà Nội trung bình 56 triệu đồng/m2

Tin bất động sản ngày 11/4: Giá chung cư Hà Nội trung bình 56 triệu đồng/m2

11/04/2024 11:26

Rà soát lại Biệt thự đẹp nhất Cà Mau xây không phép để xử lý; Thanh Hóa tiếp tục điều chỉnh dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa; Thanh tra chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án DTA Garden House… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.

Vietjet công bố đường bay mới TP. Hồ Chí Minh – Tây An (Trung Quốc)

Vietjet công bố đường bay mới TP. Hồ Chí Minh – Tây An (Trung Quốc)

11/04/2024 10:40

Ngày 10/4, tại Diễn đàn chính sách, pháp luật về thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại Việt Nam - Trung Quốc, Vietjet tưng bừng kỷ niệm 10 năm mở đường bay đến Trung Quốc (2014 – 2024) và công bố đường bay thẳng kết nối TP. Hồ Chí Minh với Tây An, Trung Quốc.

Ra mắt Giải golf Kinh tế Môi trường vì cộng đồng năm 2024

Ra mắt Giải golf Kinh tế Môi trường vì cộng đồng năm 2024

10/04/2024 14:13

Giải golf Kinh tế Môi trường vì cộng đồng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 21/4 tại sân Golf Hilltop Valley (TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình), thu hút sự tham gia thi đấu của hơn 200 golfer.

Nữ doanh nhân với triết lý 'Cho đi để nhận lại'

Nữ doanh nhân với triết lý 'Cho đi để nhận lại'

09/04/2024 10:21

rải qua nhiều khó khăn, hiểu rõ giá trị của chia sẻ và giúp đỡ, nữ doanh nhân Lê Thị Dung – Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Y tế và Dược phẩm Dcareme luôn tâm niệm “cho đi để nhận lại” và mong muốn lan toả tinh thần thiện nguyện trong cộng đồng.

Khám phá thành phố di sản Tây An (Trung Quốc) nổi tiếng cùng đường bay mới của Vietjet

Khám phá thành phố di sản Tây An (Trung Quốc) nổi tiếng cùng đường bay mới của Vietjet

06/04/2024 05:56

Sau hai đường bay đến Thượng Hải và Thành Đô, Vietjet tiếp tục mở đường bay thẳng TP Hồ Chí Minh - Tây An (Trung Quốc), trở thành hãng hàng không khai thác đường bay thẳng trực tiếp từ Việt Nam tới cố đô Tây An, giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển giữa hai địa phương.

Loạt vụ mất tiền trong tài khoản ngân hàng thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Loạt vụ mất tiền trong tài khoản ngân hàng thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

04/04/2024 14:27

Liên quan chuyện tiền khách gửi trong tài khoản ngân hàng bị mất, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, có thể là do cá nhân, do tập thể hoặc do ngân hàng. Nhưng lỗ hổng này không có tính chất hệ thống…

Nhận định phiên giao dịch ngày 3/4: Tiếp tục rung lắc quanh mốc 1.290 điểm

Nhận định phiên giao dịch ngày 3/4: Tiếp tục rung lắc quanh mốc 1.290 điểm

03/04/2024 07:36

Nhiều rung lắc đã xảy ra trong phiên giao dịch ngày 2/4 với biên độ chênh lệch lên tới hơn 15 điểm. Thị trường ghi nhận nỗ lực đảo chiều tích cực của VN Index về cuối phiên giúp chỉ số có thêm được 5,52 điểm. Chúng tôi nhận định thị trường sẽ tiếp tục rung lắc trong các phiên giao dịch tới khi chỉ số tiệm cận vùng 1.290 điểm.

CIC39 bị loại thầu ở cấp tỉnh vì văn bằng 'có dấu hiệu làm giả', vẫn trúng liên tiếp tại Thuận An, Dĩ An, Phú Giáo

CIC39 bị loại thầu ở cấp tỉnh vì văn bằng 'có dấu hiệu làm giả', vẫn trúng liên tiếp tại Thuận An, Dĩ An, Phú Giáo

02/04/2024 09:07

Mới đây, vào tháng cuối tháng 01/2024, tại 02 các gói thầu thi công nâng cấp đường ĐT.746, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương đã phát hiện nhân sự phụ trách quản lý chất lượng của Công ty Cổ phần CIC39 sử dụng bằng đại học không do Trường ĐH Giao thông vận tải cấp.

Xây dựng trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng

Xây dựng trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng

02/04/2024 07:08

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã thông qua việc nghiên cứu xây dựng 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng.