Thủ tướng yêu cầu xác định nguyên nhân y bác sĩ nghỉ việc
Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế xác định nguyên nhân nhân lực ngành y nghỉ việc, chủ động giải pháp đảm bảo đủ y bác sĩ chống dịch và khám chữa bệnh.

Lực lượng y tế tỉnh Đồng Tháp tạm nghỉ sau khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm.
Văn phòng Chính phủ ngày 10/7 có văn bản gửi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ Y tế, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về thực hiện chương trình phục hồi, phát triển kinh tế xã hội trong lĩnh vực y tế; và đảm bảo nhân lực ngành y.
Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với UBND các địa phương nhanh chóng rà soát, tổng hợp số lượng nhân lực ngành y bỏ việc, thôi việc, chuyển sang bệnh viện ngoài công lập từ đầu năm 2021 đến nay.
Trong đó, các cơ quan cần phân loại rõ về chuyên môn đào tạo (bác sĩ, dược sĩ, y tá, điều dưỡng, hộ lý, người lao động); chuyên ngành khi còn làm việc tại bệnh viện công (nội, ngoại, sản, nhi, truyền nhiễm, thần kinh, tiết niệu, y tế dự phòng); nơi làm việc (bệnh viện trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã); nguyên nhân (như thu nhập, điều kiện, môi trường, cường độ làm việc, ảnh hưởng xã hội, sức khỏe, gia đình).
Trên cơ sở các dữ liệu đó, Bộ Y tế chủ động có giải pháp hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền với trường hợp vượt thẩm quyền, để đảm bảo đủ nguồn nhân lực thực hiện phòng chống dịch và khám chữa bệnh cho người dân. Kết quả thực hiện báo cáo Thủ tướng trước 30/7.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng phải hoàn thiện danh mục dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hộ với nội dung thuộc lĩnh vực y tế, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/7.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục tập trung chỉ đạo Bộ Y tế, các Bộ, ngành có liên quan và 63 tỉnh, thành thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng và việc bảo đảm nguồn nhân lực cho ngành y tế.
Đầu tháng 7, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, trong 18 tháng qua, có gần 10.000 nhân viên y tế nghỉ việc, tỷ lệ cao nhất ở TP HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Đà Nẵng. Số nghỉ việc năm 2021 là 5.200; 6 tháng đầu năm 2022 hơn 4.000, gồm 3.700 người do Sở Y tế quản lý, gần 360 người công tác tại cơ sở thuộc Bộ Y tế.
Bộ Y tế đã trình Chính phủ đề xuất tăng mức phụ cấp cho cán bộ y tế cơ sở, y tế dự phòng từ 40%-70% lên 100%; cùng Bộ Nội vụ hướng dẫn tổ chức trạm y tế theo quy mô dân số; kịp thời khen thưởng người đạt thành tích và huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho cán bộ y tế...
TIN LIÊN QUAN

TP.HCM tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí
15/04/2025, 12:48
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
06/04/2025, 14:36
Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố lớn
27/03/2025, 21:37
100% bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử
18/03/2025, 11:03
Xử lý triệt để ô nhiễm không khí ở Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn
06/03/2025, 15:22
Mưa phùn, nồm ẩm ở miền Bắc khi nào chấm dứt?
22/02/2025, 18:54Làm gì để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nồm ẩm?
Thời tiết nồm ẩm ở miền Bắc có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Để bảo vệ sức khỏe trong thời tiết này, cần lưu ý đến nhiều yếu tố như duy trì môi trường sống sạch sẽ, chế độ ăn uống hợp lý, và chăm sóc cá nhân.
Chuyên gia: Đây là “thời điểm vàng” để chống lại ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí không chỉ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người mà còn mang đến những tác động tiêu cực đối với nhiều lĩnh vực khác như du lịch và kinh tế.
Chỉ số ô nhiễm không khí ngày 13/2 của Hà Nội ở mức rất xấu
IQAir cho hay, chỉ số ô nhiễm không khí sáng ngày 13/2 tại khu vực các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàn Kiếm... của Hà Nội AQI là trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Chất lượng không khí Hà Nội ô nhiễm mức rất xấu
Theo IQAir, sáng 11/02 chỉ số ô nhiễm không khí tại nhiều quận, huyện của Hà Nội AQI trên 200, màu tím- mức rất xấu, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hôm nay (ngày 10/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 4 thế giới
Sáng nay, với chỉ số AQI ở mức 176, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh", trạm đo ở quận Tây Hồ ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, "không lành mạnh" ở mức 191.
Chất lượng không khí tại Hà Nội không tốt cho các nhóm nhạy cảm
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 11h sáng 9/2, chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu cam "không tốt cho các nhóm nhạy cảm".
Số ca mắc cúm gia tăng, chưa ghi nhận virus thay đổi về độc lực
Một số bệnh viện lớn phía Bắc ghi nhận gia tăng ca mắc cúm mùa, trong đó có ca nặng, phải thở ECMO. Bộ Y tế cho biết, các ca mắc cúm hiện tại không thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, tuy nhiên, người dân không nên chủ quan.
Hôm nay (ngày 7/2) chất lượng không khí Hà Nội ở mức 'Tốt' nhờ không khí lạnh
Theo hệ thống quan trắc không khí IQAir, vào lúc 7h26 sáng nay (ngày 7/2), với chỉ số AQI ở mức 45, không khí của Hà Nội được đánh giá ở mức Tốt.
Hôm nay (ngày 6/2) Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 5 thế giới
Với chỉ số AQI ở mức 182, chất lượng không khí của Hà Nội ở mức màu đỏ "không lành mạnh"; tại trạm đo ở quận Hai Bà Trưng ghi nhận chỉ số AQI cao nhất, màu tím rất không tốt ở mức 215.