Tin Thị trường: Mỹ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới
BP đẩy mạnh đầu tư vào trung tâm dầu mỏ của Mỹ; Mỹ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới...

BP đẩy mạnh đầu tư vào trung tâm dầu mỏ của Mỹ
BP cho biết sẽ tăng đầu tư vào dầu khí trên đất liền ở Mỹ từ 1,7 tỷ USD vào năm 2022 lên 2,4 tỷ USD vào năm 2023 - tăng 1%. Còn ở ngoài khơi, Vịnh Mexico, BP cho biết có kế hoạch đầu tư tổng cộng 7 tỷ USD vào năm 2025, so với 10 tỷ USD đầu tư trong 5 năm qua. Tuy nhiên, trong khi số tiền đầu tư sẽ tăng lên, BP cũng ghi nhận việc giảm kế hoạch khai thác ở Vịnh Mexico từ 400.000 thùng/ngày xuống 350.000 thùng/ngày.
Ở Vịnh Mexico, BP có 4 giàn khai thác dầu nước sâu, với giàn thứ năm, Argos, sẽ bắt đầu hoạt động lần đầu tiên vào cuối năm nay như một phần của dự án Mad Dog 2.
Một số dự án mới đang được tiến hành, bao gồm dự án mở rộng trị giá 1,3 tỷ USD tại mỏ Atlantis ở Vịnh Mexico, dự án khai thác Mad Dog 2 trị giá 9 tỷ USD và dự án mở rộng tại mỏ Thunder Horse.
Theo "Báo cáo đầu tư vào Mỹ" của BP được công bố hôm 4/1, công ty có sự hiện diện ở Mỹ lớn hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới và đã đầu tư hơn 135 tỷ USD kể từ năm 2005, hỗ trợ gần 250.000 việc làm cho người Mỹ và đóng góp khoảng 60 tỷ USD cho nền kinh tế quốc gia vào năm 2021.
Mỹ trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới
Theo Bloomberg, sự gia tăng nhanh chóng trong việc xuất khẩu LNG của Mỹ ra nước ngoài đã đưa nước này bước lên vị trí ngang bằng với nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới Qatar. Bloomberg cho biết, cả hai quốc gia đã xuất khẩu 81,2 triệu tấn nhiên liệu siêu lạnh vào năm 2022.
Ngoài ra, Mỹ có thể đã vượt Qatar nếu không phải vì vụ hỏa hoạn làm đóng cửa cơ sở Freeport LNG vào giữa năm 2022 và khiến nó ngừng hoạt động trong thời gian còn lại của năm. Trong trường hợp Freeport LNG còn hoạt động, tổng lượng xuất khẩu LNG của Mỹ sẽ đạt 86 triệu tấn, Rystad Energy cho biết vào cuối năm ngoái.
Tuy nhiên, khi Freeport LNG khởi động lại, Mỹ có thể thấy xuất khẩu LNG tăng 11%, Rystad Energy cho biết vào năm ngoái, điều này sẽ khiến Mỹ chính thức trở thành nhà xuất khẩu LNG lớn nhất toàn cầu.
Tuy nhiên, hướng tới tương lai xa hơn, các nhà khai thác LNG của Mỹ sẽ cần nỗ lực để duy trì vị trí hàng đầu khi Qatar nỗ lực tăng công suất xuất khẩu hàng năm lên hơn 100 triệu m3.
Công suất khai thác của Libya đạt tối đa 1,8 triệu thùng vào năm 2024
Theo một báo cáo của Phòng Năng lượng châu Phi, công suất khai thác dầu tại Libya, đang không ổn định, dự kiến sẽ đạt tối đa 1,8 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2024 ngay cả khi chính trị ổn định và chấm dứt xung đột.
Trong tháng 11, sản lượng dầu thô của Libya đạt trung bình 1,133 triệu thùng/ngày, báo cáo hàng tháng mới nhất của OPEC cho tháng 12 cho thấy.
Tờ Libya Observer trích dẫn ước tính của Phòng Năng lượng, đã được công bố vào đầu năm nay sau khi Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya cho biết họ hy vọng nước này có thể khai thác 3 triệu thùng/ngày trong 2 hoặc 3 năm.
Năm nay, sản lượng dầu của Libya có thể đạt 1,3 triệu thùng/ngày, sau khi đạt trung bình 1,12 triệu thùng/ngày vào năm 2022, theo Phòng Năng lượng châu Phi.
Kể từ cuối tháng 8/2022, Libya đã bơm gần hoặc thậm chí trên 1,2 triệu thùng/ngày, mức được nhìn thấy lần cuối trước khi các lệnh phong tỏa cảng bắt đầu diễn ra vào mùa xuân năm 2022.

Băng tan và mực nước biển dâng gây thách thức lớn cho hành tinh
25/04/2025, 12:04
LG và Samsung kiện chính sách quản lý chất thải điện tử mới của Ấn Độ
22/04/2025, 10:09
Trung Quốc: Không có bên nào thắng trong thương chiến
10/04/2025, 15:22
Cảnh báo nóng lên toàn cầu: Trái Đất đang phát sốt?
09/04/2025, 11:58
Mỹ áp thuế 104%, Trung Quốc tuyên bố 'chiến đấu đến cùng'
09/04/2025, 11:56
Chứng khoán châu Á lao dốc
07/04/2025, 17:06
Các nước phản ứng với thuế quan mới của Mỹ ra sao?
03/04/2025, 15:55
Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng tổng trữ lượng 2.000 tấn
02/04/2025, 10:55
Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?
31/03/2025, 11:58
Hầm tận thế - Tương lai xanh của nhân loại
28/03/2025, 11:27Các tập đoàn dầu khí quốc tế tìm kiếm ưu đãi thuế mới dưới thời ông Trump
Tổng thống Trump muốn thúc đẩy phát triển năng lượng hóa thạch, ông phải “trả giá” để các doanh nghiệp giúp ông thực hiện lời hứa này. Một trong những phần thưởng chính là thuế. Hơn một thế kỷ qua, ngành dầu khí đã hưởng lợi từ các quy định thuế đặc biệt, giúp họ tiết kiệm hàng tỷ USD mỗi năm.
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới của Liên Hợp Quốc, nhiệt độ trung bình toàn cầu năm 2024 cao hơn 1,55 độ C so với mức nhiệt ghi nhận trong thời kỳ tiền Cách mạng Công nghiệp (1850-1900) và vượt qua mức tăng kỷ lục của năm 2023.
Ý nghĩa của thỏa thuận ngừng bắn đối với Ukraine và Nga
Việc tạm ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng giữa Ukraine và Nga sẽ tác động đến chiến lược quan trọng của cả hai bên trong nỗ lực làm suy yếu đối phương. Đây cũng sẽ là một bước đi đáng kể hướng tới giảm leo thang xung đột.
Mỹ lên kế hoạch chế biến khoáng sản ngay tại căn cứ quân sự Lầu Năm Góc
Theo nguồn tin, Tổng thống Trump không có kế hoạch dự trữ khoáng sản quan trọng, không yêu cầu chỉ sử dụng khoáng sản Mỹ mà nhằm mục đích mở rộng quy định cấp phép đạo luật FAST-41 cho các mỏ.
Ukraine đạt thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ
Ukraine đã đạt được thỏa thuận về khoáng sản với Hoa Kỳ. Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một thông cáo đưa ra sau đó cũng xác nhận thông tin trên.
Điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu của OPEC
Báo cáo Thị trường Dầu hàng tháng của OPEC là ấn phẩm hàng tháng của Ban Thư ký OPEC, tập trung vào các diễn biến ngắn hạn trên thị trường dầu toàn cầu liên quan đến nền kinh tế toàn cầu, giá dầu, tiêu thụ dầu, sản xuất dầu, thương mại, sản phẩm dầu và thị trường tàu chở dầu. Dưới đây là những điểm nổi bật trong báo cáo tháng 2:
Cung điện gió gần 1.000 cửa sổ
Hawa Mahal còn gọi là cung điện gió nằm ở thành phố Jaipur (bang Rajasthan, Ấn Độ) với kiến trúc kim tự tháp độc đáo cùng gần 1.000 cửa sổ, có thể tự làm mát như điều hòa.
Mỹ ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với các quốc gia khác, lợi hay hại nhiều hơn?
Việc áp thuế đối ứng trước mắt có thể giúp giảm thâm hụt thương mại, đồng thời gia tăng nguồn thu cho chính phủ Mỹ nhưng kèm theo đó là những rủi ro cho nền kinh tế Mỹ cũng như mối quan hệ với các nước khác.
Trung Quốc chạm kỷ lục xây mới điện than, nhằm đạt đỉnh phát thải rồi mới trung hòa carbon
Nỗ lực gia tăng sản lượng điện than của Trung Quốc trong 2 năm gần có thể gây cản trở việc kết nối năng lượng sạch với hệ thống lưới điện nước này.