Chủ nhật, 04/02/2024, 08:09 AM
  • Click để copy

Mỹ đình chỉ xuất khẩu LNG ảnh hưởng như thế nào đến giao dịch năng lượng của Nga, EU và Trung Quốc?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tạm dừng phê duyệt xuất khẩu mới đối với khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Liệu động thái này của Washington có gây phản ứng ngược trong thương mại năng lượng?

Một terminal xuất khẩu khí đốt ở Mỹ. Ảnh AP

Một terminal xuất khẩu khí đốt ở Mỹ. Ảnh AP

Có vẻ như ông Joe Biden đã nhượng bộ trước áp lực từ các nhà bảo vệ môi trường trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, khi ông đưa ra quyết định tạm dừng xuất khẩu LNG.

Theo chính quyền Biden, Bộ Năng lượng (DOE) hiện sẽ xem xét các đơn đăng ký xuất khẩu hàng hóa thông qua lăng kính của chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu.

Các nhà phê bình cảnh báo rằng quyết định "bốc đồng" của ông Biden trong việc hạn chế bán LNG ra nước ngoài sẽ khiến chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng và sẽ gây ra phản ứng ngược đối với các đồng minh châu Âu của Washington.

Họ ngày càng trở nên phụ thuộc vào khí đốt của Mỹ sau khi cắt đứt quan hệ năng lượng với Moscow do xung đột Ukraine và vụ tấn công phá hoại sau đó nhằm vào đường ống Nord Stream của Nga vào tháng 9/2022, bởi những thủ phạm không rõ danh tính, được cho là Mỹ và Na Uy, theo nhà báo Seymour Hersh.

Stanislav Mitrakhovich, chuyên gia hàng đầu của Quỹ An ninh Năng lượng Quốc gia và Đại học Tài chính trực thuộc Chính phủ Liên bang Nga, nói với Sputnik: “Các doanh nhân Mỹ cho rằng đây chỉ là hiện tượng tạm thời”.

Ông Mitrakhovich nói: “Họ tin rằng khi chiến dịch bầu cử kết thúc – cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào tháng 11 – họ sẽ lại có thể xin được giấy phép mới để xuất khẩu khí đốt”. "Và nếu ông Trump là Tổng thống, thì còn hơn thế nữa: sẽ được cấp lại quyền. Vì Trump và một bộ phận đáng kể lãnh đạo của Đảng Cộng hòa có quan điểm rằng năng lượng truyền thống không phải là tội lỗi của nền kinh tế, chúng cần được sử dụng tối đa để vừa thúc đẩy nền kinh tế vừa đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại”.

Tuy nhiên, các chính trị gia và doanh nghiệp châu Âu vẫn nên cảm thấy lo lắng, ông Mitrakhovich cảnh báo.

“Đối với châu Âu, những hạn chế ngắn hạn trong việc cấp giấy phép xuất khẩu mới cũng đã cho thấy Mỹ không phải là một đối tác đáng tin cậy, vì nước này có thể thao túng mọi quy tắc trong lĩnh vực kinh doanh khí đốt để đạt được các mục tiêu chính trị nội bộ", nhà bình luận nói. “Nga có lẽ nên tính đến điều này khi xem xét các kế hoạch cho lĩnh vực năng lượng ở châu Âu”.

Ông Mitrakhovich nhấn mạnh về thực tế là bất chấp các lệnh trừng phạt năng lượng mà Washington và các đồng minh áp đặt lên Nga, xuất khẩu LNG của Nga vẫn tăng đáng kể vào năm 2022 so với năm 2021. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng dù có phần khiêm tốn nhưng vẫn tương đối ổn định. Dự án Yaman LNG đã được chứng minh là có hiệu quả cao và thuận tiện cho việc vận chuyển nhiên liệu siêu lạnh đến châu Âu.

Tháng 8 năm ngoái, truyền thông châu Âu thừa nhận rằng lượng mua LNG của Nga sang Lục địa già đã tăng 39,5% so với mức trước xung đột Ukraine. Hơn nữa, Viện Phân tích Tài chính và Kinh tế Năng lượng (IEEFA), một tổ chức nghiên cứu toàn cầu, đã chỉ ra vào tháng 11 rằng, “khoảng 21% LNG của Nga hiện được các cảng EU tiếp nhận sẽ không bị ảnh hưởng bởi mục tiêu của khối về kế hoạch hạn chế nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch Nga vào năm 2027", trích dẫn kế hoạch REPowerEU.

Chuyên gia này tiếp tục: “Những quốc gia như Bỉ cho thấy tỷ lệ nhập khẩu LNG của Nga vẫn tăng đáng kể”. “Nhưng trên thực tế, Bỉ là một quốc gia, mặc dù có nền kinh tế phát triển nhưng họ không đủ năng lực công nghiệp để tiêu thụ hết lượng khí đốt này. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi khí hóa lỏng đến Bỉ, sau đó được tái hóa khí và chuyển đến Đức thông qua hệ thống ống dẫn khí từ Bỉ. Nghĩa là, Đức, mặc dù tuyên bố rằng họ không tiêu thụ khí đốt của Nga, nhưng các phân tử khí đốt của Nga đến Bỉ vẫn được Đức tiêu thụ sau đó".

Ông Mitrakhovich lập luận rằng khi Tổng thống Biden thay đổi chương trình nghị sự xanh của mình, tăng sản lượng dầu trong khi cắt giảm xuất khẩu khí đốt, thì việc châu Âu duy trì hợp tác năng lượng với Nga sẽ là điều hợp lý. Ông nhận định thương mại năng lượng đã bị chính trị hóa nặng nề ở châu Âu và gây nhiều bất lợi cho lục địa này, nơi đang chứng kiến sự suy thoái kinh tế, phi công nghiệp hóa, sản xuất giảm sút do tình trạng bất ổn về năng lượng và giá cả biến động.

“Đối với những người trực tiếp tham gia kinh doanh, lựa chọn hợp tác với Nga sẽ hợp lý hơn nhiều so với việc phụ thuộc vào Mỹ, nơi có nhiều rủi ro về quy định của chính phủ, có thể hạn làm chế nguồn cung khí đốt trong tương lai", chuyên gia giải thích.

Trung Quốc nên suy nghĩ kỹ về việc dựa vào LNG của Mỹ

Trong khi đó, quyết định của ông Biden liên quan đến nhập khẩu LNG của Mỹ có thể gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán của Nga với Trung Quốc về Power of Siberia 2, một đường ống được đề xuất để đưa khí đốt tự nhiên từ các mỏ trên bán đảo Yamal ở phía tây Siberia đến Trung Quốc, chuyên gia này cho biết.

“Trong tình huống này, sẽ hợp lý nếu Trung Quốc chọn giải pháp an toàn với đường ống dẫn từ Nga đi qua Mông Cổ, nơi thân thiện với cả Nga và Trung Quốc và không có rủi ro liên quan đến việc vận chuyển khí đốt bằng đường biển", ông Mitrakhovich nói. “Chưa tính đến xung đột tại đảo Đài Loan và các vấn đề khác có thể leo thang trong năm 2025. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ phải bàn về việc chấm dứt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Rất có thể, Úc sẽ ngừng cung cấp khí đốt. Nói một cách tương đối, Trung Quốc sẽ khó mua khí đốt từ Trung Đông, bởi người Mỹ có thể sử dụng khả năng hải quân của mình để ngăn chặn những nguồn cung này”.

Hiện nay, lượng nhập khẩu khí tự nhiên của Trung Quốc thông qua đường ống Power of Siberia của Nga đang ngày càng tăng. Tháng trước, Gazprom tiết lộ trên tài khoản Telegram của mình rằng "vào ngày 23/12, công ty năng lượng đã lập kỷ lục lịch sử mới về lượng cung cấp khí đốt hàng ngày cho Trung Quốc. Yêu cầu của Trung Quốc về việc cung cấp khí đốt qua đường ống dẫn khí Power of Siberia một lần nữa vượt quá nghĩa vụ hợp đồng hàng ngày. Gazprom cũng đã cung cấp đủ số lượng được yêu cầu”.

Ông Mitrakhovich lưu ý: “Trung Quốc chỉ xem các nhà sản xuất LNG của Mỹ là vật thế chấptrong trò chơi chính trị đang diễn ra, cả trong và ngoài nước”, đồng thời ông cũng bày tỏ hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ đẩy nhanh quá trình ra quyết định liên quan đến đường ống Power of Siberia 2 của Nga.

Pháp đề xuất EU cấm xuất khẩu quần áo đã qua sử dụng để giải quyết vấn đề rác thải dệt may

Pháp đề xuất EU cấm xuất khẩu quần áo đã qua sử dụng để giải quyết vấn đề rác thải dệt may

18/03/2024 10:52

Reuters đưa tin, Pháp đang đề xuất Liên Minh Châu Âu (EU) lệnh cấm xuất khẩu quần áo đã qua sử dụng, trong bối cảnh các Chính phủ EU đang tìm kiếm những cách thức mới để giải quyết vấn đề rác thải dệt may, khi vấn nạn này ngày càng trở nên trầm trọng.

Gần 90% người Nga ủng hộ ông Putin trước thềm bầu cử

Gần 90% người Nga ủng hộ ông Putin trước thềm bầu cử

14/03/2024 11:19

Kết quả cuộc khảo sát mới nhất do trung tâm Levada ở Moscow thực hiện cho thấy 86% người dân Nga ủng hộ ông Putin trước thềm bầu cử tuần này.

Vụ tràn dầu ngoài khơi California đã được xử lý sạch

Vụ tràn dầu ngoài khơi California đã được xử lý sạch

12/03/2024 16:12

Ngày 10/3, Cảnh sát biển Mỹ cho biết chuyến bay khảo sát trên không của họ đã không còn phát hiện ra vệt dầu ngoài khơi bờ biển Huntington Beach, California, sau khi vụ tràn dầu được phát hiện hôm thứ Sáu tuần trước, đã được dọn sạch.

Nga yêu cầu Mỹ đảm bảo an ninh trước thềm bầu cử

Nga yêu cầu Mỹ đảm bảo an ninh trước thềm bầu cử

11/03/2024 14:03

Đại sứ quán Nga tại Washington mới đây cho biết đang "liên hệ chặt chẽ" với Bộ Ngoại giao Mỹ trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Nga.

Anh gọi thầu các dự án năng lượng tái tạo lên đến hàng tỷ bảng Anh

Anh gọi thầu các dự án năng lượng tái tạo lên đến hàng tỷ bảng Anh

10/03/2024 07:33

Theo tài liệu báo cáo ngân sách Chính phủ Anh vào thứ Sáu, vòng đấu giá tiếp theo của nước này nhằm thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo sẽ có giá trị hơn 1 tỷ bảng (khoản 1,3 tỷ USD).

Hà Lan cấm khoan khí đốt ở Biển Wadden nhạy cảm

Hà Lan cấm khoan khí đốt ở Biển Wadden nhạy cảm

06/03/2024 14:24

Hà Lan sẽ không cho phép các công ty khoan khí đốt ở Biển Wadden thuộc phần Hà Lan, Chính phủ Hà Lan cho biết hôm thứ Ba 5/3.

Nga - Trung hợp tác đưa nhà máy điện hạt nhân lên mặt trăng

Nga - Trung hợp tác đưa nhà máy điện hạt nhân lên mặt trăng

06/03/2024 14:22

Người đứng đầu cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cho biết nước này đang xem xét việc lắp đặt nhà máy điện hạt nhân trên mặt trăng bắt đầu từ năm 2033 đến năm 2035.

Ukraine nêu điều kiện để tiếp tục vận chuyển khí đốt của Nga sang EU

Ukraine nêu điều kiện để tiếp tục vận chuyển khí đốt của Nga sang EU

06/03/2024 07:28

Thủ tướng Denis Shmigal tuyên bố Ukraine sẽ tiếp tục vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga qua lãnh thổ của mình tới Tây Âu sau năm 2024 nếu các nước EU yêu cầu làm như vậy.

74 loài cá trên sông Mê Kông đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng

74 loài cá trên sông Mê Kông đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng

05/03/2024 11:58

Trong báo cáo mới đây của WWF phối hợp cùng 25 nhóm bảo tồn thiên nhiên và thủy sinh toàn cầu cho biết, khoảng 19% trong số các loài cá ở sông Mê Kông đang có nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống, khai thác không bền vững.