Toàn cảnh cuộc tranh cãi về việc áp trần giá khí đốt ở châu Âu
Các bộ trưởng Bộ Năng lượng của EU đã không đồng thuận được về mức trần giá khí đốt cũ. Do đó, họ gia hạn thêm một tuần để tiếp tục thỏa thuận. Cho đến lúc đó, châu Âu sẽ áp dụng những biện pháp khẩn cấp khác để đối phó với tình trạng khủng hoảng năng lượng.
Thật vậy, ông Jozef Sikela - Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Séc đã có chia sẻ đầy tiếc nuối: “Tôi tưởng hôm nay sẽ được mở nút chai sâm panh. Nhưng chúng nằm trong tủ lạnh tiếp rồi. Dù vậy, tôi nghĩ chúng sẽ sớm được mở thôi”.
Các cuộc thảo luận đã bị hoãn lại. Vào hôm 19/12, một cuộc họp cấp bộ trưởng mới sẽ diễn ra. Trong khi chờ đợi, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ có thể bàn luận chủ đề này tại hội nghị thượng đỉnh tổ chức vào hôm nay, 15/12.
Từ 3 tuần nay, 27 quốc gia thành viên EU đã giằng xé nhau vì một đề xuất từ Ủy ban Châu Âu (EC). Theo đó, để ngăn chặn mọi nguy cơ bùng nổ giá trở lại, EC muốn tạm thời áp trần giá khí đốt từ một vài hợp đồng tương lai trên sàn giao dịch TTF của Hà Lan.
Sự chia rẽ dai dẳng này đã làm tê liệt kế hoạch đưa 2 văn bản (đã được phê duyệt) khác đi vào vận hành. Chưa kể, vì quyết định mới về mức giá trần cho khí đốt, EU đã đình chỉ thủ tục thông qua chính thức cho 2 văn bản trên.
Văn bản thứ nhất quy định về việc tham gia mua khí đốt theo nhóm. Theo đó, các công ty năng lượng sẽ cùng tham gia tạo chung một liên doanh để mua được khí đốt với giá rẻ hơn. Bên cạnh đó, văn bản cũng quy định về một cơ chế bắt buộc cùng tham gia đảm bảo nguồn cung năng lượng cho những quốc gia đứng trước nguy cơ bị thiếu hụt.
Văn bản thứ hai quy định về việc đơn giản hóa những thủ tục cấp giấy phép cho các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo.
Bà Leonore Gewessler - Bộ Hành động khí hậu, Môi trường, Năng lượng, Vận tải, Đổi mới và Công nghệ của Áo cho biết: “Những giải pháp này tuy không hoàn hảo, nhưng chúng đã sẵn sàng đi vào vận hành và sẽ giúp hạ giá thành”.
Tương tự, ông Jozef Sikela nói: “Mục tiêu của EC là thông qua cả 3 văn bản này cùng một lúc, trong một gói duy nhất, vào hôm 19/12 sắp tới đây”.
“Hàng rào bảo vệ” hay “trò đùa dở khóc dở cười”?
Ban đầu, EC đã đề xuất giới hạn giá khí đốt từ các hợp đồng tương lai hàng tháng trên sàn TTF, nếu giá vượt quá mức 275 euro/MWh trong 2 tuần liên tiếp. Thêm vào đó, để áp trần giá, điều kiện “giá khí đốt TTF cao hơn ít nhất 58 euro so với giá tham chiếu LNG bình quân của thế giới” phải được thỏa.
Tuy nhiên, giá khí đốt chưa bao giờ thỏa được những điều kiện hà khắc này, ngay cả vào giai đoạn tháng 8/2022 vừa rồi, khi giá khí đốt đạt đến mức đỉnh điểm. Vì vậy, nhiều quốc gia nhận định, khả năng kích hoạt được cơ chế này cực kỳ khó xảy ra. Rất nhiều quốc gia thành viên (Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan, Hy Lạp, v.v.) đã gọi đây là một “trò đùa dở khóc dở cười” và yêu cầu EC nới thật lỏng những điều kiện trên.
Ngược lại, nhiều quốc gia khác (Đức, Hà Lan, Áo, v.v.) lại gọi đây là một “hàng rào bảo vệ”. Dù vậy, họ muốn EC bảo đảm rằng chính sách áp trần này sẽ không đe dọa nguồn cung khí đốt của Châu Âu.
Một vài nhà cung cấp khí đốt chính như Na Uy cũng cảnh báo rằng, tính chất đơn phương của chính sách sẽ thúc đẩy nhiều nhà cung cấp LNG từ bỏ châu Âu để đáp ứng những khách hàng châu Á – những quốc gia trả giá hấp dẫn hơn.
Séc đang nỗ lực để “đưa ra cam kết đáp ứng được cả hai luồng ý kiến”.
Theo ông Jozef Sikela, vào hôm 13/12, EU đã đạt được một hợp đồng nguyên tắc để mở rộng quy mô chính sách áp trần giá khí đốt. Theo đó, cơ chế sẽ được áp dụng cho những thị trường khác ngoài sàn TTF, nhưng những giao dịch OTC sẽ được miễn trừ.
Hiện EC cũng cần hoàn tất thỏa thuận những vấn đề sau: Đánh giá lại cơ chế “vào cuối tháng 2/2023”; khả năng tự động vô hiệu hóa cơ chế trong trường hợp xảy ra rủi ro không lường trước được.
Tìm điểm cân bằng
Bà Agnès Pannier-Runach – Bộ trưởng Bộ Chuyển tiếp năng lượng Pháp cho biết: “Chúng tôi đã đạt được tiến bộ lớn: 90% văn bản đã được ổn định, còn những điểm hạn chế sẽ được thống nhất vào hôm 19/12, trong đó có vấn đề đặt lại mức giá trần”.
Nhiều quốc gia như Hy Lạp, Ý và Bỉ đã đề xuất hạ mức trần xuống còn 160 euro/MWh. Nhưng nhiều quốc gia khác không đồng ý.
Séc thì muốn lấy 220 euro/MWh làm mức trần.
Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đức Robert Habeck nhấn mạnh: “Đây là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm. Chúng ta nên lùi lại một bước để kiểm tra xem, liệu chúng ta có phạm sai lầm nào hay không”.
Bản thân Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng cho rằng, một mức trần sai lầm có thể làm trầm trọng thêm vấn đề biến động giá, gây nguy hiểm cho “sự ổn định tài chính trong khu vực đồng euro”.
Bà Agnès Pannier- Runach trấn an: “Chúng tôi đặt ra 3 mục tiêu với mức độ ưu tiên như nhau: Bảo vệ ngành công nghiệp của chúng tôi khi giá khí đốt trở nên bất hợp lý; duy trì sự ổn định của thị trường tài chính; đảm bảo an ninh nguồn cung khí đốt cho mùa đông năm 2023 và 2024”.
Ông Konstantinos Skrekas - Bộ trưởng Bộ Môi trường và Năng lượng Hy Lạp nhận định: “Thời gian không còn nhiều. Người dân và doanh nghiệp đang phải chịu đựng hệ quả của tình trạng bùng nổ giá trong mùa đông, chúng ta phải nhận trách nhiệm về mình và hành động ngay lập tức”.
Cùng chủ đề
EU gia hạn giới hạn giá khí đốt tự nhiên khẩn cấp đến tháng 1/2025
Giá khí đốt châu Âu tăng vọt khi Chevron không thể ngăn chặn các cuộc đình công
Mùa đông ôn hòa có thể giảm một nửa giá khí đốt tự nhiên của châu Âu
Giá khí đốt tại châu Âu tăng vọt, vì sao?
Giá khí đốt tiếp tục lao dốc đẩy giá điện châu Âu xuống mức âm
Xuất khẩu LNG của Bắc Mỹ tăng gấp đôi trong những năm tới
05/09/2024, 12:26Diễn biến thị trường dầu thô thế giới tuần qua
02/09/2024, 09:02Bhutan - Quốc gia “xanh” duy nhất trên thế giới
26/08/2024, 14:34Mỹ tăng mạnh nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam
12/06/2024, 11:24Ngành công nghiệp dầu khí Mỹ được lợi gì nếu ông Trump tái đắc cử?
15/05/2024, 06:20Cuộc tấn công bất ngờ làm rung chuyển ngành đá phiến Mỹ
04/05/2024, 20:54IMF nâng mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Nga
19/04/2024, 14:12Bất chấp kêu gọi của Mỹ, Ukraine vẫn tấn công các nhà máy lọc dầu Nga
Theo các quan chức Mỹ giấu tên, việc Kiev từ chối nhượng bộ đã khiến căng thẳng gia tăng giữa Ukraine và Washington – đối tác quân sự hàng đầu của nước này.
Tổng thống Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu LNG để đổi viện trợ cho Ukraine
Thị trường đang nóng lòng chờ đợi quyết định từ Nhà Trắng về việc có thể dỡ bỏ lệnh cấm đối với các dự án xuất khẩu LNG mới khi chính quyền Biden tìm kiếm đòn bẩy để giành được sự chấp thuận của Đảng Cộng hòa đối với gói viện trợ mở rộng cho Ukraine.
Nếu có tận thế do thay đổi khí hậu, hộp đen Trái đất này sẽ lưu trữ lại toàn bộ dữ liệu
Dự án về hộp đen Trái đất hy vọng sẽ khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường trên quy mô toàn cầu cả ở thời điểm hiện tại và mai sau.
Thảm khốc sập cầu ở Baltimore, Mỹ: 6 người được cho là đã thiệt mạng
Hiện nay giới chức thành phố Baltimore, Mỹ vẫn chưa thống kê chính xác được con số thương vong cụ thể của vụ sập cầu Francis Scott Key.
Vụ khủng bố đẫm máu ở Nga: Con số thương vong tăng lên 236 người
11 người đã bị bắt giữ liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại Crocus City Hall, ngoại ô Moscow.
WMO phát 'báo động đỏ' về khí hậu toàn cầu
Mọi kỷ lục lớn về khí hậu toàn cầu đã bị phá vỡ vào năm ngoái và năm 2024 có thể tồi tệ hơn, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết hôm thứ Ba 19/3, đồng thời bày tỏ mối quan ngại đặc biệt về nhiệt độ bề mặt đại dương và băng biển đang thu hẹp.
Việt Nam và lãnh đạo các nước chúc mừng Tổng thống Putin
Lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới gửi lời chúc mừng đến ông Putin sau khi ông tái đắc cử Tổng thống Nga.
Nigeria thay đổi chiến lược chống nạn trộm dầu mỏ
Mặc dù có nhiều nỗ lực ngăn chặn, Chính quyền Nigeria vẫn không thể giải quyết nạn trộm cắp dầu. Vấn nạn này gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích kinh tế và giảm sức hút của ngành dầu khí địa phương.
Ukraine không có ý định gia hạn thỏa thuận quá cảnh khí đốt của Nga
Ukraine hôm Chủ nhật cho biết họ không có kế hoạch gia hạn thỏa thuận 5 năm đã ký với Công ty Gazprom của Nga về việc vận chuyển khí đốt của Nga sang châu Âu cũng như không ký một thỏa thuận nào khác.