Ủy ban châu Âu từ chối đề xuất áp trần giá khí đốt
Ủy ban châu Âu (EC) nhận định việc đưa ra mức trần giá khí đốt sẽ làm ảnh hưởng đến các hợp đồng dài hạn hoặc an ninh nguồn cung hiện nay của các quốc gia.

Trong bối cảnh các nền kinh tế của EU đang bị ảnh hưởng nặng nề do cuộc xung đột Nga - Ukraine, EC tuyên bố sẽ không đưa ra mức trần giá khí đốt tự nhiên theo yêu cầu của một số quốc gia thành viên.
Trước đó, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí giao nhiệm vụ cho EC đề xuất một mức giá trần tạm thời để giảm chi phí cho người tiêu dùng. Cộng hòa Séc là quốc gia tiên phong đề xuất vấn đề này và tới nay đã có khoảng 15 quốc gia thành viên ủng hộ và thúc giục EU để đưa ra một khung tạm thời về giới hạn giá năng lượng.
Về phần mình, EC nhận định việc đưa ra mức trần giá khí đốt sẽ làm ảnh hưởng đến các hợp đồng dài hạn hoặc an ninh nguồn cung hiện nay của các quốc gia, do đó cơ quan này không thể đưa ra mức giá trần theo đề xuất của các nước. Vấn đề này đang gây chia rẽ ở các nước EU kể từ hội nghị thượng đỉnh không chính thức tại Praha hồi đầu tháng 10.
Trong bối cảnh các quốc gia châu Âu phải xoay sở với khủng hoảng năng lượng và lạm phát cao kỷ lục, sự bất đồng giữa các quốc gia trong khối đang khiến nguy cơ suy thoái kinh tế của khối trong mùa đông này trở nên hiện hữu.
Được biết, một cơ chế điều chỉnh thị trường có thể sẽ được thực hiện, song động thái này có thể không đủ mạnh để hạn chế ngay mức tăng đột biến giá năng lượng ở nhiều quốc gia. Cũng có ý kiến cho rằng ý tưởng về cơ chế điều chỉnh thị trường có thể dẫn tới những rủi ro an ninh năng lượng và sự ổn định kinh tế của nhiều nước.
Các Bộ trưởng Năng lượng EU sẽ thảo luận về vấn đề này vào ngày 24/11, trong khi nội dung này cũng sẽ là một trong những trọng tâm tại Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu sẽ diễn ra vào 15 - 16/12 tới.
Cùng chủ đề
COP28: EU đưa sáng kiến tăng gấp ba công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030
Châu Âu kêu gọi thành lập liên minh phát triển năng lượng hạt nhân
Liệu EU có tiếp tục giảm nhu cầu khí đốt trong tương lai?
Đến tháng 5/2023, chấm dứt tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài
EU lên kế hoạch mới để trừng phạt Nga

Cung điện gió gần 1.000 cửa sổ
16/02/2025, 19:19
Hoa Kỳ: Số ca nhiễm cúm ở mức cao nhất trong hơn 15 năm
10/02/2025, 10:11
Quy định mới của EU có làm đổ vỡ thỏa thuận khí đốt với Mỹ?
26/01/2025, 18:08
Quan chức Hungary kêu gọi tranh luận về lệnh trừng phạt của EU với Nga
25/01/2025, 12:31
Tỷ phú truyền thông Bloomberg sẽ 'gánh' phí khí hậu thay Mỹ
25/01/2025, 12:26
Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng
14/01/2025, 15:37Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động để tránh 'sụp đổ khí hậu'
Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới đưa ra những hành động khẩn cấp và thực chất trong năm 2025 để tránh "sự sụp đổ khí hậu".
Đang cháy rừng ở Australia, diện tích thiệt hại rộng bằng Singapore
Đám cháy lớn nhất hiện đã thiêu rụi 74.000ha rừng tại Công viên quốc gia Grampians, cách Melbourne 240km về phía Tây. Diện tích đất bị cháy rừng thiêu rụi hiện đã bằng đảo quốc Singapore.
CNPC: Trung Quốc đạt đỉnh nhu cầu dầu tinh chế
Một báo cáo từ CNPC cho thấy, Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã chính thức đạt đỉnh.
Bản tin Năng lượng Quốc tế 12/12: Giá dầu WTI cho thấy xu hướng tăng mạnh
PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất trên thị trường Năng lượng Quốc tế.
Ngân hàng Goldman Sachs rút khỏi liên minh Net Zero
Goldman Sachs Group ( GS , Financial ) đã chính thức tách khỏi Net Zero Banking Alliance (NZBA) mà không đưa ra một lý do cụ thể.
Tàu vận chuyển khí CO2 hóa lỏng đầu tiên trên thế giới
Tàu chở CO2 hóa lỏng thương mại đầu tiên trên thế giới, được thiết kế và chế tạo độc lập bởi một công ty đóng tàu Trung Quốc, đã được bàn giao cho một khách hàng nước ngoài tại TP.Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc vào cuối tháng 11 vừa qua.
Châu Âu cảnh báo một số nước không tuân thủ các quy định về năng lượng
Ủy ban Châu Âu (EC) đã khởi động các thủ tục pháp lý đối với một số quốc gia thành viên vì không hoàn toàn thực hiện theo các chính sách năng lượng của EU.
Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
Trong một báo cáo từ Stratas Advisors gửi đến AFP vào cuối ngày thứ Năm, công ty này cảnh báo rằng các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường sản lượng dầu có thể kích thích phản ứng từ OPEC+.
CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
Giá dầu toàn cầu dự kiến duy trì trong khoảng 70 đến 80 USD/thùng vào năm 2025, tương tự như năm 2024, trong khi rủi ro địa chính trị tạo ra sự không chắc chắn xung quanh nguồn cung, Russell Hardy, Tổng giám đốc điều hành của Vitol cho hay.