Vai trò của đầu tư công trong triển vọng tăng trưởng năm 2023
Đầu tư công được coi là động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong trung hạn, trước mắt sẽ mang lại triển vọng cho nhóm nhà thầu xây dựng.
Do dư địa của chính sách tiền tệ không còn nhiều nên gánh nặng hỗ trợ phục hồi kinh tế đang đặt lên vai chính sách tài khóa rất nhiều. Phần lớn nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là từ chính sách tài khóa. Vai trò của đầu tư công là cực kỳ quan trọng cho triển vọng tăng trưởng năm 2023. Điều này đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh chương trình phục hồi, cần thiết thì có sự chỉnh sửa linh hoạt để triển khai.
Thúc đẩy giải ngân đầu tư công là một giải pháp cho phục hồi kinh tế, tuy nhiên dù trong tháng 11 này đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa để về đích cả năm 2022.
Mới đây, báo Đầu tư đưa tin, có 6 cơ quan trung ương và 14 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 80% kế hoạch thủ tướng giao. Nhiệm vụ giải ngân năm nay hết sức nặng nề vì còn hơn 41 % chưa giải ngân. Bộ kế hoạch và Đầu tư kiến nghị không trả lại kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022, coi đây là điều kiện để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của năm nay của người đứng đầu bộ và địa phương.
Còn tờ Người lao động cho hay, dư địa của chính sách tiền tệ không còn nhiều nền gánh nặng hỗ trợ phục hồi kinh tế đang đặt lên vai chính sách tài khóa lên rất nhiều. Do đó, vai trò của đầu tư công là cực kỳ quan trọng cho triển vọng tăng trưởng năm 2023.
Giải ngân vốn đầu tư công cũng chính là nội dung được thảo luận rất thẳng thắn tại phiên họp của HĐND TP.HCM. Tại phiên họp này, UBND TP đã đề xuất tạm dừng thực hiện 17 dự án giai đoạn 2021-2025 với tổng vốn ngân sách là 1.400 tỷ đồng.
Một tờ báo bình luận, lý do đưa ra là bởi các dự án đều chậm tiến độ triển khai do ảnh hưởng của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, một số dự án có nguy cơ đội vốn. Nguồn vốn dự tính dành cho các dự án này sẽ được bố trí cho những dự án cấp bạch khác. Việc này cho thấy thông điệp mạnh mẽ của TP về nâng hiệu quả đầu tư công. Chậm trễ thì đứng sang 1 bên để ưu tiên cho các dự án khác.
Một năm 2022 chuẩn bị khép lại cũng là lúc nhìn lại một năm điều hành kinh tế và có những bài học quý giá cho năm 2023 và những năm tiếp theo. Theo báo Công Thương, nếu như trước đây cải cách hành chính của Việt Nam tập trung vào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính thì nay cải cách phải tạo ra động lực để phát triển thị trường, từ đó phân bổ sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý. Ở đây, việc củng cố và tăng cường niềm tin thị trường đang trở nên đặc biệt quan trọng, làm nền cho mục tiêu tăng trưởng bền vững.
TS. Võ Trí Thành: Kết quả phục hồi kinh tế năm 2022 khá ấn tượng, tuy nhiên đằng sau quá trình phục hồi này có một số vấn đề cần lưu ý. Từ đầu năm, chúng ta kỳ vọng triển khai chương trình phục hồi, trọng tâm là đầu tư công và nhờ tăng trưởng xuất khẩu. Song đến nay nhìn lại, động lực phục hồi 3 quý vừa qua chủ yếu là từ xuất khẩu, tiêu dùng và một phần nào đó là giải ngân vốn FDI. Tình hình này đặt ra vấn đề liệu các động lực tăng trưởng năm tới có còn tốt như năm nay hay không?
Từ cuối quý III đến nay, kinh tế đã bắt đầu xuất hiện nhiều khó khăn. Bên cạnh những áp lực rất lớn cho vĩ mô về lãi suất, tỷ giá, lạm phát, thì còn xảy ra những vụ việc không hay liên quan đến thị trường tài chính, hệ thống tài chính ngân hàng. Sản xuất bắt đầu gặp rất nhiều khó khăn. Đơn hàng xuất khẩu của rất nhiều lĩnh vực giảm một cách đáng kể.
TS. Võ Trí Thành: “Bên cạnh những kết quả đạt được, khi nhìn lại tôi cũng có sự tiếc nuối rằng, giá như chúng ta thực hiện được chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhanh và mạnh hơn; nếu thực hiện được đầu tư công nhanh, mạnh hơn, kết quả phục hồi sẽ tốt hơn và đặt thêm nền tảng cho những năm sau.
Cùng chủ đề
Hàng loạt dự án xây dựng, đầu tư công chậm tiến độ ở Sóc Trăng, trách nhiệm của ai?
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024
'Treo' 16 năm, đội vốn nhiều lần, đã đến lúc yêu cầu BĐS Phát Đạt dừng dự án BT nhà thi đấu Phan Đình Phùng?
Tin tức kinh tế ngày 15/11: Giải ngân vốn đầu tư công chuyển biến tích cực
Thanh Hóa: Giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho nhiệm vụ quy hoạch
Việt Nam tăng trưởng cao hàng đầu châu Á về xuất nhập khẩu
21/11/2024, 06:45Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
20/11/2024, 11:59Kia K5 và Kia Sorento ưu đãi đặc biệt gần nửa tỷ đồng
20/11/2024, 09:51Ngân hàng lại tiếp tục giảm lãi suất cho vay
20/11/2024, 06:25VITAS tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập
19/11/2024, 16:50Giá xăng dầu đồng loạt giảm
14/11/2024, 16:52Hiệu quả ứng dụng IPM trên cây trồng
Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM) là biện pháp phòng trừ sâu bệnh mới được người dân trên địa bàn tỉnh Sơn La áp dụng, giúp giảm chi phí sản xuất, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sức khỏe người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng lợi nhuận trên một đơn vị canh tác.
Xây dựng sản phẩm OCOP lê Tai Nung
Những ngày này, nông dân các xã Phiêng Khoài, Yên Sơn, Lóng Phiêng, Chiềng On của huyện Yên Châu phấn khởi bước vào vụ thu hoạch lê. Năm nay, quả lê tiếp tục được mùa, được giá. Cùng với các loại cây ăn quả như chuối, xoài, mận hậu, cây lê được nhiều nông dân các xã vùng cao, biên giới của huyện Yên Châu đưa vào trồng, bước đầu mang lại giá trị kinh tế cao, được thị trường biết đến và đón nhận.
Mộc Châu mở rộng diện tích trồng rau an toàn
Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, những năm gần đây, diện tích trồng rau xanh của huyện Mộc Châu ngày càng được mở rộng, huyện đã hỗ trợ các HTX, người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập.
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm 'siêu xanh, siêu xinh' đến từ Vinamilk
Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Hiệu quả canh tác cây trồng trên đất dốc
Cải tạo đất, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng mô hình canh tác áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao độ phì nhiêu của đất dốc trồng cây ăn quả. Sau gần 3 năm triển khai, bước đầu giúp bà con nông dân sản xuất theo hướng bền vững.
Hợp tác đưa nông sản vươn xa
Mai Sơn hiện có 204 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, thời gian qua, các hợp tác xã đã phát huy tốt vai trò liên doanh, liên kết, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hiệu quả từ mô hình trồng cây xen canh
Trồng cây xen canh, là mô hình sản xuất được nhân dân xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn áp dụng trồng với cây cà phê, nhằm gia tăng giá trị đất canh tác, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng nguồn thu nhập.
Sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản ở Sông Mã
Sông Mã là huyện có vùng cây ăn quả lớn của tỉnh, với 10.877 ha. Thời điểm này, nhiều loại cây ăn quả bắt đầu vào vụ thu hoạch. Chính quyền địa phương và nông dân đang tích cực triển khai các phương án kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.
Vai trò của HTX trong sản xuất nông nghiệp
Những năm qua, các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Vân Hồ đã tích cực khai thác các sản phẩm thế mạnh, chủ lực của địa phương; áp dụng những cách làm mới, đầu tư công nghệ hiện đại, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giúp tăng thu nhập cho các thành viên, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.