Thứ sáu, 05/08/2022, 15:20 PM
  • Click để copy

Vẫn còn nhiều nguy cơ lạm phát từ nay đến cuối năm

Theo Bộ Tài chính, từ nay đến cuối năm còn nhiều áp lực lên mặt bằng giá từ biến động phức tạp, khó lường của giá các mặt hàng chiến lược, gây áp lực tới việc kiểm soát lạm phát.

Còn nhiều biến động

Theo số liệu công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 7/2022 tăng 0,4% so với tháng liền trước, tăng 3,59% so với tháng 12-2021 và tăng 3,14% so với tháng 7-2021. Bình quân 7 tháng năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,44%. Trong tháng 7-2022, trừ nhóm giao thông có chỉ số giá giảm mạnh (-2,85%), còn lại 10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính đều có chỉ số giá tăng so với tháng trước.

Trong tháng 7, giá xăng dầu trong nước giảm mạnh do tác động giảm thuế bảo vệ môi trường và biến động giảm từ giá xăng dầu thế giới. Ở chiều ngược lại, giá nhiều mặt hàng tiêu dùng thiết yếu có biến động tăng, trong đó có giá thịt lợn và một số loại thịt gia cầm tăng do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, giá thủy, hải sản tươi sống tăng do giá nhiên liệu tăng; giá trứng các loại tăng do đang vào mùa sản xuất bánh Trung thu.

 

 

Chỉ số nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng cao thứ hai trong các nhóm hàng do nhu cầu tăng vào dịp hè; chỉ số giá điện nước sinh hoạt lũy tiến tăng do nhu cầu sử dụng nhiều điện, nước sinh hoạt vào mùa nắng nóng; giá vật liệu xây dựng và nhân công sửa chữa nhà ở tăng lên do nhu cầu nguyên liệu đầu vào tăng; giá dịch vụ vận tải tăng do vào mùa cao điểm du lịch; giá mặt hàng đồ uống tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng lên trong mùa hè, đồng thời, giá nguyên liệu đầu vào và giá vận chuyển tăng...

Về tình hình lạm phát từ nay tới cuối năm, Bộ Tài chính nhận định còn nhiều áp lực lên mặt bằng giá từ biến động phức tạp, khó lường của giá các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới nhất là giá các mặt hàng năng lượng, lương thực, nguyên vật liệu cho sản xuất; việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số mặt hàng do Nhà nước quản lý; nguy cơ tiềm ẩn từ dịch bệnh, thiên tai, bão lụt… có thể gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ.

Bên cạnh đó, trong nửa cuối năm, khi các gói trong Chương trình phục hồi của Chính phủ được triển khai quyết liệt, bên cạnh việc hỗ trợ nền kinh tế phục hồi tốt hơn thì ít nhiều cũng sẽ gây áp lực tới việc kiểm soát lạm phát do tổng cầu phục hồi tốt hơn, nhu cầu chi tiêu, du lịch của người dân tăng lên sau một thời gian dài bị hạn chế bởi đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, cũng có những yếu tố giảm áp lực lên mặt bằng giá. Hiện nay, hầu hết các NHTW trên thế giới đều có những điều chỉnh chính sách trong đó chú trọng thắt chặt chính sách tiền tệ để ưu tiên kiểm soát lạm phát. Khi lạm phát ở các nước được kiểm soát, áp lực từ môi trường bên ngoài có thể giúp kiểm soát lạm phát trong nước, kỳ vọng lạm phát được neo giữ tốt hơn.

Đồng thời, sự kiên định trong chủ trương ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Quốc hội và Chính phủ; sự quyết liệt trong chỉ đạo của Ban Chỉ đạo điều hành giá giúp củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người dân; Ngoài ra, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm trên thị trường hiện vẫn dồi dào cùng với các chính sách tài khóa đang và dự kiến triển khai cũng góp phần làm giảm áp lực lên mặt bằng giá.

Bộ Tài chính, thường trực Ban chỉ đạo điều hành giá sẽ phối hợp với các Bộ, ngành theo chức năng quản lý nhà nước tích cực đánh giá, nắm bắt tình hình, chuẩn bị các phương án, kịch bản dự báo để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra.

Kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Phát biểu tại phiên họp thường kỳ tháng 7/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết tình hình 7 tháng đầu năm 2022 có nhiều biến động nhưng dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự đồng hành của Quốc hội, sự vào cuộc của nhân dân, doanh nghiệp, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, chúng ta đạt kết quả hết sức tích cực: kinh tế vĩ mô ổn định, kiểm soát lạm phát, bảo đảm tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn, chuỗi cung ứng lao động phục hồi nhanh; ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; hoạt động đối ngoại được thúc đẩy.

Theo Thủ tướng, mặc dù đạt được những thành tựu cơ bản, song còn nhiều vấn đề không thể chủ quan như áp lực và nguy cơ lạm phát hiện hữu; giá cả các mặt hàng chiến lược biến động; giải ngân đầu tư công đạt thấp; một số nội dung chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội chưa đạt yêu cầu.

Thủ tướng cho rằng thời gian tới có cả thời cơ, thuận lợi, song khó khăn, thách thức nhiều hơn. Do đó nhiệm vụ tháng 8 và những tháng tiếp theo còn rất nặng nề, do đó đề nghị các thành viên chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung thảo luận phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan của thành tựu, đặc biệt là khó khăn, hạn chế; rút ra bài học kinh nghiệm; đề ra nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các nhiệm vụ.

Thủ tướng chỉ rõ việc điều hành phát triển kinh tế-xã hội thực hiện trên tinh thần 4 ổn định, 3 tăng cường, 2 đẩy mạnh, 1 tiết giảm và 1 không. Bốn ổn định gồm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn; ổn định các loại thị trường; ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; ổn định đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Ba tăng cường gồm tăng cường nắm tình hình; tăng cường y tế dự phòng, y tế cơ sở, tiêm vaccine; tăng cường kỷ luật, kỷ cương.

Hai đẩy mạnh gồm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, tạo công ăn, việc làm; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Một tiết giảm là tiết giảm chi tiêu đối với những khoản không cần thiết. Một không là không điều hành giật cục.

Theo chương trình phiên họp thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 7 và 7 tháng năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; tình hình công tác phòng, chống dịch COVID-19; tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công và tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu Quốc gia.

THACO đề xuất đầu tư 61 tỷ USD cho Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

THACO đề xuất đầu tư 61 tỷ USD cho Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

27/05/2025 14:28

Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa đề xuất đầu tư 61,35 tỷ USD cho Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Giá vàng hôm nay 27/5: Xu hướng giảm mạnh sau động thái 'siết' thị trường vàng

Giá vàng hôm nay 27/5: Xu hướng giảm mạnh sau động thái 'siết' thị trường vàng

27/05/2025 10:45

Trong phiên giao dịch sáng ngày 27/5/2025, giá vàng hôm nay trong nước và thế giới đồng loạt ghi nhận xu hướng giảm, đánh dấu sự điều chỉnh sau chuỗi ngày tăng nóng.

Việt Nam sẽ xuất khẩu điện sạch sang Malaysia, Singapore

Việt Nam sẽ xuất khẩu điện sạch sang Malaysia, Singapore

27/05/2025 10:41

Các bên sẽ cùng nghiên cứu tính khả thi của việc xuất khẩu điện sạch từ Việt Nam sang Malaysia và Singapore thông qua tuyến cáp ngầm.

Vietjet đặt hàng 20 máy bay thân rộng A330neo cho kế hoạch tương lai

Vietjet đặt hàng 20 máy bay thân rộng A330neo cho kế hoạch tương lai

26/05/2025 17:48

Vietjet, hãng hàng không tư nhân lớn nhất Việt Nam, vừa đặt mua đơn hàng mới với Airbus cho 20 máy bay thân rộng A330-900, phục vụ cho kế hoạch phát triển thời kỳ mới của hãng hàng không trong thập kỷ tới.

Giá vàng trong nước lao dốc mạnh

Giá vàng trong nước lao dốc mạnh

26/05/2025 14:27

Sáng 26/5, giá vàng miếng bất ngờ giảm sâu tới 2 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 1 triệu đồng ở chiều bán ra, bất chấp giá vàng thế giới gần như đi ngang.

Lãi suất ngân hàng 26/5: Cạnh tranh tăng cao, ưu đãi hấp dẫn

Lãi suất ngân hàng 26/5: Cạnh tranh tăng cao, ưu đãi hấp dẫn

26/05/2025 10:17

Mặt bằng lãi suất ngân hàng 26/5 ổn định, nhiều ưu đãi hấp dẫn từ các ngân hàng thương mại, đặc biệt qua kênh gửi tiết kiệm trực tuyến.

Giá cà phê ngày 25/5: Ổn định quanh 122.500 đồng/kg, sau đợt giảm

Giá cà phê ngày 25/5: Ổn định quanh 122.500 đồng/kg, sau đợt giảm

25/05/2025 16:40

Giá cà phê hôm nay 25/5/2025 tại Tây Nguyên giữ ổn định quanh 122.000 – 122.500 đồng/kg sau cú giảm mạnh. Sàn Robusta phục hồi nhẹ, giao dịch thận trọng.Sau phiên điều chỉnh giảm sâu hôm 24/5, giá cà phê trong nước được ghi nhận ổn định trong sáng 25/5, dao động từ 122.000 – 122.500 đồng/kg. Giới kinh doanh đang theo dõi sát diễn biến nguồn cung và thị trường quốc tế. ________________________________________ Giá cà phê trong nước giữ mức thấp Theo khảo sát sáng 25/5, giá cà phê nhân xô tại khu vực Tây Nguyên tiếp tục ổn định ở mức thấp sau khi giảm mạnh vào phiên trước. Cụ thể: Lâm Đồng: 122.000 đồng/kg Gia Lai: 122.500 đồng/kg Advertisements X Đắk Lắk: 122.500 đồng/kg Đắk Nông: 122.500 đồng/kg So với mức đỉnh hơn 125.000 đồng/kg hồi giữa tuần, giá cà phê hiện đã giảm khoảng 2.500 – 3.300 đồng/kg, ghi nhận là mức điều chỉnh sâu nhất trong vòng một tháng. Một số thương nhân tại Đắk Lắk nhận định, sau đợt chốt lời mạnh từ cả bên thu mua và người trồng, thị trường cà phê đang bước vào trạng thái “giằng co” với tâm lý thận trọng. Dự kiến, giá sẽ còn dao động trong biên độ hẹp trong vài phiên tới nếu không có biến động lớn từ thị trường thế giới. ________________________________________ Sàn Robusta phục hồi nhẹ Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/5, sàn London ghi nhận giá cà phê Robusta tăng nhẹ trở lại sau phiên giảm sâu trước đó. Cụ thể: Hợp đồng giao tháng 7/2025 tăng 3 USD, lên 4.790 USD/tấn Tháng 9/2025 đạt 4.786 USD/tấn Tháng 11/2025 chốt ở 4.760 USD/tấn Tháng 1/2026 đạt 4.694 USD/tấn Đà tăng nhẹ này đến từ động thái điều chỉnh kỹ thuật, khi lực bán ra suy giảm sau phiên giảm mạnh trước đó. Ngoài ra, đồng real Brazil tăng giá trở lại so với USD, khiến nông dân nước này giảm bán cà phê ra thị trường xuất khẩu, qua đó hỗ trợ giá Robusta phục hồi. Tuy nhiên, giới đầu tư vẫn lo ngại về triển vọng dư cung nếu Brazil vào chính vụ thu hoạch và nguồn hàng từ Việt Nam ổn định hơn trong thời gian tới. ________________________________________ Thị trường trong giai đoạn giằng co Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu tại TP.HCM cho biết, hiện tượng giá cà phê lao dốc rồi giữ ở mức thấp trong vài ngày gần đây chủ yếu do hoạt động bán ra của các đại lý nội địa và một số doanh nghiệp cần cân đối dòng tiền cuối tháng. Trong khi đó, nông dân tại các vùng trồng cà phê trọng điểm như Đắk Lắk và Gia Lai đã bán ra một lượng lớn khi giá lên trên 125.000 đồng/kg, dẫn đến nguồn cung hiện tại không quá dồi dào. Điều này có thể là yếu tố giúp giá không giảm thêm sâu. Các chuyên gia cho rằng, thị trường cà phê đang chịu ảnh hưởng đồng thời từ yếu tố nội địa (nguồn hàng ít, tâm lý nông dân găm hàng) và yếu tố quốc tế (USD mạnh lên, thị trường hàng hóa toàn cầu điều chỉnh). Trong ngắn hạn, giá có thể chưa phục hồi mạnh trở lại, nhưng cũng khó giảm thêm sâu do sức mua vẫn hiện diện. ________________________________________ Dự báo giá cà phê sẽ duy trì mức hiện tại Trong những ngày tới, nếu sàn London giữ được xu hướng ổn định và không có biến động từ thị trường tài chính quốc tế, giá cà phê trong nước được dự báo sẽ tiếp tục dao động quanh mức 122.000 – 123.000 đồng/kg. Tuy vậy, thị trường vẫn cần theo dõi diễn biến thu hoạch tại Brazil, thời tiết tại Tây Nguyên và mức tồn kho đạt chuẩn tại các cảng châu Âu – những yếu tố có thể tác động lớn đến hướng đi của giá cà phê trong tháng 6.

Lãi suất ngân hàng 23/5: Ngắn hạn giảm, dài hạn giữ ổn định

Lãi suất ngân hàng 23/5: Ngắn hạn giảm, dài hạn giữ ổn định

23/05/2025 10:08

Lãi suất ngân hàng ngày 23/5 tiếp tục giảm ở kỳ hạn ngắn, trong khi kỳ hạn dài giữ ổn định. Người dân vẫn đẩy mạnh gửi tiết kiệm bất chấp lãi thấp.

Thị trường nhà đất phục hồi, nhưng vẫn thiếu nhà giá rẻ

Thị trường nhà đất phục hồi, nhưng vẫn thiếu nhà giá rẻ

22/05/2025 15:43

Thị trường bất động sản Việt Nam phục hồi rõ nét trong năm 2024 nhờ khung pháp lý mới, niềm tin được khôi phục và nguồn cung tăng mạnh ở phân khúc cao cấp.

Xem thêm