Vi phạm TTXD tại Khu vực đồi 76 (Quốc Oai): Nhìn từ Chỉ thị 14 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và trách nhiệm người đứng đầu?
Mặc dù lãnh đạo TP. Hà Nội đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng (TTXD) cũng như xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra vi phạm, nhưng tại Khu vực đồi 76 (đồi Gò Ròng) xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội vẫn tồn tại một số vi phạm chưa được xử lý dứt điểm?

Hình ảnh một số công trình tại Khu vực đồi 76 (đồi Gò Ròng) xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai.
Chỉ thị 14 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội yêu cầu các cấp, các ngành, đặc biệt là UBND các quận, huyện, thị xã cần chấn chỉnh kỷ cương, thực hiện chế độ xử lý trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm trong quản lý TTXD trên địa bàn. Tổ chức rà soát, tổng kết, đánh giá và đề xuất các giải pháp hiệu quả, phù hợp để ổn định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của cơ quan, bộ phận chuyên môn làm công tác quản lý TTXD của thành phố và các quận, huyện, thị xã. Tiếp tục rà soát, thống kê các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng trong các giai đoạn trước để xử lý dứt điểm.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu các cấp ủy đảng, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quy định rõ trách nhiệm của lãnh đạo cấp ủy, người đứng đầu, người quản lý nhất là khi để xảy ra sai phạm trên địa bàn, trong lĩnh vực được phân công, với phương châm: “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả”.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại đồi 76 những năm qua đã “mọc” lên các công trình nhà ở được xây dựng kiên cố, nhà xưởng trên đất RST (đất dành cho rừng sản xuất), đường bê tông giao thông trên đất do UBND xã Hòa Thạch quản lý. Chẳng hạn, đối với khu nhà xưởng trên đất có rừng sản xuất là rừng trồng tại xóm 1, thôn Hòa Phú, xã Hòa Thạch; ông Phạm Quang Dạn đã tiến hành xây dựng trái phép một nhà xưởng trên diện tích 945m2, công được xây dựng trên thửa đất số 27, tờ bản đồ số 48, diện tích là 23.512,3m2, mục đích sử dụng đất ghi trên bản đồ là đất RST.
Cũng tại đồi 76, theo Báo cáo việc sử dụng đất tại đồi 76 của UBND xã Hòa Thạch, các công trình xây dựng kiên cố của bà Lê Thị Mỹ Liên và bà Vũ Lê Tú Anh từ năm 2021, 2022 và phát sinh thêm công trình đường bê tông giao thông năm 2024 là đất do UBND xã quản lý. Về nguồn gốc đất đối với các công trình được xây dựng với thiết kế hiện đại có bể bơi, sân vườn trên đồi 76; theo tìm hiểu, trước năm 1988, khu vực này có nguồn gốc là đất công do UBND xã Hòa Thạch quản lý. Năm 1989 và 1991, Nhà nước thực hiện dự án 327 phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Trên cơ sở diện tích các hộ dân đã tự vỡ hoang, thực tế các khu vực Gò Ròng là phần diện tích HTXNN Thắng Đầu đã giao cho các hộ để trồng rừng bằng hình thức giao giống cây và hỗ trợ gạo và tiền để chăm sóc.
Trao đổi với phóng viên về hướng xử lý vi phạm trên, ông Lê Văn Xinh - Chủ tịch UBND xã Hòa Thạch cho biết đang chờ kết luận của thanh tra huyện Quốc Oai. Tuy nhiên, sự việc diễn ra trong suốt thời gian dài không được xử lý dứt điểm, khiến dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của chính quyền địa phương?
Quy định của pháp luật về đất rừng, đất trồng cây lâu năm
Khoản 1 Điều 10 của Luật Đất đai 2013 quy định đất nông nghiệp gồm các loại đất sau: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất nông nghiệp khác…
Như vậy, đất nông nghiệp được sử dụng vào mục đích trồng trọt, chăn nuôi và các hoạt động khác phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trường hợp sử dụng đất nông nghiệp ngoài những mục đích nêu trên không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thì được xác định là sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích.

Giá vàng hôm nay 25/4: Giá vàng trong nước đi lên
25/04/2025, 12:11
Giá dầu hôm nay: Dự báo giá dầu sẽ giảm trong tuần tới
25/04/2025, 12:07Cổ Loa - Hạ tầng bứt phá, giá trị bất động sản sẵn sàng nhân đôi
Hưởng lợi trực tiếp từ các đại dự án hạ tầng đang được đồng bộ triển khai, khu vực Cổ Loa đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới, với tiềm năng tăng giá bất động sản ít nhất gấp đôi trong 5 năm tới theo đánh giá của các chuyên gia. Với sự cam kết đầu tư mạnh mẽ từ Chính phủ và TP. Hà Nội, hạ tầng sẽ tiếp tục khẳng định vai trò là “bảo chứng” cho giá trị gia tăng bền vững và Cổ Loa đang là minh chứng rõ nét cho xu hướng đó.
Giá vàng vọt lên đỉnh: Thị trường cần gì để bớt 'nóng'?
Giá vàng trong nước liên tục tăng mạnh, bỏ xa thế giới, phản ánh sự mất cân đối cung cầu và tâm lý phòng thủ của nhà đầu tư.
Giá heo hơi hôm nay 22/4: Phía Nam được giá
Giá heo hơi hôm nay 22/4 tiếp tục ghi nhận sự biến động tại các khu vực trên cả nước.
Giá vàng sáng 21/4 đồng loạt tăng
Tính đến trưa 21/4, giá vàng SJC tăng 4 triệu đồng/ lượng so với phiên trước đó. Giá vàng thế giới quy đổi ở mức 106 triệu đồng/ lượng. Giá vàng nhẫn cũng tăng.
Giá cà phê hôm nay 18/4 vượt 135.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 18/4 tiếp tục tăng mạnh, vượt 135.000 đồng/kg tại Tây Nguyên do nguồn cung giảm, khô hạn kéo dài và tồn kho thế giới thấp.
Giá xăng xuống thấp nhất 5 năm
Sau điều chỉnh của cơ quan quản lý, ngày 17/4, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 350 đồng, xuống 18.850 đồng một lít, thấp nhất 5 năm.
Chuyên gia lý giải nguyên nhân giá vàng tăng phi mã
Chuyên gia lý giải giá vàng thế giới lập đỉnh chưa từng có, phản ánh rõ tâm lý lo ngại rủi ro toàn cầu, giữa lúc căng thẳng Mỹ - Trung leo thang và USD suy yếu.
Giá vàng hôm nay lập đỉnh mới, vượt mốc 120 triệu đồng/lượng
Sáng 17/4, giá vàng trong nước tăng mạnh, vàng SJC bán ra đạt 120 triệu đồng/lượng, phản ánh xu hướng tăng giá toàn cầu và nhu cầu nội địa cao.
Giá vàng hôm nay 16/4: Vàng miếng lên tới 108 triệu đồng/lượng
Giá vàng hôm nay 16/4 tăng mạnh, vàng miếng SJC đạt 108 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn sát mốc 100 triệu đồng/lượng theo đà thế giới.