Thứ tư, 03/04/2024, 07:46 AM
  • Click để copy

Việt Nam được một tổ chức trả 10 USD/tín chỉ carbon rừng

Cục Lâm nghiệp cho biết, LEAF/Emergent sẽ thanh toán cho Việt Nam với giá tối thiểu là 10 USD/tấn CO2 khi chuyển nhượng 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026.

Ngày 1/4, tại cuộc họp báo thường kỳ quý I/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Lâm nghiệp cho biết, Việt Nam đã hoàn thành việc chuyển nhượng 10,3 triệu tấn carbon dioxide (CO2) ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024 cho Ngân hàng Thế giới (WB). Đồng thời, Việt Nam đã nhận đủ 51,5 triệu USD, tương đương gần 1.200 tỷ đồng.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chuyển giao 80% số tiền trên cho 6 tỉnh Bắc Trung Bộ tham gia chương trình, gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Số tiền còn lại dự kiến từ 1-2 tháng nữa sẽ phân bổ hết cho các địa phương.

Trên cơ sở diện tích rừng nhận khoán, địa phương sẽ tiếp tục phân bổ số tiền trên đến người dân, cộng đồng nhận khoán rừng.

Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành kế hoạch chia sẻ lợi ích và đang tổ chức tập huấn để phân bổ cho các địa phương được hưởng lợi từ nguồn thu này.

 Việt Nam đã hoàn thành việc chuyển nhượng 10,3 triệu tấn carbon dioxide (CO2) ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024 cho Ngân hàng Thế giới (WB).

 Việt Nam đã hoàn thành việc chuyển nhượng 10,3 triệu tấn carbon dioxide (CO2) ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024 cho Ngân hàng Thế giới (WB).

Đối tượng được hưởng lợi chính là các cộng đồng, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân giữ rừng…

Theo Cục Lâm Nghiệp, Thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) được ký vào ngày 22/10/2020 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Thế giới với tư cách là Bên được ủy thác của Quỹ Đối tác Các-bon Lâm nghiệp (FCPF) nhằm chuyển nhượng lượng GPT 10,3 triệu tấn carbon dioxide (CO2) ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2024, với đơn giá 5 USD/tấn CO2 tương đương 51,5 triệu USD.

Khoảng 95% kết quả chuyển nhượng sẽ được chuyển giao lại cho Việt Nam để đóng góp vào cam kết quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính (NDC).

Tuy nhiên, theo Báo cáo kết quả giảm phát thải kỳ 1 (giai đoạn 2018-2019) đã được WB xác nhận, kết quả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ đạt 16,21 triệu tấn CO2.

Việt Nam hoàn thành chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 cho WB và đã tiếp nhận 51,5 triệu USD. Đối với 5,91 triệu tấn CO2 còn dư, WB đã đồng ý mua bổ sung 1 triệu tấn CO2.

Lượng tín chỉ còn dư 4,91 triệu tấn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định, đồng thời tiếp tục phối hợp với WB để đo đếm, xác nhận lượng tín chỉ giai đoạn 2 (2020-2022); giai đoạn 3 (2023-2024), tìm kiếm các đối tác có nhu cầu tiếp nhận để tiến hành đàm phán chuyển nhượng, đảm bảo quyền lợi của quốc gia và huy động nguồn lực bổ sung cho công tác bảo vệ và phát triển rừng vùng Bắc Trung Bộ.

Ngoài ERPA Bắc Trung Bộ được ký vào ngày 22/10/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn kết Ý định thư với Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent) - cơ quan nhận ủy thác của Liên minh Giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính cho rừng (LEAF) ngày 31/10/2021, tại COP26 dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Theo đó, Việt Nam chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 giảm phát thải từ rừng tại vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026. LEAF/Emergent sẽ thanh toán cho dịch vụ này với giá tối thiểu là 10 USD/tấn CO2 với tổng giá trị là 51,5 triệu USD.

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hoàn thiện nộp hồ sơ đăng ký cấp tín chỉ theo tiêu chuẩn TREES. Đồng thời, khẩn trương tổ chức các phiên đàm phán kỹ thuật với Tổ chức Emergent để hoàn thiện đề án đàm phán, báo cáo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Theo Cục Lâm Nghiệp, thị trường carbon tự nguyện thường dựa trên cơ sở các hợp đồng, thỏa thuận hợp tác song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức, công ty hoặc quốc gia. Do vậy giá bán tín chỉ carbon được điều tiết bởi thị trường (cung – cầu).

Hiện nay, mức giá carbon trên thị trường tự nguyện trên thế giới thường dao động từ 2 đến 4 USD/tấn CO2, carbon trong đó giá carbon trung bình của các chương trình/dự án tại khu vực châu Á biến động qua các năm 2019, 2020, 2021 lần lượt là 1,8; 1,6; 3,09 USD/tấn CO2. Giá trung bình cập nhật tại thời điểm hiện nay của thị trường này là 1,07 USD/tấn CO2.

Trong khi đó, thị trường carbon nội địa (thị trường bắt buộc) do quốc gia hoặc vùng lãnh thổ quy định và được thành lập, vận hành nhằm mục tiêu thực hiện các cam kết giảm phát thải của quốc gia, vùng lãnh thổ đó.

Theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp được giao hạn ngạch phát thải và nếu vượt quá hạn ngạch được giao thì phải đóng thuế hoặc mua hạn ngạch, tín chỉ carbon. Do đó, đối với thị trường carbon nội địa, giá bán carbon sẽ phụ thuộc vào quy định chính sách của quốc gia.

Hiện nay, trên thế giới có gần 30 quốc gia, vùng lãnh thổ đã ban hành thuế carbon, với mức thuế từ 1 đến 137 USD/tấn CO2.

Tại Việt Nam, ngày 7/1/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Nghị định này có quy định cụ thể về lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước.

Hợp tác phát triển hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam

Hợp tác phát triển hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam

04/03/2024 16:24

Vị trí địa chiến lược quan trọng cùng việc chuyển dịch sản xuất và xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu đã mang tới cho Việt Nam cơ hội trở thành nhân tố then chốt trong quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đang là thách thức với Việt Nam.

Phát hiện gần 72.000 lỗ hổng an toàn thông tin tại các cơ quan, tổ chức nhà nước

Phát hiện gần 72.000 lỗ hổng an toàn thông tin tại các cơ quan, tổ chức nhà nước

03/03/2024 14:30

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận có 71.877 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các hệ thống thông tin của các cơ quan tổ chức nhà nước.

Sự phát triển của các phương tiện ngầm điều khiển từ xa trong thám hiểm đại dương

Sự phát triển của các phương tiện ngầm điều khiển từ xa trong thám hiểm đại dương

17/01/2024 10:09

Cho đến nay, đại dương mênh mông bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt trái đất vẫn là một trong những ranh giới bí ẩn và chưa được khám phá nhất. Trong lĩnh vực này, sự phát triển của phương tiện ngầm/dưới nước điều khiển từ xa (Remotely Operated Vehicles -ROV/ROUV) đóng vai trò rất then chốt trong việc giải mã những bí ẩn dưới đáy đại dương, một lĩnh vực quan trọng đối với các nhà sinh vật học và sinh thái học biển.

Sản xuất điện từ phản ứng nhiệt hạch

Sản xuất điện từ phản ứng nhiệt hạch

14/01/2024 09:25

Một công nghệ được các nhà khoa học nghiên cứu hàng thập niên đang đạt những tiến bộ mới, sản xuất điện từ phản ứng nhiệt hạch hứa hẹn cung cấp cho thế giới nguồn năng lượng sạch gần như vô tận.

IEAE Hà Nội: Cầu nối cho các doanh nghiệp điện tử và thiết bị thông minh

IEAE Hà Nội: Cầu nối cho các doanh nghiệp điện tử và thiết bị thông minh

08/01/2024 07:25

Nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác thúc đẩy mở rộng hợp tác và nâng cao tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển thị trường tiêu dùng điện tử chất lượng cao tại Việt Nam, yừ ngày 2-4/11, Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE Hà Nội).

ExxonMobil chuyển giao hoạt động khai thác mỏ dầu ở Iraq cho PetroChina

ExxonMobil chuyển giao hoạt động khai thác mỏ dầu ở Iraq cho PetroChina

04/01/2024 07:59

Tập đoàn năng lượng khổng lồ ExxonMobil của Mỹ đã chính thức rút khỏi mỏ dầu Tây Qurna 1 ở miền nam Iraq và chuyển giao hoạt động này cho PetroChina với tư cách là nhà thầu chính, một thứ trưởng dầu mỏ nói với Reuters.

Life2vec: Công nghệ dự đoán 'tuổi thọ' con người

Life2vec: Công nghệ dự đoán 'tuổi thọ' con người

02/01/2024 08:46

Dự án Life2vec là một nỗ lực hợp tác giữa Đại học Kỹ thuật Đan Mạch (DTU), Đại học Copenhagen, ITU, và Đại học Northeastern ở Mỹ. Mục tiêu của dự án là phân tích và dự đoán các sự kiện trong đời sống con người, bao gồm cả thời gian tử vong, dựa trên một lượng lớn dữ liệu.

90 giải pháp đạt giải hội thi 'Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17'

90 giải pháp đạt giải hội thi 'Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17'

01/01/2024 21:13

Các giải pháp sáng tạo được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống, giải quyết các yêu cầu của thực tiễn, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

HOTSAT-1: Nhiệt kế không gian mạnh nhất thế giới dừng hoạt động sau 6 tháng

HOTSAT-1: Nhiệt kế không gian mạnh nhất thế giới dừng hoạt động sau 6 tháng

27/12/2023 06:44

Vệ tinh HOTSAT-1, một thành tựu đáng chú ý trong nghiên cứu khí hậu, được phóng thành công bằng tên lửa Falcon 9 của SpaceX từ Căn cứ Vandenberg vào tháng 6. Được coi là nhiệt kế không gian mạnh nhất thế giới, HOTSAT-1 mở ra cánh cửa mới trong việc quan sát và nghiên cứu khí hậu từ quỹ đạo.