Việt Nam sẽ có hệ thống định giá đất mới
Luật Đất đai 2003 đã xác lập định giá đất thông qua các phương pháp tiên tiến để tiếp cận, phù hợp với giá thị trường. Sau 10 năm, tới năm 2013, Luật đặt ra vấn đề áp dụng các phương pháp định giá đất theo 5 phương pháp định giá, như so sánh thu nhập.
Xác định giá đất phù hợp thị trường
Hiện nay việc thiếu cơ sở dữ liệu đất đai thực tế nên Nhà nước đang thực hiện 5 phương pháp xác định giá đất. Tuy nhiên, thực hiện theo các phương pháp khác nhau lại cho giá đất khác nhau do dữ liệu đầu vào không chính xác. Trong vòng 5 năm tới sẽ có hệ thống định giá đất mới sau khi hoàn thiện bản đồ địa chính dữ liệu thông tin về giá đất.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết, các nước trên thế giới thường mất 5-10 năm để xây dựng được bản đồ dữ liệu giá đất. Với Việt Nam, trong vòng 5 năm tới sẽ có hệ thống định giá đất mới.
Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, Luật Đất đai 2003 đã xác lập định giá đất thông qua các phương pháp tiên tiến để tiếp cận, phù hợp với giá thị trường. Sau 10 năm, tới năm 2013, Luật đặt ra vấn đề áp dụng các phương pháp định giá đất theo 5 phương pháp định giá, như so sánh, thặng dư, thu nhập, chiết trừ và hệ số... Việc này nhằm xác định giá đất phù hợp với thị trường.

Các nước trên thế giới thường mất 5-10 năm để xây dựng được bản đồ dữ liệu giá đất. Với Việt Nam, trong vòng 5 năm tới sẽ có hệ thống định giá đất mới. (Ảnh minh họa)
Tới Nghị quyết 18 của Trung ương đặt ra vấn đề "chính sách đất đai phải đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".
Thực tế, việc đưa ra khung giá đất là chủ trương đúng đắn, nhưng giá trên thị trường luôn thay đổi, biến động... trong khi khung giá đất được xác lập 5 năm một lần. Khi khung giá không thay đổi linh hoạt theo thị trường đã ảnh hưởng tới giá, giá đất chi tiết, và bảng giá đất. Do đó, phải tiến thêm một bước là phải xác định giá đất phù hợp thị trường hơn và áp dụng phương pháp để đưa ra bảng giá đất theo thị trường hơn.
Bảng giá đất hiện nay được giao cho địa phương xác định và khi có biến động giá đất thì địa phương sẽ quyết định điều chỉnh bảng giá đất.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà chia sẻ: "Chúng ta sẽ hướng tới việc xây dựng bản đồ địa chính dữ liệu thông tin về giá đất, ở đó sẽ có những thông tin, dữ liệu về giá của tất cả các giao dịch thông qua sàn đấu giá, đấu thầu... Khi có bản đồ này, đây sẽ là giá thực, đầy đủ thông tin nhất về giá của từng thửa đất được giao dịch. Khi xây dựng được bản đồ dữ liệu thông tin giá đất, chúng ta sẽ áp dụng phương pháp để đưa ra giá trị trung bình trong thời điểm thị trường ổn định".
Bộ trưởng đồng thời cũng nhấn mạnh cần có chế tài để xử lý đối với trường hợp không khai báo, đăng ký giá đúng giá trị giao dịch trên thị trường.
Bộ trưởng Hà Khẳng định: "Quá trình từ cuộc Cách mạng lần thứ tư, đến nay thế giới đã chuyển sang cách mạng số. Đây là giai đoạn chúng ta quyết định, việc xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu đất đai, gồm kinh tế đất đai, giá đất... đã xác định rõ trong Nghị quyết 18. Đây cũng là giải pháp để cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo công khai, minh bạch".
Theo PGS.TS Ngô trí Long, Chuyên gia kinh tế, hiện tại việc định giá đất cụ thể áp dụng theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất và 4 phương pháp so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư. Các phương pháp đang có sự chênh lệch về kết quả, đặc biệt đối với các loại đất có giá trị thương mại cao tại khu vực đô thị, khu vực đang đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng.
Cùng với đó, việc tổ chức thực hiện định giá đất cụ thể trong một số trường hợp còn chậm, kéo dài, chưa đáp ứng kịp thời về tiến độ tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan đến định giá đất tại một số địa phương chưa tốt.
Đặc biệt, trình độ, năng lực thực hiện định giá đất của cán bộ định giá đất và của Hội đồng thẩm định giá còn hạn chế. Hội đồng thẩm định giá đất hoạt động kiêm nhiệm nên khó khăn về thời gian và ảnh hưởng đến chất lượng. Mặt khác, do chưa có hướng dẫn về phương pháp, kỹ thuật định giá đất hàng loạt, các thẩm định viên gặp khó khăn khi tư vấn xây dựng bảng giá đất do các tỉnh, TP quy định.
PGS.TS Ngô trí Long cho biết: "Vấn đề cốt lõi, quan trọng đối với việc định giá đất, đó là xác định được giá trị của đất sát với giá thị trường. Ở các nước phát triển khi giá đất được công bố rộng rãi, mức độ sai lệch chỉ ở mức 5-7%. Trong khi đó, ở Việt Nam lại rất khác xa so với giá thị trường".
Theo kế hoạch, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được đưa ra Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp diễn ra vào tháng 10/2022 và tháng 5/2023; dự kiến thông qua tại kỳ họp tháng 10/2023.
Tăng thêm tính khách quan trong việc quyết định giá đất
Quy định về xây dựng và ban hành Khung giá đất, được biết, bảng giá đất định kỳ 05 năm một lần bên cạnh mặt tích cực cũng tồn tại mặt tiêu cực như giá đất trong khung giá đất, bảng giá đất thường lạc hậu, chưa phù hợp so với giá đất thị trường do ít được điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi do bỏ khung giá đất nên Bảng giá đất ban hành đảm bảo phù hợp với giá đất thị trường nên không quy định thời gian Bảng giá đất ban hành 5 năm 1 lần.
Mặt khác, các chuyên gia cho rằng, để đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước về giá đất, phù hợp với giá đất thị trường, tránh việc tùy tiện trong ban hành Bảng giá đất thì cần có sự thẩm định của cơ quan Trung ương. Đồng thời, cần tách bạch cơ quan xây dựng và cơ quan thẩm định bảng giá đất là 02 cơ quan độc lập.
Để cơ quan nhà nước có nguồn thông tin đầu vào minh bạch, khuyến khích người dân kê khai đúng giá đất chuyển (giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất không phản ánh đúng giá giao dịch thực tế do người dân kê khai giá đất trong Hợp đồng chuyển nhượng thấp để giảm thuế thu nhập; giao dịch vẫn chủ yếu bằng tiền mặt) và nhiều loại đất, khu vực không có thông tin chuyển nhượng quyền sử dụng đất, khó thu thập.
Việc bổ sung thêm thành phần Hội đồng thẩm định là đại diện thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp, đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan… nhằm tăng thêm tính khách quan trong việc quyết định giá đất.
Theo kế hoạch, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được đưa ra Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp diễn ra vào tháng 10/2022 và tháng 5/2023; dự kiến thông qua tại kỳ họp tháng 10/2023.
Cùng chủ đề
Các phương pháp định giá đất và điều kiện áp dụng trong Luật Đất đai (sửa đổi)
Khẩn trương sửa đổi, bổ sung chi tiết phương pháp định giá đất trước 31/7
ĐBQH: Tiếp tục đánh giá để hoàn thiện các phương pháp xác định giá đất
Đề xuất sửa đổi quy định phương pháp định giá đất
Bỏ khung giá đất tạo bước đột phá trong sử dựng và quản lý đất đai

Bay khắp thế giới, làm mới chất hè với ưu đãi vé hấp dẫn cùng Vietjet
14/05/2025, 05:10
Tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp
13/05/2025, 23:28
Khi giá điện tăng 4,8%: Doanh nghiệp linh hoạt tìm lối đi mới
10/05/2025, 10:44
Sẽ có chế tài xử lý doanh nghiệp có 'vốn ảo”, khai khống vốn điều lệ
09/05/2025, 10:14
Vietjet ra mắt hãng hàng không Vietjet Qazaqstan
07/05/2025, 09:43
Miễn thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 3 năm đầu thành lập
06/05/2025, 11:05Cảng quốc tế Chu Lai ứng dụng ERP, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả công việc
Từ tháng 4/2025, cảng quốc tế Chu Lai chính thức ứng dụng phần mềm ERP trong hoạt động khai thác, vận hành cảng nhằm liên kết các cơ sở dữ liệu, tích hợp trên một nền tảng quản lý, từng bước nâng cao chất lượng chuỗi dịch vụ logistics.
Chính phủ cho phép thử nghiệm fintech trong lĩnh vực ngân hàng từ 1/7
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Đặt vé bay Vietjet và làm thủ tục dễ dàng bằng sinh trắc học trên ứng dụng VNeID
Hành khách có tài khoản định danh mức 2 có thể đăng nhập ứng dụng VNeID, đặt mua vé bay Vietjet và làm thủ tục Check-in trực tuyến & xác thực sinh trắc học (eKYC) để qua cửa an ninh cũng như cửa ra tàu bay tự động, an toàn, không cần giấy tờ.
Đề xuất để doanh nghiệp tự công bố giá xăng dầu
Bộ Công Thương vừa có dự thảo lần thứ 6 về nghị định kinh doanh xăng dầu với đề xuất chuyển giao quyền tự công bố giá xăng dầu từ Bộ cho các thương nhân đầu mối và các doanh nghiệp phân phối.
Đất trồng cây biến thành nhà xưởng cho thuê, BQL giật mình 'báo chí nói mới biết'
Ký Hợp đồng hợp tác với doanh nghiệp để thực hiện trồng cây xanh trên ô đất CX7 thuộc KCN Thạch Thất – Quốc Oai theo quy hoạch, nhưng nhiều năm nay ô đất này lại bị doanh nghiệp biến thành nhà xưởng cho thuê. Chỉ đến khi Tạp chí Người Xây dựng liên hệ làm việc, Ban Quản lý vào cuộc kiểm tra thì mới vỡ lẽ là chủ đầu tư “chưa sát sao theo dõi”.
Vi phạm TTXD tại Khu vực đồi 76 (Quốc Oai): Nhìn từ Chỉ thị 14 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và trách nhiệm người đứng đầu?
Mặc dù lãnh đạo TP. Hà Nội đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng (TTXD) cũng như xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra vi phạm, nhưng tại Khu vực đồi 76 (đồi Gò Ròng) xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội vẫn tồn tại một số vi phạm chưa được xử lý dứt điểm?
Dự án Green Valley City (Sài Gòn Center): 02 lần bị xử phạt vì xây dựng không phép!
Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương vừa có văn bản trả lời Tạp chí Người Xây dựng thông tin về pháp lý dự án có tên Green Valley City của Sài Gòn Center do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Sài Gòn Center làm chủ đầu tư.
Dự án Five Star Eco City (Tập đoàn Năm Sao): Chưa đủ điều kiện được bán nhà ở hình thành trong tương lai!
Sở Xây dựng tỉnh Long An khẳng định, hiện Sở chưa ban hành Thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được bán thuộc Khu đô thị Năm Sao, xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An do Công ty Cổ phần Tập đoàn Quốc tế Năm Sao làm chủ đầu tư.
Dự án Phúc An City (Trần Anh Group): Chưa được phép mở bán, nhiều lần bị xử phạt!
Sở Xây dựng tỉnh Long An vừa có văn bản phản hồi đến Tạp chí Người Xây dựng thông tin về pháp lý Dự án Phúc An City Ấp Mới 2, xã Mỹ Hạnh Nam, huyện Đức Hòa.