Xã hội bất ổn vì pháp luật, đạo đức đang bị vi phạm nghiêm trọng
Trong quá trình hội nhập quốc tế Việt Nam đã thực hiện cải cách tư pháp, sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật vừa phù hợp với thực tế đất nước, vừa tương thích với quốc tế.

Mỗi năm, Quốc hội có hai kỳ họp thường kéo dài trên dưới một tháng. Mỗi kỳ họp có từ 3 đến 5 bộ luật được sửa đổi, bổ sung và nhiều pháp lệnh.
Có thể nói cho đến nay hệ thống pháp luật Việt Nam đã tương đối hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động trong đời sống xã hội. Song việc phổ biến, giáo dục pháp luật và hành pháp lại còn nhiều hạn chế, bất cập, kỷ cương phép nước bị coi thường, tình trạng vi phạm pháp luật, nhờn luật diễn ra ở cả người thực thi pháp luật và người phải chấp hành pháp luật đã tạo lên hậu quả nặng nề và lo ngại của toàn xã hội.
Các luật về giao thông là những luật rất quan trọng vì mọi người đều tham gia giao thông và nếu vi phạm thì hậu quả của nó là sinh mạng con người, nhưng hiện nay việc bất tuân khá phổ biến.
Đơn giản nhất là luật quy định đèn xanh được đi, đèn đỏ dừng lại, nhưng ngay ở Thủ đô Hà Nội ở các ngã ba, ngã tư khi có đèn đỏ thì người đi xe máy, nhất là thanh niên vẫn ào ào băng qua với tốc độ lớn. Người nước ngoài, người già, trẻ em rất lo sợ khi phải qua đường vì pháp luật không được nhiều người thực thi.
Luật Xây dựng đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, phân rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp, từ quy hoạch đến cấp phép, thanh tra kiểm tra. Trong bối cảnh kinh tế phát triển, thu nhập của người dân được nâng cao, nhu cầu từ các công trình công cộng đến dân sinh đã làm cho đất nước như một đại công trường, nhà nhà, người người đều xây dựng. Nhưng tình trạng vi phạm luật xây dựng diễn ra khá phổ biến ở tất cả các địa phương.
Luật Giáo dục đã nghiêm cấm việc dạy thêm nhưng tình trạng này vẫn diễn ra ở các cấp học trong bối cảnh nhiều năm cải cách nhưng sách giáo khoa vẫn chưa hoàn chỉnh.
Luật Công chức, viên chức khi thi tuyển đầu vào ai cũng phải học, nhưng thành công chức, viên chức rồi thì nhiều người vi phạm, không chỉ bất chấp pháp luật họ còn bất chấp đạo đức. Đáng buồn là số công chức cấp cao vi phạm pháp luật nghiêm trọng lại không ít.
Chỉ điểm qua vài luật và sự vi phạm, chứ trong thực tế việc vi phạm pháp luật diễn ra ở tất cả các lĩnh vực hoạt động.
Vậy nguyên nhân từ đâu?
Dân ta từ xa xưa đã tổng kết: “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ pháp luật, thực thi pháp luật đã không xử lý nghiêm các vi phạm, thiếu kiên quyết. Thậm chí còn có nhiều trường hợp nhận hối lộ để bỏ qua các vi phạm hoặc xử lý quá nhẹ. Đấy chính là căn nguyên để các tổ chức, cá nhân sẵn sàng chi, sẵn sàng chấp nhận xử lý nhẹ, sẵn sàng vi phạm pháp luật và lợi nhuận mang lại lớn hơn nhiều cái họ phải chi.
Tổ chức, cá nhân vì lợi ích, lợi nhuận sẵn sàng vi phạm pháp luật vì hình phạt không tương thích vì có thể “mua được bằng tiền”, dẫn đến tình trạng nhờn luật.
Pháp luật không được coi trọng dẫn đến đạo đức xã hội xuống cấp. Bên cạnh pháp luật còn có các quy định, kỷ luật của Đảng nhưng cán bộ, người lớn không gương mẫu tuân thủ làm gương xấu cho lớp trẻ. Luật Giao thông đã được đưa vào các trường học, nhưng bố mẹ khi đưa đón con vẫn cứ vượt đèn đỏ thành ra việc giáo dục pháp luật không có tác dụng.
Còn nhiền vấn đề phải bàn, phải nói. Đã đến lúc cả xã hội, trước hết là báo chí phải lên tiếng cảnh tỉnh nhiều hơn, quyết liệt hơn để đất nước ta phát triển trong kỷ cương và đạo đức.

Phản cảm: Trường học 'xẻ thịt' đất công làm quán nhậu
27/11/2023, 06:44
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT sớm ban hành quy chuẩn đường cao tốc
22/11/2023, 09:07
7 quy định nổi bật về PCCC có hiệu lực từ 12/2023
20/11/2023, 11:47
Khởi công xây dựng dự án Tháp Kim Thành tại Lào Cai
20/11/2023, 11:45
Hơn 16.000 ngôi nhà bị ngập, 2 người chết và mất tích do mưa lũ tại Huế
18/11/2023, 06:33Thủ tướng: Phải có cảm xúc với những gì mà người dân, doanh nghiệp đang vướng mắc
Đây là 1 trong những chia sẻ của Thủ tướng tại phiên họp của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ diễn ra chiều ngày 14/11.
Những vấn đề môi trường nào 'làm nóng' Kỳ họp thứ 6, Quốc hội XV?
Giải quyết ô nhiễm sông Cầu, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải cùng xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam, kiểm soát chặt chẽ khai thác khoáng sản... là những vấn đề nổi bật về môi trường được Quốc hội thảo luận trong Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV.
Tăng quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng bảo hiểm y tế
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT (Nghị định số 75). Nghị định này có nhiều điểm mới theo hướng tăng quyền lợi cho người tham gia BHYT.
Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng Luật Thủ đô không phải chỉ riêng của Hà Nội mà thực chất là cho cả nước
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) ngày 10/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ xây dựng Luật Thủ đô không phải chỉ riêng của Hà Nội mà thực chất là cho cả nước.
Đại hội Chi hội Nhà báo Tạp chí Người Xây dựng nhiệm kỳ 2023 – 2025
Sáng 10/11/2023, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí Người Xây dựng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2025.
Đã hứa thì phải làm!
Đó là ý kiến của các đại biểu Quốc hội (QH) và của chính các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6, QH khóa 15, diễn ra trong hai ngày rưỡi (từ ngày 6 đến hết sáng ngày 8-11).
Đề xuất thí điểm quản lý tốc độ 30km/h ở TP.HCM 'chết yểu'
Sở GTVT TP.HCM vừa thu hồi và huỷ bỏ công văn trình UBND về kế hoạch đề xuất quản lý tốc độ không quá 30 km/h đối với khu vực nội thị.
Hôm nay, miền Bắc đón không khí lạnh kèm mưa dông rải rác
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Nhiệt độ giảm xuống từ 20-23 độ C, riêng vùng núi miền Bắc có nơi rét 16 độ C
Xung đột Israel-Hamas sẽ khác với những cuộc chiến tranh trước đó tại Trung Đông
Ngày 3/11, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo: "Tác động hạn chế của xung đột Trung Đông đến giá nguyên liệu thô". Mặc dù xung đột leo thang có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với nguồn cung nguyên liệu thô toàn cầu, đặc biệt là dầu mỏ, WB vẫn duy trì dự báo cho thấy giá năng lượng dự kiến sẽ giảm khoảng 30% trong năm nay.