Xây dựng phương án giải quyết tổng thể vấn đề hạn mặn vùng ĐBSCL
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN&PTNT đã xây dựng Đề án Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, ngập lụt và nước sinh hoạt để giải quyết tổng thể cả 5 vấn đề của vùng ĐBSCL.

Công trình cống âu Rạch Mọp dự kiến đưa vào vận hành chính thức trong tháng 4/2025 giúp tỉnh Sóc Trăng ứng phó hạn mặn
Chủ động giảm thiểu thiệt hại hạn mặn
Theo đánh giá của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), dự báo, hạn mặn năm nay ở mức trung bình, và một số đợt ở dưới mức trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, trước tình hình biến đổi khí hậu, đặc biệt là triều cường hiện nay, thì có một số đợt xâm nhập mặn sẽ lớn hơn trung bình trung.
Thủ tướng đã có công điện chỉ đạo ngày 17/2 yêu cầu tất cả các địa phương chủ động triển khai các giải pháp ứng phó. Thực hiện công điện của Thủ tướng, Bộ NN&PTNT đã tổ chức các đoàn công tác đi rà soát lại tất cả các nội dung đã chỉ đạo, xem địa phương thực hiện đến đâu.
Sau khi kiểm tra thực tế, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: "Chúng tôi đánh giá sẽ có một đợt hạn mặn cao nhất trong năm nay, khoảng từ 24/2 đến 4/3. Xâm nhập sâu tối đa khoảng 65-70km ở một số vùng cửa sông. Các địa phương đã chủ động từ rất sớm để phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, trong đó những giải pháp đã chỉ đạo theo kịch bản, các địa phương thực hiện rất nghiêm. Ví dụ như nạo vét sông ngòi để tích trữ nước hay dịch chuyển mùa vụ một cách hợp lý và đặc biệt là đảm bảo an toàn cho 100% diện tích cây ăn quả, cấp nước sinh hoạt và các ngành kinh tế khác. Đến thời điểm hiện tại, tôi khẳng định là chúng ta đã chủ động và chắc chắn là không có thiệt hại do hạn mặn gây ra".
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, trong 3 năm vừa qua, Bộ NN&PTNT đã xây dựng quy trình thực hiện và xử lý hạn mặn ở ĐBSCL, các địa phương cũng đã thành thạo việc triển khai. "Do đó, với hạn mặn, chúng ta phải xử lý theo cách thức bình thường chứ không phải bất thường. Tức là tính chủ động rất cao", Thứ trưởng Hiệp nhấn mạnh
Theo đó, một số giải pháp các địa phương cần phải làm: Đầu tiên, với giải pháp phi công trình, phải tiếp tục tính toán, chỉnh lịch mùa vụ phù hợp với dự báo về hạn mặn; Thứ hai là quy hoạch sản xuất phù hợp, vấn đề này cần thời gian, các địa phương đã và đang làm rất rốt ráo. Quan điểm trong quy hoạch sản xuất là tất cả các nguồn tài nguyên về nước đều phải sử dụng, trong đó có nước mặn, nước lợ, nước ngọt đều là tài nguyên. Như vậy, không chỉ có cây lúa mà phải tính cả tôm - lúa, cây ăn quả và thủy sản cho phù hợp; Thứ ba, là tiếp tục đào tạo, tập huấn cán bộ để có một lực lượng tiếp cận với khoa học kỹ thuật và hướng dẫn được người dân, từ đó chúng ta sống chung một cách chủ động và hòa bình với hạn mặn vùng ĐBSCL.
Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, đối với giải pháp về công trình, các địa phương đang rất tích cực thực hiện theo đúng quy hoạch thủy lợi, phòng chống thiên tai đã được phê duyệt, cũng như quy hoạch vùng ĐBSCL. Hiện nay các công trình lớn, Bộ NN&PTNT đang triển khai, trong đó có một loạt các cống âu ngăn cửa sông lớn điều tiết mặn ngọt, và trung hạn 2026 - 2030 này, chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ tiếp tục đầu tư một số cống âu lớn cho ĐBSCL. Còn các địa phương tiếp tục xây dựng các hồ chứa nước không tập trung ở các huyện, xã và căn cứ vào nhu cầu thực tế. Hiện các địa phương cũng đang làm khá tốt vấn đề này.
Ngoài ra, cần nạo vét sông ngòi, kênh dẫn nước, chủ động tích trữ nước trong các vùng sản xuất. Và vấn đề cuối cùng, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân là rất quan trọng. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo và chúng tôi đang triển khai dự án về đảm bảo nước sinh hoạt và mục tiêu là đến năm 2030, 80% người dân nông thôn ĐBSCL có nước sinh hoạt đúng quy chuẩn như thành phố. Những vùng nào không thể cấp được nước sinh hoạt thì có giải pháp để trữ nước trong 2 tháng, từ đó bà con có thể đảm bảo nước sinh hoạt.
Chủ động ứng phó với 3 đợt hạn mặn tiếp theo
Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho biết năm nay còn 3 đợt hạn mặn nữa, và đợt cuối cùng có thể vào tháng 4, trễ hơn so với mọi năm một chút. Đợt mặn cao điểm nhất diễn ra từ 24/2 - 4/3. Bộ NN&PTNT đã có đề nghị các vùng đã cảnh báo, chính quyền các địa phương cần có biện pháp tuyên truyền, vận động, truyền thông đến người dân, đồng thời xử lý đúng các kịch bản đã đề ra.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết trong kịch bản, Bộ NN&PTNT đã đề cập đến các vấn đề cần giải quyết và đặc biệt trong đợt xâm nhập mặn lớn nhất sắp tới này, đề nghị các địa phương không chủ quan.
"Chúng tôi lo lắng nhất là triều cường kết hợp với gió có thể tiếp tục đẩy sâu vào trong đất liền. Nên ranh mặn có thể cao hơn so với dự báo", Thứ trưởng Hiệp nhấn mạnh.
Nói về hướng giải quyết bài toán lâu dài vấn đề hạn mặn, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN&PTNT xây dựng Đề án Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, ngập lụt và nước sinh hoạt để giải quyết tổng thể cả 5 vấn đề của vùng ĐBSCL.
Về tiến độ của Đề án, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết: "Hiện nay, Đề án này đang được xin ý kiến và tất cả các bộ ngành đã đồng ý. Cùng với Quy hoạch vùng ĐBSCL, Quy hoạch thủy lợi, phòng chống thiên tai quốc gia, Quy hoạch các địa phương và Đề án này, thì chúng ta mới thực hiện được rốt ráo".
Quan điểm của Đề án nhấn mạnh đầu tư trọng tâm trọng điểm và tính toán đầu tư theo quy trình, quá trình để đến năm 2030 sẽ cơ bản giải quyết dứt điểm vấn đề hạn hán, xâm nhập mặn cũng như sụt lún… ở vùng ĐBSCL.
"Trong trung hạn, Bộ NN&PTNT đang nghiên cứu làm một số cống điều tiết mặn ngọt ở những vùng cửa sông lớn. Ví dụ, có thể là sông Vàm Cỏ hay Cổ Chiên, và chúng tôi tính toán thêm một số sông khác như Hàm Luông. Đây là những cửa sông lớn, chúng ta có thể làm từ từ, vừa làm vừa tính. Vấn đề nữa là tiếp tục làm đê bao bên trong để chống ngập lụt cho các đô thị lớn. Ví dụ chúng tôi đã cùng với Cần Thơ để đảm bảo giải quyết cho một nửa thành phố này không bị triều cường như bây giờ nữa. Cùng với triều cường và giải quyết sụt lún, thì phải hạn chế khoan nước ngầm", Thứ trưởng Hiệp cho biết thêm.
Việc hạn chế sụt lún đã được Bộ NN&PTNT chỉ đạo sát sao hơn, cụ thể hiện nay toàn bộ các địa phương đã quy hoạch các hồ trữ nước không tập trung để cung cấp nước sạch, mà các công trình này Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo làm đến cấp xã để hạn chế khai thác nước ngầm, nhất là các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.
Cùng chủ đề
Thông tin tình hình hạn mặn miền Tây 20/4: 'Giải hạn' nước sinh hoạt cho vùng hạn mặn Tiền Giang
Thông tin tình hình hạn mặn miền Tây 20/4: Đã có 6 tỉnh công bố tình huống khẩn cấp
Thông tin tình hình hạn mặn miền Tây: Hỗ trợ bồn chứa nước cho dân
Thông tin tình hình hạn mặn miền tây: Bàn giải pháp 'né' mặn
Công đoàn SeABank ủng hộ 400 triệu đồng phòng chống dịch Covid-19, hạn mặn

Chính thức công bố nguyên nhân sự cố khi đào hầm metro Nhổn - ga Hà Nội
22/02/2025, 18:49
INFOGRAPHICS: Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026
19/02/2025, 17:07
Cần mức thu nhập bao nhiêu để sở hữu nhà tại Hà Nội?
18/02/2025, 10:55
Bộ Công an tiếp nhận nhiệm vụ sát hạch, cấp giấy phép lái xe
17/02/2025, 15:42
Bộ Tài chính sẽ thành lập Cục Phát triển doanh nghiệp nhà nước
16/02/2025, 19:23
Đi ngược chiều trên cao tốc, tài xế bị phạt 35 triệu đồng
16/02/2025, 19:16Đề xuất 19 cơ chế đặc thù làm dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
Chính phủ đề xuất áp dụng 19 cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Áp thấp nhiệt đới gây mưa dông mạnh trên Biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới sẽ gây ra mưa dông mạnh tại vùng biển phía Tây khu vực Bắc và Giữa của Biển Đông.
Quy định về môi trường góp phần đẩy giá thịt lợn tăng cao, doanh nghiệp lớn hưởng lợi
Ngoài việc người dân tích trữ thời điểm Tết Nguyên đán, một trong những nguyên nhân Cục Chăn nuôi chỉ ra khiến giá thịt lợn tăng cao là do các địa phương siết quy định về môi trường. Điều này góp phần giúp các doanh nghiệp chăn nuôi bền vững hưởng lợi.
Bác thông tin 'xe điện không đảm bảo an toàn cho khách hàng'
Liên quan đến bài đăng trên Fanpage công ty vận tải dịch vụ công cộng tại Bắc Ninh về việc “dừng sử dụng xe điện để đảm bảo an toàn cho khách hàng”, cơ quan chức năng đã bác bỏ thông tin này, đồng thời đang củng cố hồ sơ để xử lý.
Sắp có quy định về sử dụng không gian ngầm trên địa bàn Hà Nội
Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm trên địa bàn TP. Hà Nội.
Tăng cường công tác quản lý dạy thêm, học thêm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.
Thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù phát triển đường sắt đô thị
Nghị quyết số 28/NQ-CP về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội, TPHCM.
Xử phạt tài xế xe đầu kéo cản trở đoàn xe ưu tiên trên QL.2
Phòng CSGT - Công an tỉnh Tuyên Quang đã lập biên bản xử phạt với tài xế điều khiển ô tô đầu kéo có hành vi cản trở xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ trên quốc lộ 2.
Miền Bắc đón đợt không khí lạnh rất mạnh
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm nay (07/02), đợt không khí lạnh rất mạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc.