Xôn xao thông tin quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) thuộc diện phải sáp nhập trong 2 năm tới?
Trong giai đoạn 2023- 2025, qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo quy định, Hà Nội có 1 đơn vị hành chính cấp huyện (quận Hoàn Kiếm) và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập.
Báo cáo tại hội nghị toàn quốc về sắp xếp đơn vị hành chính vừa diễn ra, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, giai đoạn 2019-2021, Thành phố đã sắp xếp 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 xã và 6 phường; không có đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp.
Trong giai đoạn 2023- 2025, qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo quy định, Hà Nội có 1 đơn vị hành chính cấp huyện (quận Hoàn Kiếm) và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp, sáp nhập. Thành phố sẽ tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng phương án tổng thể và đề án sắp xếp đáp ứng yêu cầu; phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn tại địa phương, nhất là yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa…
Quận Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội với 18 phường, rộng 5,29 km2, dân số gần 156.000. Đây là quận có diện tích nhỏ nhất Hà Nội, giáp quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa và sông Hồng.
Theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quận phải có diện tích tối thiểu 35 km2, dân số 150.000. Trong hai năm tới, các đơn vị hành chính cấp huyện có diện tích dưới 20% và dân số dưới 200% tiêu chuẩn sẽ phải sáp nhập.
Đối chiếu quy định này, quận Hoàn Kiếm đạt 100% tiêu chuẩn về dân số nhưng chỉ đạt 15% về diện tích nên thuộc diện phải sáp nhập.
Hiện nay, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 17 huyện, 12 quận, 1 thị xã và 579 đơn vị hành chính cấp xã 383 xã, 175 phường, 21 thị trấn.
Trao đổi bên lề Hội thảo góp ý Luật Thủ đô (sửa đổi) sáng ngày 1/8, Phó vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) Nguyễn Hữu Thành cho biết, việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính dựa trên các tiêu chí tại nghị quyết số 1211 và nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tuy nhiên, ngoài tiêu chí đảm bảo dân số và diện tích tự nhiên thì vẫn phải xét tới yếu tố đặc thù như đã ổn định từ năm 1945; liên quan tới văn hóa, lịch sử dân tộc.
Đối với chủ trương sáp nhập quận Hoàn Kiếm, hiện mới chỉ được đánh giá trên tiêu chí là quy mô dân số và diện tích tự nhiên. Ngoài ra, các bộ ngành liên quan sẽ còn phải xem xét những yếu tố đặc thù khác về điều kiện giao thông, vị trí địa lý, truyền thống dân tộc, lịch sử.
Thực tế quận Hoàn Kiếm không đáp ứng đủ tiêu chí về diện tích tự nhiên theo quy định. Cụ thể, theo Nghị quyết 1211 của Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp quận phải có từ 150.000 người trở lên, rộng 35 km2 trở lên và 12 phường trực thuộc.
Trong khi đó, quận Hoàn Kiếm chỉ có 5,5 km2, quy mô dân số khoảng 155.000 người. Do đó, nếu một quận chỉ đạt 20% diện tích tự nhiên thì dân số phải đạt trên 200% thì mới không thuộc diện phải sắp xếp. Đó là chưa tính tới yếu tố lịch sử.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là báo cáo rà soát của Hà Nội về mặt chính sách, chưa phải là quyết định. Về quy trình, Hà Nội sẽ phải xây dựng phương án tổng thể và gửi Bộ Nội vụ xem xét, nghiên cứu. Sau khi Bộ duyệt phương án, Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng phương án cụ thể hơn cho lộ trình sáp nhập.
Đánh giá về chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính, PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh - giảng viên Học viện Hành chính quốc gia Việt Nam cho rằng, việc này rất phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước theo tinh thần của nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tinh giản bộ máy hành chính.
Tuy nhiên, theo bà Oanh, phải có lộ trình riêng cho Hà Nội, bởi đây là thủ đô ngàn năm văn hiến, có rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học và bộ mặt của cả nước. Hà Nội không thể nằm ngoài chủ trương theo nghị quyết của Quốc hội, nhưng sẽ cần phải tính đến yếu tố cụ thể và yếu tố đặc thù cụ thể.
Nhấn mạnh quan điểm không ủng hộ sáp nhập quận Hoàn Kiếm, KTS Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho biết, trong các nghị quyết của Đảng và Trung ương, Hà Nội là thủ đô của cả nước. Còn quận Hoàn Kiếm là địa bàn mang đậm dấu ấn Thăng Long - Hà Nội, không thể phá đi dấu ấn đó bằng một quyết định sáp nhập.
Cũng theo ông Nghiêm, từ năm 1954, quận Hoàn Kiếm đã ổn định, là địa bàn rất đặc thù về lịch sử và văn hóa, do đó không nên đặt vấn đề sáp nhập quận mà nên giữ nguyên như hiện tại.
Hoàn Kiếm là quận trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của Thủ đô, có 190 di tích lịch sử văn hóa, di tích nổi tiếng.
Điển hình là Quần thể di tích Hồ Gươm - đền Ngọc Sơn - đền Bà Kiệu, chùa Quán Sứ, đình Kim Ngân, chùa Báo Ân (chùa Liên Trì), tháp Báo Thiên, đền Vua Lê, cửa Ô Quan Chưởng, Nhà hát Lớn Hà Nội, nhà tù Hỏa Lò, Quảng trường 19-8, Nhà Thờ Lớn, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, tượng đài Lý Thái Tổ, Bưu điện Hà Nội, chợ Đồng Xuân.
Cảnh báo nguy cơ mưa và bão lũ dồn dập, khốc liệt trong cuối năm nay
18/09/2024, 11:28Dự báo về gió mạnh, sóng lớn và mưa giông trên biển Đông
17/09/2024, 10:09Những kịch bản về đường đi của cơn bão mới
17/09/2024, 09:58Tổng hội XDVN về với đồng bào bị lũ lụt ở Phú Thọ
17/09/2024, 07:10Biển Đông chuẩn bị đón áp thấp, khả năng mạnh lên thành bão
16/09/2024, 14:59Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại Quảng Ngãi
16/09/2024, 10:28Hà Nội khẩn trương khắc phục hậu quả bão, đảm bảo vệ sinh môi trường
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành công văn số 3033/UBND-TNMT về việc xử lý, khắc phục và đảm bảo công tác thu gom vận chuyển vận hành các Khu xử lý chất thải tập trung của thành phố sau cơn bão số 3.
Hà Nội: Đấu giá sinh vật cảnh ủng hộ đồng bào bị bão lũ
Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 vào ngày 14/9 tới, Ban Tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Nghệ An: Mưa lớn gây sạt lở, chia cắt nhiều tuyến đường miền núi
Ngày 11/9, do mưa lớn nhiều ngày nên hiện có nhiều tuyến đường tại các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong (Nghệ An) đang bị chia cắt do sạt lở núi.
Bão số 3 và mưa lũ đã khiến 325 người chết, mất tích
Tính đến 7h ngày 12/9/2024, đã có tới 325 người chết, mất tích (197 người chết, 128 người mất tích) do bão số 3 và mưa lũ.
Trung Quốc xả lũ 250 m3/s, lưu lượng nhỏ không gây ảnh hưởng nhiều tới lũ hạ du Việt Nam
Từ 14h chiều 11/9, phía Trung Quốc xả lũ thủy điện phía thượng nguồn sông Lô với lưu lượng 250 m3/s, không gây tác động nhiều tới hạ nguồn Việt Nam.
Hưng Yên và Hải Dương phát lệnh báo động lũ lụt mức độ 3
Ngày 11/9, tỉnh Hưng Yên và Hải Dương liên tiếp phát lệnh báo động lũ lụt mức độ 3 trên nhiều hệ thống sông chảy qua địa bàn.
Phú Thọ: Tập trung chỉ đạo khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu và ứng phó với mưa lũ trên địa bàn
Ngày 9/9/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ có Văn bản số 3701/UBND-CNXD về việc tập trung chỉ đạo khắc phục sự cố sập, trôi nhịp cầu Phong Châu và ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
Lũ sông Cầu - Thái Nguyên đạt đỉnh lũ lịch sử
Mực nước lũ trên sông Cầu tại trạm thủy văn Gia Bẩy lũ đã đạt mức 2881 cm, cao hơn 181 cm so với báo động cấp 3.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bão số 3
Tạp chí Kinh tế Môi trường trân trọng giới thiệu nội dung Thư thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).