Chủ nhật, 18/08/2019, 11:13 AM
  • Click để copy

Xót tiền

"Ngân sách Nhà nước như một dòng sông đã cạn”- lời Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong khi đó, có những ngôi trường xây xong cả năm không thể sử dụng vì không có đường. Có những con đường mất đến hàng chục triệu USD tiền lãi vì không có vốn để giải phóng mặt bằng.

Trường THCS Phương Mai xây xong đã gần 1 năm nhưng không có đường vào. (Ảnh:Congluan).
Trường THCS Phương Mai xây xong đã gần 1 năm nhưng không có đường vào. (Ảnh:Congluan).

Con số 132 triệu USD tiền trả lãi được chính Thứ trưởng Bộ GTVT đưa ra như một thứ áp lực khổng lồ mà tình trạng chậm tiến độ Dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn La Sơn- Túy Loan gây ra.

Chỉ còn có 11,5km thôi, nhưng Dự án này mãi không xong khâu giải phóng mặt bằng. Theo kế hoạch, dự án hoàn thành tháng 12.2018 nhưng đến nay vẫn chưa xong.

Theo Thứ trưởng Thọ, đây là dự án được thực hiện bằng vốn vay, do đó tình trạng kéo dài tiến độ gây áp lực rất lớn lên việc trả lãi. Hiện nay chúng ta đã trả lãi đến lần thứ 4 với số tiền 132 triệu USD. Cứ mỗi 6 tháng, chủ đầu tư phải trả 33 triệu USD tiền lãi.

Cái “vướng”, theo UBND TP Đà Nẵng là “không có nguồn vốn”. Theo tính toán, để giải tỏa cả 2 đường cần 400 tỉ đồng, trong khi Ban QLDA đường Hồ Chí Minh chỉ đáp ứng được 180 tỉ.

Thiếu hơn 200 tỉ giải phóng mặt bằng và 66 triệu USD trả lãi mỗi tháng. Không cần phải đoạt huy chương Fields cũng có thể tính được cái hại từ hai khoản tiền này.

Con số hậu quả ấy ai chịu, nếu không phải là ngân sách nhà nước thì là người dân.

Nói đến những hậu quả do chậm tiến độ, có lẽ, không thể không nhắc tới 5 dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM với con số đội vốn, vừa được công khai trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội - rất khủng khiếp: 80 ngàn tỉ đồng. Trong khi chỉ riêng Cát Linh- Hà Đông, mỗi ngày chậm tiến độ đang “phát sinh” lãi vay 1,2 tỉ đồng/ngày.

Hãy để ý đến tấm biển cấm trên ảnh bìa.

Đây là tấm biển được cắm trên con đường độc đạo để vào trường THCS Phương Mai tại số 18 đường Giải Phóng.

Ngôi trường này được xây xong đã gần 1 năm, nhưng đến nay không thể sử dụng do không có đường vào. Nguyên nhân “vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng với Công ty Cổ phần Cơ khí 3-2”.

Ghi nhận của báo Công luận, tại địa chỉ số 18, đường Giải Phóng hiện nay chưa có lối vào trường. Công ty Cổ phần Cơ khí 3-2 cho quây rào và gắn biển; “Không đi qua lối này”, bảo vệ tại đây cho biết, đây là quy định của công ty, là đất của công ty nên không ai được phép đi vào đây.

Có lẽ ngôi trường không có đường vào cũng là một biểu tượng - cho sự thiếu đồng bộ cho xây dựng các công trình hạ tầng, cho sự bất cập trong tính toán các dự án, và cả trách nhiệm của chính quyền địa phương nữa.

Và nó, những con đường, những ngôi trường, những đường sắt đang chậm tiến độ phải trả lãi vay vì những lý do không chấp nhận nổi chính là cái ao cái hồ chôn vốn, làm cạn dần dòng sông ngân sách, là những ký sinh đang mài mòn đồng tiền vốn đang eo hẹp.

 

Hành trình nghẹt thở bắt nhóm khủng bố gây ra vụ nổ ở Tân Bình

Nguyễn Tấn Thành là kẻ đầu tiên bị bắt liên quan đến vụ nổ này. Đây là mắt xích quan trọng nhất để bóc tách đường dây khủng bố, cũng là kẻ khiến trinh sát hao tâm tổn sức nhất.

 

Không tổ chức cho học sinh thả bóng bay trong ngày khai giảng

Sở Giáo dục & Đào tạo Thừa Thiên Huế yêu cầu các đơn vị không tổ chức cho học sinh thả bong bóng bay. Tùy theo điều kiện từng trường để có hình thức chào đón năm học mới phù hợp, sáng tạo.

 

Ăn ngủ 10 ngày ngoài Bitexco săn giày hiếm: Đam mê hay thừa hơi?

Để có một suất mua giày Yeezy Boost 700, nhiều bạn trẻ Sài Gòn đã phải xếp hàng nhận chỗ từ 10 ngày trước và "điểm danh chính chủ" rất nhiều lần.