Báo cáo tài nguyên nước quốc gia: Công cụ để hoạch định và phát triển bền vững nguồn nước
Báo cáo Tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016 - 2021 là nguồn tài liệu quan trọng, thiết thực để các Bộ, ngành và địa phương khai thác, sử dụng trong quá trình hoạch định, xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển.
Bộ TN&MT vừa ban hành Văn bản số 4379/BTNMT-TNN về việc công bố Báo cáo tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016 - 2021.
Báo cáo Tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016- 2021 nhằm cung cấp một cách nhìn tổng quan về hiện trạng tài nguyên nước, việc khai thác, sử dụng nước, công tác quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam cho giai đoạn 2016-2021. Đây là nguồn tài liệu quan trọng, thiết thực để các Bộ, ngành và địa phương khai thác, sử dụng trong quá trình hoạch định, xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển.
Theo đó, Báo cáo Tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016- 2021 bao gồm 5 Chương: Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có tác động tới khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước; Hiện trạng tài nguyên nước; Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; Quản lý tài nguyên nước.

Công bố Báo cáo tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016 - 2021.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, thực hiện quy định Luật Tài nguyên nước, Bộ đã chỉ đạo và giao Cục Quản lý tài nguyên nước xây dựng Báo cáo tài nguyên nước quốc gia để cung cấp một cách tổng quan hiện trạng tài nguyên nước, việc khai thác, sử dụng nước và công tác quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021. Trong quá trình xây dựng, Cơ quan soạn thảo đã tổng hợp các thông tin, số liệu (về khai thác, sử dụng nước; tình hình quản lý;...) do các Bộ liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh cung cấp, các thông tin, số liệu về khí tượng thủy văn, tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện để xây dựng Báo cáo này.
Báo cáo Tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2016- 2021 sẽ được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường để các Bộ, ngành và địa phương khai thác, sử dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 31/2018/TT-BTNMT ngày 26/ 12/2018 của Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định nội dung, biểu mẫu báo cáo tài nguyên nước.
Theo Cục Quản lý tài nguyên nước, thời gian qua, chất lượng nguồn nước các lưu vực sông chính đã và đang dần được kiểm soát về mức độ gia tăng ô nhiễm, đặc biệt là các đoạn sông ô nhiễm nghiêm trọng như sông Cầu (Thái Nguyên), sông Thị Vải (Đồng Nai), sông Đồng Nai (Đồng Nai, Bình Dương).
Theo dự thảo Quy hoạch, đến năm 2025, 100% lưu vực sông lớn, quan trọng có quy hoạch tổng hợp lưu vực sông; đảm bảo nguồn nước góp phần nâng tỷ lệ sử dụng nước sạch cho mục đích sinh hoạt của dân cư đô thị đạt 95% - 100% và 65% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; kiểm soát cơ bản 90% các hoạt động khai thác, sử dụng nước; nâng cao năng lực khai thác, sử dụng nước và giảm tối đa thất thoát nước từ hệ thống các công trình thủy lợi; giảm tỷ lệ thất thoát nước trong hoạt động cấp nước xuống 10%...
Giới chuyên gia nhận định, để góp phần cải thiện chất lượng nước và sử dụng nguồn nước bền vững hơn, Việt Nam cần xây dựng Luật Tài nguyên nước theo hướng quy hoạch tổng thể, hiện đại, rõ trách nhiệm hơn.
Khẳng định tài nguyên nước Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt là những tác nhân từ việc khai thác bừa bãi, sử dụng quá mức dẫn tới nguồn nước đang “quá ít” và “quá bẩn,” nhiều ý kiến cho rằng việc xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần nay, cần tạo được hành lang pháp lý đồng bộ, mang tầm dài hạn để thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Đối với Việt Nam, tài nguyên nước có nguy cơ suy giảm do khai thác quá mức, sự phát triển thuỷ điện quá tải ở nhiều nơi, cùng với đó là các tác động của biến đổi khí hậu, tình trạng nước biển dâng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam luôn xác định nước là nguồn tài nguyên chiến lược, cần được quản lý, khai thác, sử dụng phù hợp, an toàn, đảm bảo vệ sinh, hiệu quả để thúc đẩy phát triển theo hướng xanh, tuần hoàn và bền vững; bảo đảm hài hòa, hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; không đánh đổi an sinh xã hội và môi trường sống, an ninh nguồn nước để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Thủ tướng cũng khẳng định, trong thời gian qua, Việt Nam luôn tích cực tham gia và đóng góp vào nỗ lực chung trên mọi cấp độ hợp tác quốc tế, nhất là với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam như Lào, Campuchia, Trung Quốc và các đối tác quốc tế khác để quản lý, phát triển, bảo vệ và sử dụng bền vững và hiệu quả, cùng có lợi tài nguyên nước từ các dòng sông.
TIN LIÊN QUAN
-
Lãnh đạo TP Hà Nội thăm, động viên gia đình cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong vụ cháy tại quận Cầu Giấy
-
Hà Nội thực hiện trực tuyến với đăng ký khai sinh, kết hôn và khai tử
-
Doanh nghiệp lữ hành điêu đứng khi 3 nước dừng công nhận hộ chiếu mới của Việt Nam
-
Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất đối với 3 chiến sĩ hy sinh
Cùng chủ đề
Hoàn thiện chính sách pháp luật, đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia
Hơn 45.000 học sinh được tuyên truyền bảo vệ tài nguyên nước cùng “Mizuiku – Em Yêu Nước Sạch”
Vì sao Công ty Thăng Long Phú Thọ bị phạt 120 triệu đồng?
Tập đoàn Tân Hoàng Minh bắt tay với Hàn Quốc xây dựng khu đô thị thông minh trị giá 3,5 tỷ USD tại Chương Mỹ
Vì sao Công ty Intracom bị xử phạt 120 triệu đồng

TP.Vũng Tàu: Phân loại rác tại nguồn hướng đến kinh tế tuần hoàn
23/09/2023, 07:37
Tạp chí Người Xây dựng ra mắt Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh
21/09/2023, 05:49
Nóng: Ngành thuế rà soát ngăn gian lận trong khai thác khoáng sản
19/09/2023, 22:17
Khoảng cách 'chết người' qua vụ cháy kinh hoàng!
19/09/2023, 07:22
Sống ở chung cư mini, người dân phải biết 'võ'!
19/09/2023, 07:20
Thời tiết hôm nay 15/9: Cập nhật tin thời tiết mới nhất trong ngày
15/09/2023, 11:15
Thủ tướng yêu cầu xây dựng quy chuẩn về đường bộ cao tốc
13/09/2023, 10:53Tuyên Quang: Công ty Long Thịnh vi phạm hàng loạt quy định về khai thác khoáng sản
Lãnh đạo công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, đoàn kiểm tra liên ngành xác định công ty Long Thịnh vi phạm 11 lỗi trong quá trình khai thác cát sỏi sông Lô tại thôn Sài Lĩnh, xã Quyết Thắng.
Dấu ấn những lần thăm Việt Nam của các Tổng thống Mỹ
Kể từ khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ đến nay, 4 tổng thống Mỹ đã đến thăm Việt Nam nhằm củng cố và thúc đẩy quan hệ song phương.
Điệp khúc 'tiền trường'
Chuyện này thuộc nhóm các câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Thế nhưng, biết rồi mà chưa biết hết, vì mỗi năm nó lặp lại với những tình tiết mới có phần phức tạp, ngang nhiên, tùy tiện.
Dấu ấn phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian qua tiếp tục đà phát triển tích cực. Trên cả ba bình diện song phương, khu vực và quốc tế, có nhiều tiến triển nổi bật và đã đạt được một số kết quả cụ thể, góp phần kỷ niệm 10 năm xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện.
Thời tiết hôm nay 9/9: Cập nhật tin thời tiết mới nhất trong ngày
Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất hôm nay 9/9/2023. Dự báo thời tiết ngày 9/9/2023 tại Hà Nội và các khu vực trên cả nước.
Điểm tin Môi trường ngày 8/9: Hồ Biển Lạc không phải công trình thủy lợi lãng phí
Dự kiến chuyển đổi 1.600 ha đất rừng làm hồ thủy lợi La Ngà 3; Hà Nội chuyển đổi gần 300ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp; Hồ Biển Lạc không phải công trình thủy lợi lãng phí; Cả nước xuất hiện mưa dông kéo dài.
'Sáng kiến nảy ra từ thực tế công việc'
Đó là chia sẻ của anh Đinh Văn Thảo - Công nhân Đội Truyền tải điện Krông Nô (Truyền tải điện Đắk Nông, Công ty Truyền tải điện 3) - người đã có nhiều sáng kiến được công nhận và áp dụng vào thực tế. Anh được gọi là “cây sáng kiến” của Truyền tải điện Đắk Nông.
Quảng Trị: Cá chết hàng loạt nghi do xâm nhập mặn
Những ngày qua, đầm nuôi cá của hộ ông Trần Đình Ba trú tại khu phố 3, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị) diễn ra tình trạng cá chết hằng loạt, nổi trắng mặt nước.
Đà Nẵng và tầm nhìn phát triển hướng biển
Đà Nẵng với lợi thế có bờ biển dài 90km, việc phát triển kinh tế biển cùng với du lịch và công nghiệp công nghệ cao là 3 trụ cột để thành phố này phát triển.