Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Xem xét bổ sung quy định về bảo vệ nước mặt
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét bổ sung một điều mang tính nguyên tắc về bảo vệ nước mặt trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Sáng 14/8, tại Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận, cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Dự thảo Luật đã được Quốc hội đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua; có 98 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu tại tổ với 439 ý kiến góp ý, 23 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội trường với 112 ý kiến góp ý, và 3 ý kiến góp ý bằng văn bản.
Đa số ý kiến đều tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo Luật.
7 vấn đề lớn cần chú trọng
Tại Phiên họp, trước khi tiến hành thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy báo cáo tóm tắt 07 vấn đề lớn trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật: Thường trực Ủy ban KH,CN&MT đã rà soát, bổ sung các nội dung như tại khoản 1 và sửa đổi khoản 2 dự thảo Luật; giữ nội dung khai thác, sử dụng nước trong phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật. Đồng thời, không bổ sung nước khoáng, nước nóng thiên nhiên này trong phạm vi điều chỉnh của Luật để tránh xáo trộn.
Về điều hòa, phân phối tài nguyên nước: Tiếp thu ý kiến ĐBQH, dự thảo Luật đã chỉnh sửa, bổ sung khoản 1 Điều 35 về căn cứ, nguyên tắc; khoản 2,3,4 Điều 35 về giải pháp điều hòa, phân phối tài nguyên nước; khoản 3,5 Điều 35 bổ sung quy định dự báo khí tượng, thuỷ văn, xu thế diễn biến lượng mưa, dòng chảy, lượng nước tích trữ tại các hồ chứa để dự báo lượng nước theo các thời kỳ trong năm nhằm chủ động kịch bản điều hòa, phân phối, bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên khai thác, sử dụng nước; bổ sung quy định trách nhiệm của Bộ TN&MT, các Bộ có liên quan và UBND các tỉnh trên lưu vực sông trong hoạt động điều hòa, phân phối tài nguyên nước tại khoản 5 Điều 35.
Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt, để tránh chồng chéo trong quy định pháp luật về quản lý nước sinh hoạt, Luật Tài nguyên nước chỉ quy định một số nguyên tắc về yêu cầu quản lý và đảm bảo chất lượng, số lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt tại Điều 27 và Điều 43 dự thảo Luật. Còn các nội dung cụ thể về khai thác, sử dụng, cấp nước cho sinh hoạt sẽ được điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện theo pháp luật chuyên ngành về cấp thoát nước.
Về đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước: dự thảo Luật đã bổ sung 04 điều quy định cụ thể về nguyên tắc cấp phép, đối tượng phải đăng ký, cấp phép khai thác sử dụng nước, điều kiện cấp phép tại các Điều từ 53 đến 56. Về quy mô để làm căn cứ cấp phép sẽ được Chính phủ quy định chi tiết để phù hợp với tính đặc thù của nước luôn biến động theo thời gian và không gian.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật đã luật hóa một số quy định đã được thực hiện ổn định thời gian qua trong Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước hiện hành. Về thành phần hồ sơ, nội dung, trình tự, thủ tục cấp phép, gia hạn, điều chỉnh giấy phép…sẽ giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành. Về phí, lệ phí cấp phép sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí nên xin phép không quy định trong dự thảo Luật;…
Liên quan đến quy định về sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước: Dự thảo Luật đã bổ sung Điều 58 quy định về tuần hoàn và tái sử dụng nước thải ở 03 mức độ: Khuyến khích áp dụng; có lộ trình áp dụng và bắt buộc áp dụng, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.
Đồng thời, bổ sung chính sách ưu đãi, khuyến khích các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có khai thác, sử dụng nước và xả nước thải có giải pháp sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước;…
Về trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, dự thảo Luật đã bổ sung quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng; bổ sung trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; bổ sung cơ chế phối hợp giữa bộ TN&MT với các Bộ có liên quan; trách nhiệm của UBND các cấp.
Ngoài ra, về tổ chức lưu vực sông, dự thảo Luật đã bổ sung Điều 81 quy định chức năng của tổ chức lưu vực sông là tổ chức phối hợp liên ngành, hoạt động kiêm nhiệm; ..
Cần bổ sung quy định về bảo vệ nước mặt
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tầm quan trọng của nước mặt, và cho rằng vấn đề quản lý, bảo vệ nguồn nước này chưa được quan tâm đúng mức.
Từ bài học của thành phố Hà Nội, sử dụng 100% nước sạch được sản xuất từ nước mặt, trong khi không có hệ thống quan trắc để giám sát an toàn nguồn nước, nên khi gặp sự cố ô nhiễm nguồn nước mặt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an ninh, an toàn nguồn nước.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, xem xét bổ sung một điều mang tính nguyên tắc về bảo vệ nước mặt trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Nhấn mạnh việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm tuần hoàn nước, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, có những trường hợp để bảo đảm theo yêu cầu tuần hoàn nước thì lại không bảo đảm hiệu quả của nhà đầu tư, nhưng vẫn phải làm để bảo đảm tổng thể hiệu quả về kinh tế-xã hội.
“Nếu chỉ nói tiết kiệm và hiệu quả không thôi thì doanh nghiệp sẽ không làm”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói và đưa ra ví dụ về dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (Hà Nội) không tuần hoàn nước sau xử lý nên giá thành xây dựng nhà máy tăng cao.
Bên cạnh đó, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng quản lý tài nguyên nước hiện nay chủ yếu qua giấy phép (tiền kiểm), do đó đề nghị bổ sung các quy định về tiêu chuẩn, tiêu chí để quản lý, hậu kiểm để người dân có thể tham gia vào công tác quản lý tài nguyên nước.
Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy
22/11/2024, 06:15Chỉ bàn làm, không bàn lùi!
21/11/2024, 06:43Độ tuổi sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa
20/11/2024, 06:28Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300km và đang suy yếu dần
19/11/2024, 14:17Siêu bão Man-yi giật cấp 14, chính thức vào biển Đông
Siêu bão Man-yi mạnh cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 14, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ 20km/h. Vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông.
Công bố quyết định chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung
Sáng ngày 16/11, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025.
Miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh vào cuối tuần này
Từ đêm 16/11 đến ngày 24/11, Bắc Bộ mưa vài nơi. Khoảng 18/11, một đợt không khí lạnh tăng cường khả năng tràn về miền Bắc khiến nền nhiệt khu vực này giảm, trời rét về đêm và sáng sớm.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại đường Trần Phú (Hà Đông)
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội thông báo về tổ chức điều chỉnh giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông).
Bão số 8 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 07 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Đề xuất dùng giá đất cũ cho người mua nhà ở công tại TP.HCM
Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng TP.HCM đề xuất áp dụng bảng giá đất cũ cho các hồ sơ mua nhà ở công đã nộp trước ngày 31/10 nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng cho biết sẽ tập trung thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai, trong đó nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó, cứu hộ, cứu nạn, chất lượng dự báo, cảnh báo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: Báo chí đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển về nội dung, đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng. Thông tin tuyên truyền đã phát huy vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng thuận và niềm tin xã hội, góp phần quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Chuyên gia nói gì khi hàng loạt cơn bão nối đuôi nhau vào Biển Đông?
Sau bão số 8 vào Biển Đông, có thể bão số 9 sẽ tiếp tục nối đuôi theo sau, tiếp đó là vùng áp thấp đang phát triển có khả năng mạnh lên thành bão.