Thứ tư, 18/01/2023, 07:42 AM
  • Click để copy

Châu Âu sẽ hỗ trợ Đông Nam Á trong lĩnh vực biến rác thải thành năng lượng

Các công ty châu Âu và Nhật Bản từ lâu đã thống trị ngành WtE. Đông Nam Á muốn tạo ra nhiều cơ sở biến rác thải thành năng lượng và các công ty châu Âu đang háo hức với tiềm năng của thị trường này.

Đông Nam Á đang muốn xây thêm các cơ sở xử lý rác thải có thu hồi năng lượng (WtE). (Ảnh minh họa)

Đông Nam Á đang muốn xây thêm các cơ sở xử lý rác thải có thu hồi năng lượng (WtE). (Ảnh minh họa)

Châu Âu tìm các thị trường mới

Đông Nam Á đang muốn xây thêm các cơ sở xử lý rác thải có thu hồi năng lượng (WtE) và cũng nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư mạnh từ các công ty châu Âu vào lĩnh vực này.

Theo thông tin cho biết,  các công ty châu Âu đang bắt đầu đầu tư mạnh vào thị trường chuyển rác thải thành năng lượng (WtE) ở Đông Nam Á, do nhu cầu điện của khu vực dự kiến sẽ tăng cao trong những thập niên tới trong khi nhu cầu đốt rác thải của chính châu Âu đang giảm.

Ở các công ty châu Âu và Nhật Bản từ lâu đã thống trị ngành WtE. Cấp độ đơn giản nhất của WtE là các nhà máy điện đốt rác thải chôn lấp không thể tái chế để sản xuất điện. Trang tin tức về năng lượng sạch Energymonitor.ai gần đây ước tính rằng có hơn 100 dự án chuyển rác thải thành năng lượng đã hoàn thành hoặc đang triển khai ở Philippines, Indonesia và Thái Lan.

Trong đó có một nhà máy ở Pangasinan (Philippines) được tài trợ bởi Allied Project Services có trụ sở tại Anh và một dự án do chính phủ Đan Mạch hậu thuẫn cho một nhà máy tại thành phố Semarang (Indonesia). Còn có một dự án ở Chonburi (Thái Lan), được hỗ trợ bởi các công ty Pháp là ENGIE và Suez Environment.

Năm 2022, công ty Harvest Waste có trụ sở tại Hà Lan đã bắt đầu tiến hành các nghiên cứu ban đầu cho một dự án biến rác thải thành năng lượng tại tỉnh Sóc Trăng của Việt Nam, với chi phí ước tính là 100 triệu USD (93,5 triệu euro).

Vào năm 2021, Harvest Waste cũng đề xuất xây dựng một cơ sở ở Cebu ở Philippines, được kỳ vọng trở thành nhà máy WtE tiên tiến nhất châu Á. Nhà máy này sẽ sử dụng công nghệ tương tự như cơ sở tại Amsterdam, có thể tạo ra 900 kilowatt giờ (kWh) điện từ mỗi tấn rác thải.

Người đứng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Harvest Waste ông Luuk Rietvelt giải thích rằng, thị trường Đông Nam Á đang phát triển vì có nguồn tài trợ từ các ngân hàng phát triển lớn và một số chính phủ trong khu vực đưa ra ưu đãi, bao gồm cả thuế quan, để thúc đẩy đầu tư. Ông nói với DW: “Rất nhiều chất thải rắn đô thị và chất thải thương mại trên khắp châu Á vẫn được chôn lấp hoặc đổ công khai vì thiếu các giải pháp thay thế”.

Ông Janek Vahk tại tổ chức phi lợi nhuận Zero Waste Europe, cho biết các nhà cung cấp công nghệ châu Âu hiện đang tìm kiếm thị trường mới do nhu cầu ngày càng tăng ở những nơi khác và cơ hội ít hơn tại quê nhà. Ở châu Âu, có khoảng 500 nhà máy WtE hiện đang hoạt động. Theo nghiên cứu của công ty tư vấn năng lượng Ecoprog (Đức) công bố vào tháng 10/2022, môi trường kinh doanh của ngành WtE tại châu Âu đang có mức giảm lớn nhất trong một thập niên.

Nhu cầu năng lượng đến năm 2040 sẽ tăng 2/3

Đông Nam Á trong khi đó lại là một thị trường tiềm năng của WtE. Theo nhiều ước tính, dân số thành thị tại các quốc gia Đông Nam Á dự kiến đến năm 2023 tăng lên khoảng 400 triệu người và nhu cầu năng lượng đến năm 2040 sẽ tăng 2/3.

Các chuyên gia cho rằng lượng rác thải chôn lấp và rác thải không được tái chế sẽ tăng cao trong những năm tới. Giáo sư Masaki Takaoka, chủ tịch Hội đồng nghiên cứu rác thải thành năng lượng tại Đại học Kyoto (Nhật Bản) cho biết các chính sách ngăn chặn việc tạo ra rác thải sẽ được thực hiện nhưng “xử lý khẩn cấp” sẽ cần thiết trong khu vực.

Thị trường biến rác thải thành năng lượng của Đông Nam Á dự kiến sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 3,5% từ năm 2021 đến năm 2028. Công ty Veolia Environment SA có trụ sở tại Pháp, là một trong năm công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực WtE tại Đông Nam Á. Những doanh nghiệp khác bao gồm Mitsubishi Heavy Industries của Nhật Bản, và các công ty địa phương của Indonesia và Singapore, công ty nghiên cứu Mordor Intelligence phân tích.

Còn ông Janek Vahk cho biết ở châu Âu, chi phí vốn của hầu hết các lò đốt WtE công nghệ cao thường vào khoảng 1.000 euro/tấn mỗi năm, có thể quá đắt đối với một số quốc gia ở châu Á. Tuy nhiên, một số ngân hàng phát triển lớn, trong đó có Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đang đầu tư mạnh vào ngành này. Trong khi đó, châu Âu đã loại đầu tư vào năng lượng từ rác thải khỏi các hoạt động kinh tế được coi là “tài chính bền vững”.

Các nhà môi trường cũng lo lắng rằng việc hướng tới WtE sẽ không khuyến khích các nỗ lực của địa phương nhằm tăng cường tái chế và sử dụng thay thế rác thải không gây hại cho môi trường.

Liên minh châu Âu (EU) coi hành động khí hậu là cốt lõi trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các quốc gia ở Đông Nam Á. Chỉ thị Khung về rác thải của EU nêu rõ rằng các phương pháp quản lý chất thải khác được ưu tiên hơn là đốt.

Những người ủng hộ WtE lại cho rằng cần phải làm gì đó đối với việc chôn lấp rác thải ở các khu vực như Đông Nam Á, cũng như nhu cầu điện tăng cao ở khu vực này.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng cháy, chữa cháy sau vụ hỏa hoạn ở Ô Chợ Dừa

Thủ tướng yêu cầu tăng cường phòng cháy, chữa cháy sau vụ hỏa hoạn ở Ô Chợ Dừa

13/03/2024 07:00

Sau vụ cháy tòa nhà cao tầng trên phố Ô Chợ Dừa, Hà Nội vào sáng 12/3, Thủ tướng Chính phủ hoan nghênh các lực lượng tham gia chữa cháy, đồng thời yêu cầu có phương án bảo đảm an toàn tại các địa điểm đông người.

Bà Trương Mỹ Lan muốn chuyển 1.000 tỷ đồng của Nguyễn Cao Trí sang SCB

Bà Trương Mỹ Lan muốn chuyển 1.000 tỷ đồng của Nguyễn Cao Trí sang SCB

12/03/2024 16:16

Bị cáo Lan đề nghị HĐXX giúp chuyển 1.000 tỷ đồng mà bị cáo Nguyễn Cao Trí hoàn trả cho bà để đưa vào SCB. "SCB đang rất cần tiền, giải quyết kinh tế tài chính", bị cáo bày tỏ.

Giải pháp nào khơi thông gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng?

Giải pháp nào khơi thông gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng?

12/03/2024 10:33

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho rằng, vấn đề mấu chốt ở đây cần tạo điều kiện cho "cầu tiếp cận được nguồn cung" và đẩy mạnh nguồn cung.

THACO trao gần 25 tỷ đồng cho Quỹ 'Vì người nghèo' năm 2024

THACO trao gần 25 tỷ đồng cho Quỹ 'Vì người nghèo' năm 2024

11/03/2024 12:37

Vừa qua, THACO triển khai trao tặng gần 25 tỷ đồng cho Quỹ “Vì người nghèo” năm 2024 thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UB MTTQVN) của 58 tỉnh, thành phố và quận, huyện, phường xã trên cả nước.

Bị cáo Trương Mỹ Lan phủ nhận có cổ phần tại SCB 91%

Bị cáo Trương Mỹ Lan phủ nhận có cổ phần tại SCB 91%

11/03/2024 11:49

"Bị cáo và gia đình nắm dưới 15%, 30% là cổ đông nước ngoài, khoảng 30% là nhờ bạn bè đứng tên giùm. Chưa bao giờ tôi xác nhận cổ phần tôi tại SCB là 91%", bị cáo Lan nói.

Mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

Mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

11/03/2024 11:37

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn dài hơn 98 km, việc mở rộng tuyến đường từ quy mô 2 làn xe lên 4 làn xe tiêu chuẩn, có làn dừng khẩn cấp liên tục cần khoảng 6.500 tỷ đồng.

Ứng phó cao điểm đợt xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long

Ứng phó cao điểm đợt xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long

10/03/2024 07:20

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 19/CĐ-TTg ngày 8/3/2024 yêu cầu các bộ, địa phương liên quan tập trung ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 10-15/3/2024.

Làm gì để doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng?

Làm gì để doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn ngân hàng?

08/03/2024 11:20

Mặc dù gần đây hệ thống ngân hàng đã có nhiều chính sách mở, thế nhưng việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng vẫn là một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). Các doanh nghiệp cho rằng, giảm lãi suất cũng cần, nhưng cái đích doanh nghiệp mong muốn là ngân hàng nên giảm các quy định, điều kiện cho vay, đặc biệt là tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thủ tướng sắp làm việc với các ngân hàng để khơi thông tín dụng

Thủ tướng sắp làm việc với các ngân hàng để khơi thông tín dụng

07/03/2024 14:45

Ngày 6/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có công văn hỏa tốc gửi chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc các ngân hàng thương mại về việc chuẩn bị nội dung tham dự hội nghị do Thủ tướng chủ trì để bàn giải pháp thúc đẩy tín dụng.