Chỉ bàn làm, không bàn lùi!
Đó là câu chuyện đại sự mà Quốc hội đang thảo luận: Đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao. Đại đa số tán thành, phải làm ngay, không bàn lùi, để mất cơ hội này.
Trước đây chúng ta đã bàn và đã lùi. Cụ thể là Quốc hội bàn.Vào năm 2010, tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XII chuyện làm đường sắt tốc độ cao chạy dọc chiều dài đất nước đã được đặt lên bàn nghị sự. Nhưng thời điểm ấy điều kiện chưa chín muồi. Dự án này chưa được thông qua, vì không đủ số phiếu quá bán,chỉ có 37,53% đại biểu Quốc hội ủng hộ chủ trương đầu tư, 41,15% đại biểu không ủng hộ.
Cả người ủng hộ và người băn khoăn đều có lý. Sau 14 năm, thế và lực của nước ta đã khác, tình hình thế giới đã khác. Vì vậy, Quốc hội thay mặt nhân dân cả nước bàn chuyện đại sự vào lúc này thật là hợp lẽ.
Theo dự án, tuyến đường sắt cao tốc bắt đầu tại ga Ngọc Hồi - Hà Nội và kết thúc tại ga Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh, đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố, chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km. Dự kiến khởi công vào năm 2027 và phấn đấu cơ bản hoàn thành toàn tuyến vào năm 2037.
Tuyến đường sắt tốc độ cao này là đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục. Khi tuyến này đi vào hoạt động sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho cả nước nói chung, các địa phương dọc tuyến nói riêng; thúc đẩy du lịch và phát triển đô thị hóa, toàn cầu hóa nhanh hơn; phát triển công nghiệp xây dựng, công nghiệp vật liệu xây dựng...
Điều có nhiều ý kiến phân vân nhất là “vấn đề đầu tiên”, tiền ở đâu, khi tổng mức đầu tư lên đến hơn 1,7 triệu tỉ đồng (khoảng 67,34 tỉ USD). Chính phủ đã đề xuất hình thức đầu tư dự án là đầu tư công, việc phân chia dự án thành phần được thực hiện khi phê duyệt dự án đầu tư. Dự kiến nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn để đầu tư hoàn thành dự án vào năm 2035, bố trí vốn trong khoảng 12 năm (từ năm 2025 - 2037).
Tính toán chi li sẽ có con số sau đây: bình quân mỗi năm khoảng 5,6 tỉ USD, tương đương khoảng 1,3% GDP năm 2023, khoảng 1,0% GDP năm 2027 (thời điểm khởi công dự án). Ngoài ra trong quá trình triển khai sẽ huy động đa dạng các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư.
Vậy là nỗi lo về khả năng cân đối vốn cho dự án không còn là chuyện “trên trời nữa”. Nó ở trong tầm tay rồi, chỉ bàn làm là vì lẽ đó. Nếu làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam trong 10 năm thì mỗi năm cần 7 tỷ USD. Con số này chỉ bằng hơn một nửa gói hỗ trợ kích cầu nền kinh tế sau đại dịch Covid-19 được Quốc hội quyết nghị trong hai năm 2022-2023. Xin lưu ý thêm, mấy năm qua, chi thường xuyên chiếm tới 70% ngân sách nhà nước, do đó không còn tiền chi cho đầu tư phát triển, phải trông chờ nguồn vốn vay.
Hiện nay quy mô GDP của nước ta đã đạt gần 500 tỷ USD, theo đó mức vay cho đầu tư giữ được an toàn trong khoảng 100 tỷ USD. Và hằng năm còn có khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Khi thảo luận tại Quốc hội, nhiều đại biểu băn khoăn rằng, ta đã từng triển khai một số dự án đường cao tốc bị chậm thời gian và bị đội vốn rất lớn. Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, tổng mức đầu tư ban đầu năm 2008 là 8.769 tỷ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2017, tổng vốn đầu tư tăng lên 18.000 tỷ đồng (khoảng 868 triệu USD). Tính theo tiền Việt thì mức đội vốn là 100%.
Vậy phải có giải pháp gì để ngăn ngừa đội vốn. Phương án đầu tư toàn tuyến theo hình thức đầu tư công (trung hạn) sẽ ảnh hưởng đến nợ công như thế nào? Theo báo cáo của Bộ Tài chính nợ công hiện đang ở mức 39% GDP. Nếu như phát hành trái phiếu Chính phủ mỗi năm 5 tỷ USD cũng chỉ lên đến 125 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 50% vốn đầu tư công phân bổ hằng năm, là mức độ hợp lý.
Điều đáng quan tâm là, khi phát hành trái phiếu phải tính đến việc trả nợ, căn cứ chu kỳ phát hành trái phiếu 15 hay 20 năm. Cái khó là ở chỗ, lãi suất phát hành trái phiếu phải đủ cao để thu hút các nguồn lực nhàn rỗi, nhưng phải cải cách thể chế để huy động được nguồn lực của các thành phần kinh tế khác rót vốn vào sản xuất. Nếu “điểm nghẽn thể chế” không được phá bỏ thì sẽ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, đầu tư phát triển, kéo theo là ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.
Muốn ngăn ngừa tình trạng “vốn phồng nhanh như bột nở” thì ta phải có công nghệ của ta, không phụ thuộc hoàn toàn vào đối tác nước ngoài. Xây dựng một cơ chế phù hợp, linh hoạt để huy động mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng hạ tầng. Các địa phương chịu trách nhiệm chủ yếu trong công tác giải phóng mặt bằng, không để dự án kéo dài, nhức nhối điệp khúc xin bổ sung vốn.
Chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới của đất nước, chúng ta đã và đang dốc sức hoàn thành các công trình trọng điểm của đất nước, như Đường dây 500 kv mạch 3; hơn 3.000 km đường cao tốc (trong đó có khoảng 2.000 km đã được khai thác); sân bay Long Thành, nhà ga T3 Tân Sơn Nhất; tiếp đến là con đường kỳ vĩ - Đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Đó một tất yếu trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố góp phần quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội, phấn đấu đến năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển, thu nhập cao, và là một trong nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu khu vực châu Á.
Cùng chủ đề
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Cơ hội nào cho nhà thầu trong nước?
2.000 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM: Đường sắt cao tốc liệu có cần?
Việt Nam sẽ có đường sắt cao tốc Bắc - Nam tốc độ 200km/h vào năm 2030
Đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Doanh nghiệp bỏ tiền hay vốn đầu tư công đều là nguồn lực xã hội
Cần nghiên cứu kỹ đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh mạnh nhất kể từ đầu mùa
05/12/2024, 14:18Thế giới thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão năm 2024
05/12/2024, 14:15Thủ tướng yêu cầu trước 28/2/2026 phải khai thác sân bay Long Thành
04/12/2024, 06:14Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội
02/12/2024, 10:01Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
02/12/2024, 09:59Quảng Nam: Voi sổng chuồng xuất hiện trên đường quốc lộ 14E
28/11/2024, 14:41Trình Quốc hội xem xét việc tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
28/11/2024, 14:38Hà Nội: ‘Hóa phép’ nhiều hecta đất nông nghiệp thành nhà hàng, khu kinh doanh
Hơn 42.000m2 đất nông nghiệp biến thành nhà hàng, khu vui chơi, dịch vụ nhưng trong suốt thời gian chủ đầu tư xây dựng và hoạt động chính quyền địa phương biết nhưng chưa xử lý, để sai phạm tồn tại và ngày càng mở rộng. Việc đất đai bị sử dụng sai mục đích, trái quy hoạch là câu chuyện phổ biến tại nhiều địa phương trong quá trình khảo sát, giám định, phản biện cho Luật Đất đai, Luật Quy hoạch.
World Golf Awards vinh danh Legend Danang Golf Resort là Sân gôn Tốt nhất Việt Nam 2024
Giải thưởng Gôn uy tín thế giới World Golf Awards vinh danh Legend Danang Golf Resort là Sân gôn Tốt nhất Việt Nam 2024 (Vietnam’s Best Course 2024) trong lễ trao giải diễn ra vừa qua tại Bồ Đào Nha, ghi nhận chất lượng và đẳng cấp của tuyệt phẩm sân gôn có một không hai khi được thiết kế bởi cả 2 huyền thoại gôn là Gấu Vàng Jack Nicklaus và Cá Mập Trắng Greg Norman.
Thủ tướng đồng ý đề xuất nghỉ 9 ngày liên tục dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 8726/VPCP-KGVX ngày 26/11/2024 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025.
Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)
Chiều 26/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Tập trung phát triển chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
Tăng trưởng xanh là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Quảng Ngãi: Phát hiện 3 bồn kim loại bị sóng đánh trôi dạt vào bờ
Tại thôn Lệ Thuỷ, xã Bình Trị (huyện Bình Sơn), 3 bồn kim loại đã trôi dạt vào bờ được người dân và lực lượng chức năng phát hiện.
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó với mưa lũ tại khu vực Trung Bộ
Khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Hà Tĩnh: Thành lập tổ công tác kiểm tra dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn
UBND TP.Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định số 2747/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác kiểm tra, đánh giá các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn.
Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế mua bán nhà, đất theo thời gian sở hữu
Theo Bộ Tài chính, một số quốc gia trên thế giới đã sử dụng các công cụ thuế để tăng chi phí cho hành vi đầu cơ bất động sản và giảm sức hấp dẫn của việc này.