Chiến lược 'Smartphone × AIoT' giúp Xiaomi gặt hái nhiều thành công hơn mong đợi
Chiến lược "Smartphone × AIoT" đã giúp thương hiệu Xiaomi đạt kỷ lục vào năm 2021, tạo nên một hệ sinh thái sản phẩm phong phú xung quanh smartphone.
Chiến lược này cũng giúp doanh thu và lợi nhuận ròng sau điều chỉnh của Xiaomi đã đạt mức cao mới vào năm 2021. Tổng doanh thu của Tập đoàn Xiaomi năm 2021 đạt 328,3 tỷ NDT, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lợi nhuận ròng sau điều chỉnh của công ty đạt 22 tỷ NDT vào năm ngoái, tăng 69,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu thị trường nước ngoài của Tập đoàn Xiaomi năm 2021 tăng 33,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 49,8% tổng doanh thu của tập đoàn. Trong quý 1 năm 2022, tỷ trọng này tăng lên 51,1%.
Nhờ chiến lược "Smartphone × AIoT", các lô hàng xuất xưởng smartphone toàn cầu của Xiaomi đã đạt kỷ lục vào năm 2021. Các sản phẩm AIoT của hãng cũng được mở rộng nhanh chóng, tạo nên một hệ sinh thái sản phẩm phong phú xung quanh smartphone.
Theo Canalys, Xiaomi đứng thứ ba trong ngành công nghiệp smartphone toàn cầu với thị phần 14,1% vào năm 2021. Doanh số bán smartphone của hãng đứng đầu tại 14 thị trường và nằm trong top 5 tại 62 thị trường.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, hơn 434 triệu thiết bị thông minh đã được kết nối với nền tảng này (không bao gồm smartphone, máy tính bảng và laptop), tăng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng người dùng hệ điều hành MIUI hàng tháng trên toàn cầu đạt 509 triệu, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vào năm 2021, thị phần trong các lô hàng xuất xưởng smartphone cao cấp của Xiaomi đã tăng lên khoảng 13% trong tổng số các lô hàng smartphone của hãng, tăng gần gấp đôi so với năm trước.
Không dừng lại ở đó, Xiaomi vẫn tiếp tục tăng cường đầu tư vào nghiên cứu. Năm 2021, Xiaomi đã chi cho việc nghiên cứu và phát triển 13,2 tỷ NDT, tăng 42,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 5 năm tới, khoản đầu tư vào nghiên cứu của Xiaomi dự kiến sẽ vượt quá 100 tỷ NDT.
Tính đến ngày 31 tháng 3 năm 2022, Xiaomi đã được cấp hơn 26.000 bằng sáng chế; các đơn đăng ký bằng sáng chế toàn cầu của công ty đã vượt quá con số 53.000.
Trong tương lai, Xiaomi cam kết tiếp tục sản xuất những sản phẩm tuyệt vời với mức giá trung thực để mọi người đều có thể tận hưởng cuộc sống tốt hơn thông qua công nghệ tiên tiến.
Chiến lược mới cũng giúp thương hiệu tăng trưởng tốt hơn khi trong danh sách Fortune Global 500 công bố, Xiaomi xếp hạng 266, đánh dấu lần thứ tư công ty công nghệ này góp mặt.
Lần đầu tiên Xiaomi xuất hiện trong danh sách Fortune Global 500 tại vị trí thứ 468 vào năm 2019, chỉ mới 9 năm sau khi công ty thành lập. Sự tăng trưởng nhanh chóng đã giúp công ty cải thiện thứ hạng mỗi năm - xếp hạng 422 vào năm 2020 và tăng lên vị trí 338 vào năm 2021.
Theo Tạp chí Fortune, tính từ 2019 đến nay, Xiaomi đã tăng hơn 200 vị trí trong 4 năm. Điều này giúp Xiaomi trở thành công ty công nghệ Trung Quốc có mức tăng trưởng nhanh nhất trong nhiều năm kể từ khi có mặt trên thị trường.
TIN LIÊN QUAN
Bí quyết giúp VegGieg nhanh chóng chinh phục thị trường Việt Nam
29/08/2024, 11:21Hà Tĩnh đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển kinh tế
13/08/2024, 11:57Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện
19/04/2024, 14:19Cục Viễn thông đề nghị xử phạt CMC và FPT Telecom 280 triệu đồng
15/04/2024, 10:56Việt Nam được một tổ chức trả 10 USD/tín chỉ carbon rừng
03/04/2024, 07:46Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam
30/03/2024, 10:24Deepfake và những nguy cơ với an toàn thông tin tại Việt Nam
26/03/2024, 11:58Xem xét nới thời gian đăng kiểm xe ô tô cá nhân
19/03/2024, 12:03Hydro tự nhiên sẽ cách mạng hóa tương lai carbon thấp?
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, quá trình tạo ra hydro trong tự nhiên vẫn chưa được hiểu đầy đủ, mặc dù trên thực tế hydro được tìm thấy trong phạm vi rộng lớn các môi trường địa chất - trong lớp vỏ đại dương và lục địa, khí núi lửa và hệ thống thủy nhiệt.
Việt Nam và Hoa Kỳ “bắt tay” thực hiện dự án chống biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
Dự án Bảo vệ Hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ra đời với mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái ven biển, nâng cao hiệu quả quản lý ngành thủy sản, khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
Hạ viện Mỹ cấm TikTok, thiệt hại nghiêm trọng thế nào?
Dự luật buộc ByteDance bán TikTok ở Mỹ đã được Hạ viện Mỹ thông qua, đặt ra lo ngại cho nhiều doanh nghiệp Mỹ làm ăn dựa trên nền tảng này.
Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự luật có thể cấm TikTok, Trung Quốc cảnh báo
Hạ viện Mỹ thông qua với tỷ lệ áp đảo dự luật buộc TikTok phải thoái vốn khỏi chủ sở hữu Trung Quốc, nếu không nền tảng này sẽ bị cấm hoạt động ở Mỹ.
Công bố xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023
Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương là tài liệu hữu ích, cung cấp các căn cứ khoa học và thực tiễn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trực tiếp là lãnh đạo các địa phương sử dụng trong xây dựng và thực thi các chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đến năm 2030, Việt Nam cần 135 tỷ USD đầu tư cho lưới điện và năng lượng tái tạo
Theo Dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII nhận định đến 2030, nguồn vốn để đầu tư, xây dựng dự án điện dự kiến khoảng 135 tỷ USD. Đây cũng là mức đầu tư được báo cáo triển vọng thị trường vốn của FiinRatings dự đoán đối với năng lượng tái tạo.
Nhan nhản “công nghệ” cờ bạc bịp
“Tháng Giêng là tháng ăn chơi/ Tháng Hai cờ bạc tháng Ba rượu chè…” - lợi dụng tâm lý này nhiều đối tượng đã tổ chức “gầy sòng” sát phạt.
Nhà máy THACO KIA tham gia giám sát sản xuất xe Kia Sonet tại Uzbekistan
Đoàn 25 nhân sự của nhà máy THACO KIA (thuộc Tập đoàn THACO AUTO) sẽ tham gia giám sát sản xuất xe Kia Sonet cho Công ty ADM - Uzbekistan theo thỏa thuận đào tạo ký kết vào ngày 14/4/2023.
Hợp tác phát triển hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam
Vị trí địa chiến lược quan trọng cùng việc chuyển dịch sản xuất và xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu đã mang tới cho Việt Nam cơ hội trở thành nhân tố then chốt trong quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đang là thách thức với Việt Nam.