Chuyên gia giao thông: Phản đối xây ga tàu điện ngầm là ích kỷ, hẹp hòi
Cho rằng Hồ Gươm là không gian văn hóa, lễ hội ai cũng muốn đến để vãn cảnh… vì thế TS. Nguyễn Xuân Thủy bày tỏ sự ủng hộ khi làm ga ngầm bởi nó giúp người dân dễ dàng tiếp cận khu vực. Đồng thời ông Thủy cho rằng những ý kiến không đồng tình vì làm ga tàu điện sẽ làm nhiều người đến Hồ Gươm là ích kỷ, là hẹp hòi.
Sự kiện Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về việc xây ga tàu điện ngầm cạnh Hồ Gươm gây ra nhiều tranh cãi. Ngay trong giới chuyên gia hiện cũng không ít ý kiến trái chiều giữa ủng hộ và không ủng hộ song bên nào cũng đưa ra những quan điểm có lý của riêng mình. Để làm rõ thêm vấn đề PV đã trao đổi với chuyên gia giao thông đô thị TS. Nguyễn Xuân Thủy.
Chia sẻ với PV ông Thủy thẳng thắn bày tỏ sự ủng hộ đối với dự án ga ngầm C9 cạnh Hồ Gươm. Lý do được TS. Thủy đưa ra là bởi ông cho rằng, ga ngầm C9 đặt ở vị trí cạnh Hồ Gươm sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận với trung tâm nội đô, đặc biệt là cảnh quan Hồ Gươm, nơi ai cũng muốn đến vãn cảnh.
“Có ga tàu điện người dân sẽ dễ tiếp cận với nơi này hơn, từ đó họ có thể thăm quan, vui chơi hay đi làm. Nói ga đặt cạnh Hồ Gươm là gây xung đột giao thông là chưa đúng bởi có người đến cũng có người đi. Nếu chuyển 1000 người đến thì cũng có 1000 người đi…” TS. Nguyễn Xuân Thủy bày tỏ. Đồng thời ông cũng cho rằng, với những người phản đối bởi sợ Hồ Gươm không còn tĩnh lặng là ích kỷ, cá nhân.
“Hồ Gươm là nơi ai cũng muốn đến nhất là dịp lễ Tết thế tại sao ông muốn đến mà lại không muốn cho người khác đến”, TS. Thủy đặt câu hỏi.
Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải nói thêm: “Hồ Gươm là “hòn ngọc” của Hà Nội, ga tàu điện ngầm ở đó là hợp lý vì sẽ chở hành khách đến xem. Từ khu đó có thể đến Nhà hát lớn, đến khu vực Tràng Tiền. Theo tôi, việc xây ga tàu điện ngầm ở đây chỉ cần lưu ý không nên để ảnh hưởng tới công viên sát bờ hồ”.
Ông cho biết thêm, việc đặt ga tàu điện ngầm ở đó sẽ tăng thêm lượng người đến Hồ Gươm chứ không phải riêng những người sống ở trung tâm.
Bản thân ông Thủy đã có nhiều năm nghiên cứu về tàu điện ngầm và cho rằng đây là một công trình “cực chẳng đã” người ta mới làm vì chi phí xây dựng cực kỳ đắt. Tuy nhiên, với những thành phố từ 3 triệu dân trở lên thì phải xây dựng tàu điện ngầm để giao thông không bị ùn tắc.
Ưu điểm của tàu điện ngầm là an toàn, đi rất nhanh và tránh ô nhiễm bên trên vì nó chạy bằng sức điện. Lượng hành khách vận chuyển rất cao so với các phương tiện khác. Hà Nội xây tàu điện ngầm là rất đúng vì dân số Hà Nội gần 10 triệu người.
Cũng có quan điểm ủng hộ dự án trên, KTS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Hà Nội cho hay: “Vị trí nhà ga C9 đã được các nhà khoa học thống nhất là không ảnh hưởng đến di sản Quốc gia đặc biệt Hồ Gươm.
Theo ông, các nhà khoa học cũng đã góp ý nhiều về tổ chức, hình thức của nhà ga, các lối lên xuống để thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng di sản này.
KTS.Đào Ngọc Nghiêm cũng cho rằng, việc đặt ga tàu điện ngầm ở gần khu vực này là cần thiết vì nó tăng giá trị của di sản lên. Điều này cũng phù hợp xu thế chung của thế giới.
Kiến trúc sư Trần Huy Ánh: ‘Đặt ga tàu điện ngầm ở cạnh Hồ Gươm là bất hợp lý’Theo kiến trúc sư Trần Huy Ánh, việc đặt ga đường sắt đô thị ngầm C9 cạnh Hồ Gươm là bất hợp lý, gây xung động giao thông và gây lãng phí tiền của...! |
Vị trí nhà ga tàu điện ngầm cạnh Hồ Gươm quy hoạch ra sao?Khu vực xây dựng ga tàu điện ngầm có nhiều công trình văn hóa lịch sử nổi tiếng như Hồ Gươm, Tháp Bút, tượng đài Cảm tử... |