Chuyên gia lý giải về biến thể BA.2.75 của Omicron
Một biến thể phụ mới nổi của Omicron, BA.2.75, có biệt danh là “Centaurus - Nhân mã” đang là lý do tạo ra các các “làn sóng” lo lắng trên mạng xã hội toàn cầu. Mặc dù đến nay, theo thông tin chính thức từ Bộ Y tế ngày 17/8/2022, biến thể phụ này chưa xuất hiện tại Việt Nam, nhưng nguy cơ xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể.
Dư luận trong nước cũng không tránh khỏi những lo lắng và hoang mang. Tại sao biến thể mới lại mang biệt danh có tính thiên văn (Nhân mã), chúng ta đã biết gì về biến thể phụ này, và nó có thực sự là nguyên nhân gây lo lắng không?
Trước khi đại dịch COVID-19 xuất hiện vào thời điểm đầu năm 2020, thế giới chỉ biết có một biến thể của virus SARS-CoV-2 kiểu hoang dã. Tại thời điểm đó không ai hình dung được đại dịch COVID-19 sẽ xảy ra những gì và virus SARS-CoV-2 sẽ biến chủng ra sao.
Thời gian sau đó, khi các nhà khoa học bắt đầu phát hiện ra các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, từ đặc điểm của biến thể mà các nhà khoa học quan tâm hoặc lo lắng, thậm chí quan ngại có thể có những hậu quả nghiêm trọng xảy ra, vì vậy ban đầu họ đặt biệt danh cho biến thể của SARS-CoV-2 theo những tính chất như vậy. Các biến thể có biệt danh “Biến thể đáng quan tâm” (Variant of interest – VOI), “Biến thể đáng lo lắng” (Variant of concern – VOC), “Biến thể có hâụ quả nghiêm trọng” (Variant of High Consequence -VOHC)…đã xuất hiện theo cách như vậy. Có thời điểm các nhà khoa học đã đặt tên các biến thể của SARS-CoV-2 theo địa điểm lần đầu nó xuất hiện, như biến thể Kent (một hạt Đông Nam nước Anh), biến thể Nam Phi, biến thể Ấn Độ, biến thể Brazil…
Sang đến năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nỗ lực thay đổi cách đặt tên. Tên các biến thể của virus SARS-CoV-2 được đặt theo bảng chữ cái Hy Lạp, trong nỗ lực nhằm hạn chế phân biệt chủng tộc và bài ngoại (tổng thống Mỹ Donal Trump đã từng gọi chủng virus SARS-CoV-2 gây ra COVID-19 là virus Trung Quốc (China virus) do lần đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc và gây ra rất nhiều tranh cãi). Theo đó, “Biến thể Kent” được đặt tên lại là “Biến thể Alpha”, “Biến thể Nam Phi” được gọi lại là “Biến thể Beta”, “Biến thể Ấn Độ” có tên mới là “Biến thể Delta”, “Biến thể Brazil” trở thành “Biến thể Gamma” v.v…
Ngày 22/11/2021 tại một phòng xét nghiệm ở Botswana, Nam Phi một “hậu duệ” nữa của virus SARS-CoV-2, khác với các biến thể trước đó, lần đầu tiên được phát hiện và đặt tên là Omicron. Cho đến thời điểm hiện nay (tháng 7/2022), biến thể này đã thống trị ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Và trong những tháng gần đây các biến thể phụ của biến thể Omicron liên tục xuất hiện, gây lo ngại cho cộng đồng thế giới.
Một trong số đó, được giới chuyên môn đặt tên là BA.2.75. Trên mạng xã hội biến thể BA.2.75 được đặt biệt danh là Centaurus (Nhân Mã). Việc đặt tên này làm cho nhiều người nghĩ rằng có thể một biến thể mới giống như Alpha, Beta, Delta có thể đã xuất hiện và lo lắng. Tuy nhiên các chuyên gia cho biết, biến thể phụ này lần đầu tiên xuất hiện tại Ấn Độ vào tháng 5/2022 và được đánh giá có khả năng lây lan nhanh hơn các biến thể phụ Omicron khác. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn chưa chỉ định BA.2.75 là một biến thể đáng quan tâm theo đúng nghĩa cuả nó.
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu (ECDC) đã chỉ định nó là một “biến thể đang được theo dõi” vào ngày 7 tháng 7 năm 2022 vì nó đã được phát hiện ở các nước Châu Âu bao gồm cả Vương quốc Anh và Đức. Tiến sỹ Spyros Lytras, một nhà nghiên cứu về virus học tại Trung tâm Nghiên cứu Virus của Đại học Glasgow, nói với Medical News Today: “Tôi đồng ý với cách tiếp cận hiện tại của WHO về việc không vội chỉ định đặt tên bất kỳ biến thể phụ mới nào của biến thể Omicron là “Biến thể đáng quan tâm”. Sự xuất hiện của Omicron là một sự kiện rất quan trọng trong quá trình tiến hóa của virus cũng như sự tiến triển của đại dịch. Như vậy, nếu chúng ta đặt tên cho mọi biến phụ Omicron bằng một chữ cái mới trong tiếng Hy Lạp, sẽ làm cho có những suy nghĩ sai lệch về tầm quan trọng của Omicron ở thời điểm hiện tại”.
Mùa đông Hà Nội mang theo cái lạnh kèm theo những lớp bụi mịn dày đặc
19/11/2024, 14:15Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 20.3 lần ngưỡng an toàn
14/11/2024, 10:56Hà Nội đang trong những ngày ô nhiễm, bụi mịn gây nguy hại sức khỏe
01/11/2024, 15:18Bắt pen, hít dầu gió - Những trend nguy hiểm
22/10/2024, 10:15Mùa ô nhiễm không khí kéo dài cả nửa năm gây nguy hại đến sức khỏe
17/10/2024, 10:25Hà Nội chìm trong tình trạng ô nhiễm không khí
14/10/2024, 10:23Dự báo đợt ô nhiễm không khí ở miền Bắc sẽ kéo dài đến đầu năm sau
11/10/2024, 22:00Cảnh báo cháy rừng cấp nguy hiểm tại Chí Linh và Kinh Môn
09/10/2024, 12:18Sáng nay, chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức có hại cho sức khỏe
Theo kết quả số liệu quan trắc của hệ thống AirVisual, trong sáng nay, (7/10), Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI là 168, mức có hại cho sức khỏe.
[Infographic] Lũ ống, lũ quét và những điều cần lưu ý
Lũ quét, lũ ống và sạt lở đất đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về cả người lẫn tài sản. Do đó, việc nâng cao nhận thức của người dân về phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại từ những hiện tượng thời tiết này là rất cần thiết.
Tiếp tục có gió mùa Đông Bắc về, miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng trong bao lâu?
Hôm nay 2/10, gió mùa Đông Bắc vẫn tiếp tục về, nhiều thời điểm còn mạnh hơn ngày 1/10 do đó ở miền Bắc nhiệt độ sẽ còn giảm.
Phó Thủ tướng chỉ đạo sử dụng flycam để phát hiện các điểm có nguy cơ sạt lở
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và địa phương triển khai ngay các flycam bay quét các điểm xung yếu, có nguy cơ sạt lở, kịp thời phát hiện các vết để cảnh báo sớm và có biện pháp phòng ngừa, di dời dân cư.
Dự báo mùa đông năm nay sẽ đến sớm và lạnh hơn
Những thay đổi thời tiết rõ rệt của của tháng 9 năm 2024 với tháng 9 năm 2023 cũng báo hiệu cho những sự thay đổi của thời tiết trong những tháng tới.
Công ty Eco Pearl City bị phạt 320 triệu đồng vì xây dựng dự án không có giấy phép môi trường
Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City (Công ty Eco Pearl City) bị phạt 320 triệu đồng vì xây dựng dự án không có giấy phép môi trường theo quy định.
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gió giật cấp 10
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10. Sáng mai sẽ áp sát Quảng Trị - Đà Nẵng
Miền Nam đón đợt mưa lớn kéo dài
TP. HCM và các tỉnh miền Nam đang đối mặt với một đợt mưa bão kéo dài trong vài ngày tới. Thậm chí, có khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khiến tình hình trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn.
Sẵn sàng các phương án tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và viện trợ nhân dân vùng lũ bằng máy bay
Theo thông tin từ Quân chủng Phòng không - Không quân, trước diễn biến phức tạp của mưa lũ trên phạm vi toàn miền Bắc, Trung đoàn 916, Sư đoàn 371 đã xây dựng các phương án sử dụng máy bay, lực lượng cứu hộ, cứu trợ nhân dân vùng lũ.