Đã hứa thì phải làm!
Đó là ý kiến của các đại biểu Quốc hội (QH) và của chính các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6, QH khóa 15, diễn ra trong hai ngày rưỡi (từ ngày 6 đến hết sáng ngày 8-11).

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề liên quan đến nội dung chất vấn
Tại các kỳ họp trước một số thành viên Chính phủ trong khi trả lời chất vấn đã giải trình, nêu rõ nguyên nhân tồn tại, khuyết điểm và hứa khắc phục triệt để, thế nhưng có những việc vẫn “không nhúc nhích”, như có vị đại biểu nói là “bệnh chây ỳ”. Tại kỳ họp này, không khí tại nghị trường khá nóng. “Nóng” vì đây là kỳ họp giữa nhiệm kỳ của QH. Nóng còn là vì, “hậu Covid-19” tình hình khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội gặp nhiều khó khăn, kinh tế tăng trưởng thấp, đạo đức xuống cấp, tệ nạn xã hội nhức nhối, nhất là tình trạng bạo lực, lừa đảo tràn lan khắp chốn cùng nơi.
Thời gian không nhiều, nhưng những lời hỏi-đáp vang lên trong hội trường và được truyền đi trực tiếp đã tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ. Tập trung nhiều nhất, nổi cộm nhất là những vấn đề về giáo dục, y tế, văn hóa, an ninh trật tự... Về kinh tế, ý kiến chất vấn phần lớn đề nghị các thành viên chính phủ nêu rõ giải pháp, thời gian hoàn thành những việc còn tồn tại: đổi mới mô hình tăng trưởng; phê duyệt, quyết định các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, không để kéo dài, ách tắc; kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ chính phủ; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Về văn hóa - xã hội, nhiều ý kiến nhấn mạnh việc xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về chấn hưng, phát triển Việt Nam, phải có cái “khung” để nhân dân hình dung được diện mạo, khoan hãy tính đến nguồn ngân sách hàng trăm nghìn tỉ đồng. Rồi việc chuyển dịch phát triển hạ tầng viễn thông sang hạ tầng số; vấn đề cải cách tiền lương và vị trí việc làm; kiểm soát chất lượng, hiệu quả biên soạn, thẩm định và việc phát hành sách giáo khoa; tại sao tiến hành xã hội hóa sách giáo khoa mà giá sách giáo khoa lại tăng? v.v..
Quả là “một núi công việc” khổng lồ. Vấn đề là “cái núi” ấy đã được giao cụ thể cho từng vị tư lệnh ngành chịu trách nhiệm từng phần. Nhiều vị đại biểu khẳng định, phiên chất vấn giữa nhiệm kỳ là dịp để kiểm tra lại việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng, trưởng ngành, các thành viên Chính phủ. Vì vậy, việc thay đổi cách thức phiên chất vấn đã mang lại hiệu quả tốt. Tại các kỳ họp trước, chỉ lựa chọn những vấn đề theo nhóm lĩnh vực thì kỳ này tất cả 21 lĩnh vực được đưa ra và chia ra từng nhóm vấn đề có mối quan hệ gần nhau. Mỗi vấn đề nêu ra không phải chỉ có một Bộ trưởng trả lời mà có thể các Bộ trưởng khác cùng phối hợp trả lời. Do chia theo nhóm vấn đề (kinh tế tổng hợp, kinh tế ngành, nội chính - tư pháp, văn hoá, giáo dục, y tế…) cho nên các câu hỏi không bị trùng chéo, câu trả lời thẳng vào nội dung, không né tránh.
Cùng với việc trả lời trực tiếp vào vấn đề đại biểu nêu, các Bộ trưởng, Trưởng ngành cũng đã phân tích, làm rõ nguyên nhân, và có kiến nghị cụ thể, thẳng thắn nhận trách nhiệm, có giải pháp khắc phục.Về phía người hỏi nếu chưa yên tâm với nội dung trả lời cũng đã tranh luận để đi đến tận cùng vấn đề. Chẳng hạn, có đại biểu nêu câu hỏi: Vì sao nhiều cán bộ dám nghĩ mà không dám làm, có phải do“xung đột văn bản pháp lý”? Có phải do luật đã ban hành nhưng chậm có thông tư, nghị định hướng dẫn cho nên không có cơ sở thực hiện? Vì thế người dân mới nói rằng: “Luật thì hay, làm thì gay”(!)
Chất vấn, trả lời chất vấn - một nội dung quan trọng được cử tri quan tâm nhất và cũng đặt nhiều hi vọng. Mong rằng, qua đây QH tăng cường hoạt động giám sát thông qua hình thức chất vấn. Cần phải tiếp tục giám sát việc sau chất vấn ban hành nghị quyết ra sao, rồi nghị quyết đã được thực hiện như thế nào.
Đó là biện chứng của sự phát triển. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất xây dựng được triết lý rồi, thì cần có triết lý hành động, tức là lời nói đi đôi với việc làm, lý luận gắn với thực tiễn. Đó là kỳ vọng của cử tri cả nước. Bởi tiếng nói của các vị đại biểu là tiếng nói của chính họ. Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra chính là ở chỗ này.

Legend Valley Hotel tại Hà Nam: Điểm đến sự kiện và nghỉ dưỡng lý tưởng
12/04/2025, 18:14
Không khí lạnh cuối mùa: Nơi nào lạnh nhất?
12/04/2025, 06:32
Dâng bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng
07/04/2025, 17:08
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
07/04/2025, 17:04
Trưng bày nhiều hiện vật Chuyên đề Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
06/04/2025, 14:41
Năm 2025 dự báo sẽ có thêm nhiều thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu
03/04/2025, 16:00
Cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm ở nhiều khu vực
03/04/2025, 15:57
Doanh nghiệp thủy sản 'sốc' với thuế đối ứng của Mỹ
03/04/2025, 15:52Bộ Xây dựng yêu cầu TP.HCM rà soát toàn bộ lại chung cư sau dư chấn động đất
Sau khi hàng trăm căn hộ bị nứt tường, bong tróc nền nghi do rung chấn động đất, Bộ Xây dựng đã yêu cầu TP.HCM rà soát lại toàn bộ chung cư trên địa bàn.
Tiêu chuẩn chống động đất ở các nhà cao tầng tại Việt Nam ra sao?
Dư luận đặt câu hỏi liệu có thể xảy ra động đất tại Hà Nội, TP HCM và khả năng chống đỡ của các tòa nhà cao tầng trong trường hợp có rung chấn lớn xảy ra.
Ghi nhận 3 trận động đất liên tiếp ở Kon Tum
Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Các Khoa học Trái đất, đã ghi nhận 3 trận động đất liên tiếp tại Kon Tum trong sáng nay 31/3.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm 1.533 dự án vướng mắc
Theo yêu cầu của Thủ tướng việc xử lý các dự án vướng mắc không che giấu, không bỏ sót, không để lọt sai phạm, không để thất thoát tài sản nhà nước nhưng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng: Quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Chung cư tại TP HCM rạn nứt nghi do ảnh hưởng động đất ở Myanmar
Sau rung chấn của trận động đất hơn 7 độ tại Myanmar, hơn 300 căn hộ chung cư Diamond Riverside tại TP HCM bị nứt tường bong tróc nền gạch.
Dự báo về diễn biến bão, áp thấp nhiệt đới trong năm 2025
Thời tiết, khí hậu năm 2025, đặc biệt là các loại hình thiên tai như bão, mưa lớn, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn sẽ xảy ra ở mức trung bình so với mọi năm.
Cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm ở nhiều khu vực
Cục Lâm nghiệp và Kiểm Lâm cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm đối với 27 khu vực rừng, tập trung tại khu vực phía Bắc và một số tỉnh phía Nam.
Hỗ trợ 100 tỉ đồng cho một tỉnh giảm sau sáp nhập
Ngân sách trung ương dự kiến hỗ trợ một lần cho địa phương với định mức 100 tỉ đồng cho một tỉnh giảm sau sáp nhập, 500 triệu đồng cho một xã giảm sau sáp nhập.