Đến năm 2030, Việt Nam sẽ có 28 sân bay trên cả nước
Mạng lưới cảng hàng không cả nước giai đoạn 202-2030 được quy hoạch theo mô hình trục nan với 2 đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực TP.HCM, hình thành 28 cảng hàng không.

Giai đoạn từ năm 2021-2030 sẽ từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 cảng hàng không hiện hữu, chỉ đầu tư 6 cảng hàng không mới. (Ảnh minh họa)
Chỉ đầu tư 6 cảng hàng không mới
Cục Hàng không Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về công tác rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Giai đoạn từ năm 2021-2030 sẽ từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 cảng hàng không hiện hữu, chỉ đầu tư 6 cảng hàng không mới.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư, khai thác hàng không dân dụng, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giao thông vận tải quy hoạch để cập nhật, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, toàn quốc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 10 năm nay.
Cả nước hiện nay có 22 cảng hàng không, trong đó có 8 cảng hoạt động có lãi là: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Cát Bi, Liên Khương.
Cục Hàng không cho biết, giai đoạn từ năm 2021-2030, Cục vẫn giữ quan điểm từng bước nâng cấp và khai thác có hiệu quả 22 cảng hàng không hiện hữu, chỉ đầu tư 6 cảng hàng không mới là: Long Thành, Lai Châu, Sa Pa, Quảng Trị, Phan Thiết và Nà Sản, nâng tổng số lên 28 cảng hàng không cả nước.
Các cảng hàng không cả nước mở rộng
Được biết, trong giai đoạn 2021-2030, mạng lưới cảng hàng không được quy hoạch với 2 đầu mối chính tại khu vực Thủ đô Hà Nội và khu vực TP.HCM. Đây cũng là hai địa phương có 2 cảng hàng không lớn nhất cả nước là Nội Bài và Tân Sơn Nhất nhưng đang rơi vào tình trạng quá tải. Cảng Hàng không Cát Bi, Hải Phòng cũng ở tình trạng tương tự.
Với lợi thế đóng tại địa phương có nhiều điểm du lịch, là nơi trung chuyển, kết nối giao thông giữa các địa phương đang thu hút đầu tư của vùng, lượng khách qua Cảng hàng không Cát Bi, Hải Phòng 8 tháng đầu năm nay đã đạt hơn 2 triệu lượt khách và bắt đầu có dấu hiệu quá tải.
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam cũng đã có báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc triển khai xây dựng nhà ga hành khách T2 sân bay Cát Bi. Dự kiến, việc xây dựng sẽ được triển khai trong 18 tháng kể từ khi hoàn thành giải phóng mặt bằng và có thể khởi công vào tháng 5/2023.
18,43 ha được chọn để xây dựng nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi, Hải Phòng. Việc nhanh chóng khởi công xây dựng nhà ga T2 vào quý II năm sau không chỉ góp phần thay đổi bộ mặt của cảng, nâng công suất khai thác, mà còn đóng vai trò quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông kết nối, thúc đẩy kinh tế của địa phương và vùng duyên hải Bắc Bộ nói chung.
Cùng với đó, tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, dự án xây dựng Nhà ga hành khách T3 đã được Chính phủ đồng ý triển khai từ năm 2020 với quy mô 20 triệu hành khách/năm để giảm tải cho nhà ga T1 và T2. Dự kiến, nhà ga hành khách T3 sẽ khởi công trong quý IV năm nay. Sau khi hoàn thành sẽ nâng tổng công suất thiết kế của sân bay Tân Sơn Nhất lên khoảng 50 triệu hành khách/năm.
Đối với dự án mở rộng nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, hiện đã hoàn tất công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn lập thiết kế kỹ thuật. Dự kiến dự án sẽ khởi công hệ thống móng cọc từ tháng 3/2023 và hoàn thành vào năm 2024.
Sau khi mở rộng, nhà ga hành khách T2 Nội Bài sẽ nâng mức khai thác từ 10 triệu hành khách/năm hiện nay lên 15 triệu hành khách/năm.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành cần đẩy nhanh tiến độ
Cảng hàng không quốc tế Long Thành là một trong các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia. Công trình này thuộc chương trình phát triển kinh tế lớn của Chính phủ cần ưu tiên đẩy nhanh tiến độ. Ở thời điểm hiện tại, các đơn vị, nhà thầu thi công đang nỗ lực để có thể hoàn thành theo các mốc thời gian đề ra.
Dự án thành phần 2 "Các công trình phục vụ quản lý bay" giai đoạn 1, Cảng hàng không quốc tế Long Thành được đầu tư 3.500 tỷ đồng vừa được khởi công với diện tích 24.000 m2 gồm: Đài Kiểm soát không lưu, các trạm radar, các hệ thống cảnh báo và các hạng mục phụ trợ khác.
Trong đó, đài kiểm soát không lưu cao 123 m là hạng mục quan trọng nhất. Các hệ thống thiết bị được thiết kế theo công nghệ tự động hóa hiện đại nhất và có định hướng mở để đầu tư công nghệ trong tương lai.
Theo các nhà thầu, khó khăn lớn nhất lúc này chính là mùa mưa khiến nền đất ẩm cao và lún, kéo theo dây chuyền thi công 3 ca cũng bị ngắt quãng. Tuy nhiên, các nhà thầu vẫn nỗ lực thi công để giữ tiến độ.
Dự án thành phần 3 hiện đã triển khai xong các thủ tục để có thể đấu thầu khởi công xây dựng phần thân nhà ga hành khách vào cuối năm nay. Các nhà thầu cam kết sẽ huy động mọi nguồn lực để hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và đưa vào khai thác chính thức trong năm 2025.
Đến năm 2050, hồ sơ quy hoạch kiến nghị hình thành 31 cảng hàng không gồm 14 cảng hàng không quốc tế (Vân Đồn, Hải Phòng, Nội Bài, Thọ Xuân, Vinh, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Liên Khương, Long Thành, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và Phú Quốc);
Cùng với đó là 17 cảng hàng không quốc nội (thêm sân bay Cao Bằng và Cảng hàng không thứ 2 phía Đông Nam Thủ đô Hà Nội). Hình thành một số cảng hàng không, sân bay tại các đảo, quần đảo có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và có điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Cùng chủ đề
ACV phản hồi khiếu nại của Liên danh Hoa Lư về gói thầu 35.000 tỷ đồng sân bay Long Thành
Khai trương đường bay mới TP.HCM – Tokyo (Haneda), thêm lựa chọn bay thẳng đến Nhật Bản cùng Vietjet
Cả nước sẽ hình thành 30 cảng hàng không vào năm 2030
Bộ TN&MT phạt Cảng hàng không Việt Nam 270 triệu đồng vì thi công gây ô nhiễm
Hàng loạt địa phương đề xuất bổ sung sân bay

Phản cảm: Trường học 'xẻ thịt' đất công làm quán nhậu
27/11/2023, 06:44
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT sớm ban hành quy chuẩn đường cao tốc
22/11/2023, 09:07
7 quy định nổi bật về PCCC có hiệu lực từ 12/2023
20/11/2023, 11:47
Khởi công xây dựng dự án Tháp Kim Thành tại Lào Cai
20/11/2023, 11:45
Hơn 16.000 ngôi nhà bị ngập, 2 người chết và mất tích do mưa lũ tại Huế
18/11/2023, 06:33Đánh giá tổng kết hoạt động của khối thi đua Khoa học Kinh tế Môi trường và Biến đổi khí hậu lần VI
Sáng 15/11, tại Trụ sở Liên Hiệp Hội, Khối thi đua Khoa học Kinh tế Môi trường và Biến đổi khí hậu (Khối V) đã tổ chức hội nghị đánh giá tổng kết hoạt động của khối lần VI - năm 2023.
Thủ tướng: Phải có cảm xúc với những gì mà người dân, doanh nghiệp đang vướng mắc
Đây là 1 trong những chia sẻ của Thủ tướng tại phiên họp của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ diễn ra chiều ngày 14/11.
Những vấn đề môi trường nào 'làm nóng' Kỳ họp thứ 6, Quốc hội XV?
Giải quyết ô nhiễm sông Cầu, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải cùng xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam, kiểm soát chặt chẽ khai thác khoáng sản... là những vấn đề nổi bật về môi trường được Quốc hội thảo luận trong Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XV.
Tăng quyền lợi cho người tham gia, thụ hưởng bảo hiểm y tế
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT (Nghị định số 75). Nghị định này có nhiều điểm mới theo hướng tăng quyền lợi cho người tham gia BHYT.
Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng Luật Thủ đô không phải chỉ riêng của Hà Nội mà thực chất là cho cả nước
Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) ngày 10/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ xây dựng Luật Thủ đô không phải chỉ riêng của Hà Nội mà thực chất là cho cả nước.
Đại hội Chi hội Nhà báo Tạp chí Người Xây dựng nhiệm kỳ 2023 – 2025
Sáng 10/11/2023, tại Hà Nội, Chi hội Nhà báo Tạp chí Người Xây dựng tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2025.
Đã hứa thì phải làm!
Đó là ý kiến của các đại biểu Quốc hội (QH) và của chính các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6, QH khóa 15, diễn ra trong hai ngày rưỡi (từ ngày 6 đến hết sáng ngày 8-11).
Đề xuất thí điểm quản lý tốc độ 30km/h ở TP.HCM 'chết yểu'
Sở GTVT TP.HCM vừa thu hồi và huỷ bỏ công văn trình UBND về kế hoạch đề xuất quản lý tốc độ không quá 30 km/h đối với khu vực nội thị.
Hôm nay, miền Bắc đón không khí lạnh kèm mưa dông rải rác
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Nhiệt độ giảm xuống từ 20-23 độ C, riêng vùng núi miền Bắc có nơi rét 16 độ C