Thứ hai, 26/08/2024, 11:59 AM
  • Click để copy

Độc đáo công nghệ tái chế bằng váng sữa: Biến rác điện tử thành vàng khối 22k

Sử dụng váng sữa - thành phẩm của quá trình sản xuất pho mát, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã chiết xuất được vàng từ rác thải điện tử. Đây được coi là một phương pháp tái chế mang tính bền vững của nhân loại.

Rác thải điện tử hiện nay đang là mối nguy với toàn cầu khi để lại những tác hại xấu với môi trường với tốc độ ngày một tăng. Trong rác thải điện tử có chứa nhiều kim loại có giá trị như đồng, coban hay một lượng vàng đáng kể. Không để lãng phí kim loại có giá trị này, các nhà khoa học Thụy Sĩ đã phát triển phương pháp thu hồi vàng từ rác thải điện tử như điện thoại thông minh và máy tính cũ.

Công nghệ chiết xuất vàng từ rác thải điện tử của nhóm nhà khoa học Thụy Sĩ ETH Mezzenga.

Công nghệ chiết xuất vàng từ rác thải điện tử của nhóm nhà khoa học Thụy Sĩ ETH Mezzenga.

Nhóm nghiên cứu ETH Mezzenga đến từ thành phố Zurich, Thụy Sĩ đã sử dụng sợi ma trận protein để chiết xuất vàng từ rác thải điện tử. Các nhà khoa học cho biết, đây là phương pháp hiệu quả, tiết kiệm chi phí và hơn hết là mang tính bền vững hơn hẳn so với các phương pháp thu hồi kim loại vốn tốn kém nhiều chi phí, năng lượng và có tính độc hại phổ biến trên thị trường hiện nay.

Giáo sư Raffaele Mezzenga cho biết, phương pháp chiết xuất vàng của nhóm ETH Mezzenga dựa trên váng sữa - sản phẩm phụ được thu từ quá trình sản xuất pho mát mà chúng ta vẫn thường thấy. Bước đầu tiên cần làm là sản xuất miếng bọt biển làm từ váng sữa. Đây là một loại ma trận sợi protein. Sau đó, các nhà khoa học sử dụng nhiệt độ cao và axit để biến protein váng sữa kết tủa thành các sợi nano protein giống như gel. Gel này sau đó được sấy khô thành một miếng bọt biển.

 Miếng bọt biển ma trận sợi protein từ chế biến từ váng sữa.

 Miếng bọt biển ma trận sợi protein từ chế biến từ váng sữa.

Tiếp đến là công đoạn chính thức chiết xuất vàng trong phòng thí nghiệm. Nhóm khoa học đã sử dụng bảng mạch điện tử của 20 máy tính cũ để tiến hành chiết xuất. Sau khi lọc bỏ, các kim loại được hòa tan trong bồn axit để trở thành ion. Lúc này, miếng bọt biển làm từ ma trận sợi protein sẽ được đặt vào dung dịch ion kim loại để hút các ion vàng bám vào. Mặc dù các ion của kim loại khác cũng có thể bám vào nhưng ion vàng sẽ bám vào với số lượng nhiều hơn.

Ở bước cuối cùng trong quá trình thu hồi vàng, miếng bọt biển sợi protein sẽ được làm nóng. Bước này sẽ làm kết tinh các ion vàng thành các mảnh nhỏ. Cuối cùng để thu hồi hoàn toàn, các nhà khoa học sẽ nấu chảy và thu hồi được một khối vàng.

Ông Mohammad Peydayesh, thành viên cao cấp của nhóm nghiên cứu ETH Mezzenga cho biết, trong 20 bo mạch máy tính, nhóm đã thu hồi được 1 khối vàng nặng 450 miligram với tỷ lệ vàng là 91%, phần còn lại là đồng. Tỷ lệ này tương ứng với 22 carat.

Công nghệ chiết xuất vàng từ rác thải của nhóm ETH Mezzenga được đánh giá là hiệu quả và tiết kiệm nhất. Chi phí khai thác nguyên liệu thô và chi phí năng lượng cho toàn bộ quá trình chiết xuất thu hồi thấp hơn 50 lần so với chi phí khai thác vàng hiện nay.

Không chỉ dừng lại ở việc chiết xuất vàng từ rác thải điện tử, các nhà khoa học ETH Mezzenga còn muốn áp dụng công nghệ hiện đại của mình vào các nguồn khác như rác thải công nghiệp từ quá trình sản xuất vi mạch hoặc mạ vàng. Trong thời gian sắp tới, nhóm có kế hoạch nghiên cứu sản xuất miếng bọt biển sợi protein từ sản phẩm thải ra từ quy trình sản xuất váng sữa.

Bắt pen, hít dầu gió - Những trend nguy hiểm

Bắt pen, hít dầu gió - Những trend nguy hiểm

22/10/2024 10:15

Trend là thuật ngữ chỉ việc bắt chước hoặc chạy theo các xu hướng nổi bật trên mạng xã hội, nhận nhiều sự quan tâm. Tùy thuộc mức độ hưởng ứng mà trend tồn tại từ vài ngày đến vài tháng.

Hôm nay (22/10), Quốc hội xem xét phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025

Hôm nay (22/10), Quốc hội xem xét phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025

22/10/2024 10:12

Theo chương trình làm việc, sáng nay Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe trình bày Báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025.

Mùa ô nhiễm không khí kéo dài cả nửa năm gây nguy hại đến sức khỏe

Mùa ô nhiễm không khí kéo dài cả nửa năm gây nguy hại đến sức khỏe

17/10/2024 10:25

Từ đầu tháng 10, có nhiều thời điểm, nhiều vị trí, chỉ số chất lượng không khí đã lên đến 197, tương ứng với thang màu đỏ. Đây là chỉ số thể hiện chất lượng không khí ở mức xấu.

Những năm gần đây chất lượng không khí tại Hà Nội ô nhiễm ở ngưỡng nghiêm trọng

Những năm gần đây chất lượng không khí tại Hà Nội ô nhiễm ở ngưỡng nghiêm trọng

14/10/2024 15:32

Tại Hà Nội, những năm gần đây cứ đến mùa Thu - Đông thì chất lượng không khí lại ô nhiễm ở ngưỡng nghiêm trọng.

Hà Nội chìm trong tình trạng ô nhiễm không khí

Hà Nội chìm trong tình trạng ô nhiễm không khí

14/10/2024 10:23

Chỉ số từ các trạm quan trắc không khí tại Hà Nội cho thấy chất lượng không khí đang ở ngưỡng xấu, kém. Theo các chuyên gia, điều này tác động xấu tới sức khỏe.

Dự báo đợt ô nhiễm không khí ở miền Bắc sẽ kéo dài đến đầu năm sau

Dự báo đợt ô nhiễm không khí ở miền Bắc sẽ kéo dài đến đầu năm sau

11/10/2024 22:00

Tình trạng ô nhiễm không khí đã quay trở lại Hà Nội làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân khi hàng loạt các điểm đo cảnh báo nguy hại.

Cảnh báo cháy rừng cấp nguy hiểm tại Chí Linh và Kinh Môn

Cảnh báo cháy rừng cấp nguy hiểm tại Chí Linh và Kinh Môn

09/10/2024 12:18

Chi cục Kiểm lâm Hải Dương vừa phát đi cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp nguy hiểm tại TP.Chí Linh và thị xã Kinh Môn. Hai địa phương này hiện có 10 khu vực nguy cơ cao cháy rừng.

Sáng nay, chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức có hại cho sức khỏe

Sáng nay, chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức có hại cho sức khỏe

07/10/2024 15:00

Theo kết quả số liệu quan trắc của hệ thống AirVisual, trong sáng nay, (7/10), Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI là 168, mức có hại cho sức khỏe.

[Infographic] Lũ ống, lũ quét và những điều cần lưu ý

[Infographic] Lũ ống, lũ quét và những điều cần lưu ý

03/10/2024 10:33

Lũ quét, lũ ống và sạt lở đất đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về cả người lẫn tài sản. Do đó, việc nâng cao nhận thức của người dân về phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại từ những hiện tượng thời tiết này là rất cần thiết.

Xem thêm