Đông Nam Á thiết lập 'hàng rào bảo vệ' đối với trí thông minh nhân tạo
Các quốc gia Đông Nam Á đang xây dựng bộ quy tắc quản trị và đạo đức mới cho trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm áp đặt “các rào cản” lên dòng công nghệ đang bùng nổ này. Năm quan chức hiểu rõ trực tiếp về vấn đề này đã xác nhận thông tin trên với Reuters.
Những cơ quan quản lý trên khắp thế giới đang gấp rút soạn thảo ra những quy định để quản lý việc sử dụng trí tuệ nhân tạo. Với năng lực tạo ra văn bản và hình ảnh, dòng công nghệ này mang lại nhiều niềm phấn khích, cũng như nỗi lo ngại về khả năng tái định hình nhiều ngành công nghiệp.
Vào tháng 2/2023, các bộ trưởng của 10 nước thành viên trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã nhìn nhận tính cấp bách của việc phát triển một "hướng dẫn sử dụng AI" tại ASEAN - một khu vực với 668 triệu dân sinh sống. Dù vậy, vẫn chưa có báo cáo chi tiết nào về nội dung thảo luận giữa những nhà hoạch định chính sách trong khu vực.
Các quan chức cấp cao của Đông Nam Á cho biết, “Bộ Quy tắc của ASEAN về Quản trị và Đạo đức AI” đang được hình thành, với mục đích cố gắng cân bằng giữa lợi ích kinh tế và rủi ro trong quá trình ứng dụng công nghệ này.
“Công việc soạn thảo đang diễn ra và có thể sẽ hoàn thành vào cuối năm nay trước khi được các thành viên ASEAN thông qua", một quan chức nói với Reuters.
Một quan chức khác cho biết, dự thảo có thể sẽ được công bố tại Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN (ADGMIN) vào đầu năm tới.
Phát ngôn viên của Bộ Thông tin và Truyền thông Singapore cho biết, với tư cách là chủ tọa ADGMIN tổ chức vào năm 2024, quốc gia này sẽ hợp tác với những thành viên ASEAN khác "để xây dựng nên "Bộ Quy tắc của ASEAN về Quản trị và Đạo đức AI". Đây sẽ là một bước đi thực tế và khả thi để tăng độ tin cậy trong việc triển khai những công nghệ AI mang đầy tính sáng tạo và trách nhiệm trong khu vực ASEAN".
Những nước thành viên ASEAN khác bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Reuters đã không liên hệ được ngay với chính phủ của những nước trên để yêu cầu bình luận.
Các nguồn tin từ chối bình luận thêm về bản chất của bộ quy tắc sử dụng AI, vì thảo luận chỉ mới ở giai đoạn đầu. Đây cũng là một nội dung có tính bảo mật cao.
Những nguồn tin này từ chối tiết lộ danh tính vì họ không được phép nói chuyện với giới truyền thông. Trong số những người trao đổi với Reuters, có quan chức của 3 quốc gia Đông Nam Á.
Trong vòng vài tuần tới, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ dự kiến sẽ công bố bản dự thảo về bộ quy tắc ứng xử tự nguyện cho AI. Bộ quy tắc này sẽ có hiệu lực trước Đạo luật AI tiên phong của EU, vốn vẫn đang nằm trong giai đoạn thảo luận.
Như những đối tác của họ ở châu Âu và Mỹ, giới hoạch định chính sách của ASEAN cũng đã bày tỏ mối quan ngại cụ thể về khả năng AI công nghiệp hóa thông tin sai lệch.
Trong một bài báo nghiên cứu đăng tải vào tháng 6, Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm của Singapore đã cảnh báo: AI tổng quát (regenerative AI) có khả năng những nội dung có bản chất “đánh lừa” nhưng mang tính thuyết phục nhất định, gây nguy cơ tạo ra “ảo giác”.
Theo 3 nguồn tin, quốc đảo này, với quyết định đi đầu trong công cuộc vạch ra chiến lược đối phó với AI trong khu vực, đang tổ nhiều cuộc đàm phán để xây dựng quy tắc sử dụng AI.
Bí quyết giúp VegGieg nhanh chóng chinh phục thị trường Việt Nam
29/08/2024, 11:21Hà Tĩnh đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển kinh tế
13/08/2024, 11:57Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện
19/04/2024, 14:19Cục Viễn thông đề nghị xử phạt CMC và FPT Telecom 280 triệu đồng
15/04/2024, 10:56Việt Nam được một tổ chức trả 10 USD/tín chỉ carbon rừng
03/04/2024, 07:46Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam
30/03/2024, 10:24Deepfake và những nguy cơ với an toàn thông tin tại Việt Nam
26/03/2024, 11:58Xem xét nới thời gian đăng kiểm xe ô tô cá nhân
19/03/2024, 12:03Hydro tự nhiên sẽ cách mạng hóa tương lai carbon thấp?
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, quá trình tạo ra hydro trong tự nhiên vẫn chưa được hiểu đầy đủ, mặc dù trên thực tế hydro được tìm thấy trong phạm vi rộng lớn các môi trường địa chất - trong lớp vỏ đại dương và lục địa, khí núi lửa và hệ thống thủy nhiệt.
Việt Nam và Hoa Kỳ “bắt tay” thực hiện dự án chống biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
Dự án Bảo vệ Hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ra đời với mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái ven biển, nâng cao hiệu quả quản lý ngành thủy sản, khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
Hạ viện Mỹ cấm TikTok, thiệt hại nghiêm trọng thế nào?
Dự luật buộc ByteDance bán TikTok ở Mỹ đã được Hạ viện Mỹ thông qua, đặt ra lo ngại cho nhiều doanh nghiệp Mỹ làm ăn dựa trên nền tảng này.
Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự luật có thể cấm TikTok, Trung Quốc cảnh báo
Hạ viện Mỹ thông qua với tỷ lệ áp đảo dự luật buộc TikTok phải thoái vốn khỏi chủ sở hữu Trung Quốc, nếu không nền tảng này sẽ bị cấm hoạt động ở Mỹ.
Công bố xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023
Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương là tài liệu hữu ích, cung cấp các căn cứ khoa học và thực tiễn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trực tiếp là lãnh đạo các địa phương sử dụng trong xây dựng và thực thi các chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đến năm 2030, Việt Nam cần 135 tỷ USD đầu tư cho lưới điện và năng lượng tái tạo
Theo Dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII nhận định đến 2030, nguồn vốn để đầu tư, xây dựng dự án điện dự kiến khoảng 135 tỷ USD. Đây cũng là mức đầu tư được báo cáo triển vọng thị trường vốn của FiinRatings dự đoán đối với năng lượng tái tạo.
Nhan nhản “công nghệ” cờ bạc bịp
“Tháng Giêng là tháng ăn chơi/ Tháng Hai cờ bạc tháng Ba rượu chè…” - lợi dụng tâm lý này nhiều đối tượng đã tổ chức “gầy sòng” sát phạt.
Nhà máy THACO KIA tham gia giám sát sản xuất xe Kia Sonet tại Uzbekistan
Đoàn 25 nhân sự của nhà máy THACO KIA (thuộc Tập đoàn THACO AUTO) sẽ tham gia giám sát sản xuất xe Kia Sonet cho Công ty ADM - Uzbekistan theo thỏa thuận đào tạo ký kết vào ngày 14/4/2023.
Hợp tác phát triển hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam
Vị trí địa chiến lược quan trọng cùng việc chuyển dịch sản xuất và xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu đã mang tới cho Việt Nam cơ hội trở thành nhân tố then chốt trong quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đang là thách thức với Việt Nam.