Thứ ba, 22/11/2022, 06:44 AM
  • Click để copy

Đồng USD tăng giá có ảnh hưởng như thế nào tới thị trường châu Á?

Đồng USD khởi đầu tuần mới khá thuận lợi do nhà đầu tư lại tỏ ra thận trọng, sau khi số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến ở một số thành phố ở Trung Quốc khiến nước này phải thắt chặt các biện pháp phòng dịch.

Ảnh mnh họa.

Ảnh mnh họa.

Đồng USD mạnh lên khi rủi ro gia tăng

Đầu phiên 21/11, đồng USD đứng ở mức 140,26 yen đổi 1 USD, sau khi phục hồi từ mức thấp 137,67 yen đổi 1 USD vào tuần trước. Đồng euro duy trì ở mức 1,0327 USD đổi 1 euro và thấp hơn mức cao nhất trong bốn tháng gần đây là 1,1481 USD đổi 1 euro.

Chỉ số đồng USD - được coi là thước đo "sức khỏe" của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác - tiến 0,131% lên 107,03 vào sáng 21/11, sau khi ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất trong một tháng hồi tuần trước.

Một loạt những thông tin bất lợi về tình hình dịch Covid-19 ở Trung Quốc, bao gồm việc nước này ghi nhận ca tử vong đầu tiên sau gần 6 tháng, đã khiến nhà đầu tư thận trọng tìm tới các kênh trú ẩn an toàn như đồng bạc xanh.

Bên cạnh đó, những bình luận khá “diều hâu” từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng giúp đồng USD ổn định sau khi giảm mạnh vào đầu tháng 11.

Các nhà đầu tư sẽ rất quan tâm đến biên bản cuộc họp tháng 11 của Fed dự kiến được công bố vào ngày 23/11, với hy vọng nó sẽ giúp làm sáng tỏ ngân hàng này dự kiến kế hoạch tăng lãi suất ra sao.

Mối lo về nợ ngoại tệ của châu Á khi đồng USD mạnh lên

Việc một loạt đồng tiền ở châu Á mất giá thời gian qua làm đấy lên lo ngại về gánh nặng nợ tăng lên đối với các chính phủ và doanh nghiệp tại châu lục này.

Theo Nikkei, các ngân hàng trung ương tại châu Á tăng lãi suất với nhịp độ chậm hơn so với tại Mỹ. Điều này, cộng với cán cân thương mại xấu đi, đã khiến một số đồng tiền châu Á giảm giá trị từ 10% trở lên so với đồng USD kể từ cuối tháng 3.

Trong 7 tháng qua, giá trị đồng Won của Hàn Quốc đã giảm hơn 17% so với đồng bạc Xanh. Còn đồng Peso của Philippines và Rupee của Ấn Độ lần lượt mất 12% và 10% giá trị. Riêng đồng Rupee đã giảm xuống dưới mức trong cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997.

Trong khi đó, Chính phủ và doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi thường có nhiều khoản vay bằng đồng USD hoặc các ngoại tệ khác. Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 70% trong tổng nợ ở Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan là bằng ngoại tệ. Ở Philippines, tỷ lệ này lên tới 97%.

Nguồn: Nikkei Asia.

Nguồn: Nikkei Asia.

Theo các nhà phân tích, tại châu Á, nợ bằng ngoại tệ được ưa chuộng hơn so với nợ bằng nội tệ do lãi suất thấp hơn. Ngoài ra, nợ bằng ngoại tệ có cơ hội thu hút nhà đầu tư tốt hơn nhờ giảm được rủi ro tỷ giá hối đoái. Số tiền huy động được bằng việc phát hành trái phiếu thường được chuyển đổi thành nội tệ. Tuy nhiên, khi đến hạn trả nợ, cần phải chuyển đổi lại sang ngoại tệ. Do đó, khi đồng nội tệ suy yếu, chính phủ và các doanh nghiệp phải mất nhiều tiền hơn (bằng nội tệ) để trả nợ.

Trong bối cảnh lo ngại về nghĩa vụ nợ tăng lên, phí hoán đổi rủi ro tín dụng (credit default swap) cũng tăng lên. Mức phí này (tính theo tỷ lệ % hàng năm trên mỗi đơn vị mệnh giá của hợp đồng) là thước đo mối lo về khả năng không trả được nợ.

Phí hoán đổi rủi ro tín dụng 5 năm với trái phiếu chính phủ nhiều nước đã bắt đầu tăng lên. Mức phí này ở Philippines và Indonesia hiện lần luợt là 1,3% và 1,4%, gấp hơn hai lần so với vào cuối tháng 3 và là mức cao nhất trong vòng 2 năm rưỡi qua. Tại Hàn Quốc, phí hoán đổi rủi ro tín dụng với trái phiếu Chính phủ đã tăng lên 0,7%, mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 11/2017.

Mức phí tương tự với trái phiếu doanh nghiệp cũng không nằm ngoài xu hướng này. Phí hoán đổi rủi ro tín dụng đối với trái phiếu của 40 công ty lớn châu Á, không tính Nhật Bản, đã tăng lên mức cao nhất 11 năm là 2,3%.

“Các nhà đầu tư đang cảnh giác với khả năng mức độ tín nhiệm xấu đi do đồng tiền mất giá”, ông Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, nhận xét.

Thị trường chứng khoán châu Á rõ ràng cũng chịu ảnh hưởng. Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản đã giảm 28% so với cuối năm 2021, trong khi chỉ số MSCI thế giới giảm 18%.

Giới phân tích nhận định, xu hướng đi xuống của thị trường cổ phiếu cùng với gánh nặng nợ tăng lên khiến các công ty khó huy động vốn hơn để đầu tư cho phát triển. Với các nhà đầu tư quốc tế giao dịch mua bán bằng đồng USD, các tiền tệ châu Á mất giá đồng nghĩa lợi nhuận bằng đồng USD cũng giảm xuống.

“Nếu tiền tệ được dự báo sẽ giảm giá, các nhà đầu tư quốc tế sẽ không muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán châu Á do lo ngại khả năng thiệt hại do tỷ giá”, nhà phân tích Kota Hirayama tại SMBC Nikko Securities.

Châu Á là trung tâm sản xuất của thế giới, do đó, việc các đồng tiền trong khu vực này suy yếu thường thúc đẩy xuất khẩu và giúp lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu tăng lên. Tuy nhiên, làn sóng tăng lãi suất trên toàn cầu thổi bùng nỗi lo suy thoái lại làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Các hãng công nghệ thường dễ bị tổn thương khi nền kinh tế suy yếu. Chỉ số chứng khoán Đài Loan, gồm nhiều cổ phiếu công nghệ, hiện đã giảm 29% so với thời điểm cuối năm 2021. Còn chỉ số KOSPI của chứng khoán Hàn Quốc cũng giảm 23% trong cùng kỳ.

Theo dự báo của các nhà phân tích, các đồng tiền châu Á sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm giá trong tương lai gần. Thị trường giờ đây đang tập trung chú ý vào tình trạng giảm dự trữ ngoại hối diễn ra trên khắp châu Á.

Dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc đã giảm khoảng 12% so với mức đỉnh vào tháng 7 năm ngoái. Trong khi đó, dự trữ của Ấn Độ, Indonesia và Malaysia cũng đã giảm khoảng 10% so với mức đỉnh gần nhất.

Riêng Thái Lan ghi nhận dự trữ ngoại hối giảm 30% so với mức đỉnh thiết lập vào tháng 12/2020 và giảm 20% so với cuối năm 2021. Đây được cho là kết quả của việc Chính phủ nước này can thiệp vào thị trường ngoại hối để bảo vệ đồng Baht.

“Dự trữ ngoại hối thường phải được duy trì ở một mức nhất định vì đây là nguồn tiền dùng để trả nợ nước ngoài. Dự trữ ngoại hối giảm có thể làm hạn chế về lượng tiền có thể được dùng để can thiệp tỷ giá”, ông Teppei Ino, trưởng bộ phân nghiên cứu thị trường toàn cầu tại Tokyo của MUFG Bank, nhận định.

Ngoài ra, thị trường tài chính châu Âu đang dần ổn định sau khi ông Rishi Sunak trở thành Thủ tướng mới của Anh. Điều này có thể gây thêm áp lực đối với các đồng tiền châu Á khi giới đầu tư chuyển hướng bán tháo ở châu Âu sang khu vực châu Á - theo nhận định của ông Eiichiro Tani, chiến lược gia trưởng của Daiwa Securities.

Tin bất động sản ngày 15/4: Vì sao Dự án Phước Kiển của Công ty Quốc Cường Gia Lai bị kê biên?

Tin bất động sản ngày 15/4: Vì sao Dự án Phước Kiển của Công ty Quốc Cường Gia Lai bị kê biên?

15/04/2024 10:44

Đến năm 2025, Đà Nẵng sẽ đầu tư xây dựng tối thiểu 25 dự án nhà ở; Duyệt giá khởi điểm đấu giá 213 lô đất ở trung tâm TP Thanh Hóa; Hà Tĩnh mời nhà đầu tư cho dự án khu dân cư tại huyện Hương Khê… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.

Vui lễ bất tận với đại tiệc vé khuyến mãi, bay cùng Vietjet thôi!

Vui lễ bất tận với đại tiệc vé khuyến mãi, bay cùng Vietjet thôi!

12/04/2024 22:09

Tưng bừng mừng Đại lễ, Vietjet dành tặng khách hàng đại tiệc triệu vé Eco 0 đồng (*) và ưu đãi đến 50% hạng vé thương gia Business trên tất cả đường bay nội địa và quốc tế.

Phát hiện nhiều trang sức vàng không rõ nguồn gốc, nghi giả mạo nhãn hiệu

Phát hiện nhiều trang sức vàng không rõ nguồn gốc, nghi giả mạo nhãn hiệu

11/04/2024 11:38

Kiểm tra một số doanh nghiệp kinh doanh vàng trên địa bàn, các Đội Quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý Thị trường TP.HCM đã phát hiện nhiều trang sức vàng không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nghi giả mạo nhãn hiệu.

Tin bất động sản ngày 11/4: Giá chung cư Hà Nội trung bình 56 triệu đồng/m2

Tin bất động sản ngày 11/4: Giá chung cư Hà Nội trung bình 56 triệu đồng/m2

11/04/2024 11:26

Rà soát lại Biệt thự đẹp nhất Cà Mau xây không phép để xử lý; Thanh Hóa tiếp tục điều chỉnh dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa; Thanh tra chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án DTA Garden House… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.

Vietjet công bố đường bay mới TP. Hồ Chí Minh – Tây An (Trung Quốc)

Vietjet công bố đường bay mới TP. Hồ Chí Minh – Tây An (Trung Quốc)

11/04/2024 10:40

Ngày 10/4, tại Diễn đàn chính sách, pháp luật về thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại Việt Nam - Trung Quốc, Vietjet tưng bừng kỷ niệm 10 năm mở đường bay đến Trung Quốc (2014 – 2024) và công bố đường bay thẳng kết nối TP. Hồ Chí Minh với Tây An, Trung Quốc.

Ra mắt Giải golf Kinh tế Môi trường vì cộng đồng năm 2024

Ra mắt Giải golf Kinh tế Môi trường vì cộng đồng năm 2024

10/04/2024 14:13

Giải golf Kinh tế Môi trường vì cộng đồng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 21/4 tại sân Golf Hilltop Valley (TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình), thu hút sự tham gia thi đấu của hơn 200 golfer.

Nữ doanh nhân với triết lý 'Cho đi để nhận lại'

Nữ doanh nhân với triết lý 'Cho đi để nhận lại'

09/04/2024 10:21

rải qua nhiều khó khăn, hiểu rõ giá trị của chia sẻ và giúp đỡ, nữ doanh nhân Lê Thị Dung – Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Y tế và Dược phẩm Dcareme luôn tâm niệm “cho đi để nhận lại” và mong muốn lan toả tinh thần thiện nguyện trong cộng đồng.

Khám phá thành phố di sản Tây An (Trung Quốc) nổi tiếng cùng đường bay mới của Vietjet

Khám phá thành phố di sản Tây An (Trung Quốc) nổi tiếng cùng đường bay mới của Vietjet

06/04/2024 05:56

Sau hai đường bay đến Thượng Hải và Thành Đô, Vietjet tiếp tục mở đường bay thẳng TP Hồ Chí Minh - Tây An (Trung Quốc), trở thành hãng hàng không khai thác đường bay thẳng trực tiếp từ Việt Nam tới cố đô Tây An, giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển giữa hai địa phương.

Loạt vụ mất tiền trong tài khoản ngân hàng thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Loạt vụ mất tiền trong tài khoản ngân hàng thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

04/04/2024 14:27

Liên quan chuyện tiền khách gửi trong tài khoản ngân hàng bị mất, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú cho biết, có thể là do cá nhân, do tập thể hoặc do ngân hàng. Nhưng lỗ hổng này không có tính chất hệ thống…