EU tăng nhập khí đốt Azerbaijan
Ủy ban châu Âu hôm nay ký thỏa thuận tăng gấp đôi lượng khí đốt nhập khẩu từ Azerbaijan lên ít nhất 20 tỷ m3 một năm vào năm 2027.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (trái) bắt tay Tổng thống Azerbaijani Ilham Aliyev tại Baku ngày 18/7. Ảnh: AFP
"Hôm nay, theo bản ghi nhớ mới ký kết, chúng ta đang mở ra chương mới trong hợp tác năng lượng giữa EU với Azerbaijan, đối tác quan trọng trong nỗ lực từ bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm nay tuyên bố.
Trước đó, bà thông báo trên Twitter "EU đang chuyển sang các nhà cung cấp năng lượng đáng tin cậy hơn. Hôm nay tôi đến Azerbaijan để ký thỏa thuận mới".
"Mục tiêu của chúng tôi là tăng gấp đôi lượng khí đốt chuyển từ Azerbaijan tới EU trong vài năm. Azerbaijan sẽ là đối tác quan trọng đảm bảo nguồn cung năng lượng cho chúng tôi và thực hiện mục tiêu trung hòa khí thải", bà viết.
Trước chuyến đi của bà von der Leyen, cơ quan này tuyên bố "ưu tiên số một là đa dạng hóa nguồn năng lượng nhập khẩu trong bối cảnh Nga tiếp tục vũ khí hóa nguồn cung cấp năng lượng".
Năm ngoái, Azerbaijan cung cấp 8,1 tỷ m3 khí đốt tự nhiên cho châu Âu nhờ đường ống chạy qua Gruzia và Thổ Nhĩ Kỳ. Ủy ban châu Âu cho hay Azerbaijan sẽ tăng lượng khí đốt lên 12 tỷ m3 trong năm 2022 và lên 20 tỷ m3 vào năm 2027.
Hồi tháng 5, các lãnh đạo EU thống nhất dừng đa số hoạt động nhập khẩu dầu của Nga vào cuối năm nay, theo gói trừng phạt Moskva vì chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Tuy nhiên, EU chưa cấm nhập khẩu khí đốt của Nga. Năm 2021, EU nhập khẩu 155 tỷ m3 khí đốt của Nga, tương đương 40% nhu cầu khối. Hồi tháng ba, EU nhất trí cắt giảm khoảng 2/3 lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga trong năm nay. Moskva sau đó đe dọa cắt hoàn toàn dòng khí đốt sang châu Âu, khiến các nước phải chạy đua tìm nguồn cung thay thế và chuẩn bị đối mặt một mùa đông khó khăn.
Nga trong khi đó hưởng lợi từ giá năng lượng tăng vọt. Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch ở Helsinki ước tính Moskva kiếm được khoảng 100 tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng trong 100 ngày đầu xung đột, trong đó 60% đến từ EU.
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc: Không có bên nào thắng trong thương chiến
10/04/2025, 15:22
Cảnh báo nóng lên toàn cầu: Trái Đất đang phát sốt?
09/04/2025, 11:58
Mỹ áp thuế 104%, Trung Quốc tuyên bố 'chiến đấu đến cùng'
09/04/2025, 11:56
Chứng khoán châu Á lao dốc
07/04/2025, 17:06
Các nước phản ứng với thuế quan mới của Mỹ ra sao?
03/04/2025, 15:55
Trung Quốc phát hiện 2 mỏ vàng tổng trữ lượng 2.000 tấn
02/04/2025, 10:55
Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?
31/03/2025, 11:58
Hầm tận thế - Tương lai xanh của nhân loại
28/03/2025, 11:27
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
23/03/2025, 13:30Ý nghĩa của thỏa thuận ngừng bắn đối với Ukraine và Nga
Việc tạm ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng giữa Ukraine và Nga sẽ tác động đến chiến lược quan trọng của cả hai bên trong nỗ lực làm suy yếu đối phương. Đây cũng sẽ là một bước đi đáng kể hướng tới giảm leo thang xung đột.
Mỹ lên kế hoạch chế biến khoáng sản ngay tại căn cứ quân sự Lầu Năm Góc
Theo nguồn tin, Tổng thống Trump không có kế hoạch dự trữ khoáng sản quan trọng, không yêu cầu chỉ sử dụng khoáng sản Mỹ mà nhằm mục đích mở rộng quy định cấp phép đạo luật FAST-41 cho các mỏ.
Ukraine đạt thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ
Ukraine đã đạt được thỏa thuận về khoáng sản với Hoa Kỳ. Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một thông cáo đưa ra sau đó cũng xác nhận thông tin trên.
Điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu của OPEC
Báo cáo Thị trường Dầu hàng tháng của OPEC là ấn phẩm hàng tháng của Ban Thư ký OPEC, tập trung vào các diễn biến ngắn hạn trên thị trường dầu toàn cầu liên quan đến nền kinh tế toàn cầu, giá dầu, tiêu thụ dầu, sản xuất dầu, thương mại, sản phẩm dầu và thị trường tàu chở dầu. Dưới đây là những điểm nổi bật trong báo cáo tháng 2:
Cung điện gió gần 1.000 cửa sổ
Hawa Mahal còn gọi là cung điện gió nằm ở thành phố Jaipur (bang Rajasthan, Ấn Độ) với kiến trúc kim tự tháp độc đáo cùng gần 1.000 cửa sổ, có thể tự làm mát như điều hòa.
Mỹ ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với các quốc gia khác, lợi hay hại nhiều hơn?
Việc áp thuế đối ứng trước mắt có thể giúp giảm thâm hụt thương mại, đồng thời gia tăng nguồn thu cho chính phủ Mỹ nhưng kèm theo đó là những rủi ro cho nền kinh tế Mỹ cũng như mối quan hệ với các nước khác.
Trung Quốc chạm kỷ lục xây mới điện than, nhằm đạt đỉnh phát thải rồi mới trung hòa carbon
Nỗ lực gia tăng sản lượng điện than của Trung Quốc trong 2 năm gần có thể gây cản trở việc kết nối năng lượng sạch với hệ thống lưới điện nước này.
Hoa Kỳ: Số ca nhiễm cúm ở mức cao nhất trong hơn 15 năm
Ngày 7/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết tỷ lệ cúm của nước này đang ở mức cao nhất hoặc gần mức cao nhất trong ít nhất 15 năm qua và vẫn đang gia tăng.
Thái Lan kêu gọi thắp hương và đốt vàng mã online để giảm thiểu ô nhiễm không khí
Trong bối cảnh môi trường ngày càng bị hủy hoại như hiện nay thì phong tục truyền thống thắp hương và đốt vàng mã lại càng khiến không khí bị ô nhiễm trầm trọng.