Chủ nhật, 16/04/2023, 08:46 AM
  • Click để copy

G7 rút lại lời kêu gọi gia tăng đầu tư vào thượng nguồn LNG

Những Bộ trưởng về khí hậu của những quốc gia G7 đã quyết định rút lại phát ngôn cũ. Họ từng nói, nhu cầu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ gia tăng trong tương lai. Nhưng giờ đây, họ lại cho rằng, nhu cầu tiêu thụ LNG “không thật sự vững chắc”.

grxqg3ptknlq5o4tprpen7dtca20230414101703

Trước đó, nội dung bản soạn thảo thông cáo về cuộc họp tuần này, giữa những Bộ trưởng về năng lượng và biến đổi khí hậu của G7, viết như sau: “Cần có những khoản đầu tư cần thiết vào thượng nguồn LNG và khí đốt tự nhiên” trong bối cảnh ngành năng lượng bị ảnh hưởng từ cuộc chiến Nga – Ukraine. Văn bản cũng dự báo “nhu cầu LNG sẽ tiếp tục tăng”.

Thông cáo này cần phải hoàn tất trước thềm cuộc họp cấp Bộ trưởng ngày 15/4 và 16/4 tại Sapporo, Nhật Bản.

Tuy nhiên, vào hôm 11/4, tại lần đàm phán tiếp theo về nội dung thông cáo, Reuters nhận thấy đã có sự thay đổi trong nội dung dự thảo.

Tài liệu ngày 5/4 viết: “Chúng tôi nhận thấy rằng, dựa trên những phân tích của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu khí đốt tự nhiên và LNG sẽ không thật sự vững chắc trong tương lai. Do đó, có những rủi ro về chênh lệch cung cầu mà ta cần phải giải quyết”.

Dự thảo cũng thay đổi cách diễn đạt về vấn đề đầu tư khí đốt và LNG. Giờ đây, văn bản cho rằng, đầu tư là việc cần thiết nhằm “thu hẹp khoảng cách sao cho phù hợp với những mục tiêu và cam kết về khí hậu của chúng ta”.

Văn bản cũng bổ sung một dòng mới với nội dung như sau: “Hơn nữa, chúng ta sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch năng lượng sạch, bằng cách tiết kiệm năng lượng và giảm nhu cầu khí đốt song song với quá trình khử carbon”.

Reuters không rõ nguyên nhân thay đổi nội dung tài liệu. Nhưng dự thảo cho thấy, Ý, Đức, Pháp và Liên minh châu Âu đều không đồng tình với nhận định ban đầu về khả năng gia tăng nhu cầu LNG.

Một quan chức phụ trách hợp tác quốc tế tại Bộ Công nghiệp Nhật Bản từ chối bình luận về dự thảo, với lý do đàm phán vẫn chưa hoàn tất.

Giới khoa học và phân tích đã từng cảnh báo, những khoản đầu tư nhiên liệu hóa thạch mới sẽ kìm hãm tiến trình theo đuổi mục tiêu biến đổi khí hậu mà thế giới đã thống nhất.

Nhật Bản có kế hoạch giữ LNG làm nhiên liệu chuyển tiếp trong ít nhất 10-15 năm. Nhiều công ty Nhật Bản đang tham gia vào những dự án điều chế khí siêu lạnh trên toàn cầu.

Dù vậy, nội dung tài liệu vẫn có thể tiếp tục thay đổi trước khi được thông qua. Văn bản mới nhất cho thấy, các quốc gia vẫn còn bất đồng quan điểm về nhiều vấn đề khác.

EU, Mỹ và Nhật Bản đã phản đối đề xuất của Vương quốc Anh về việc thực hiện cam kết loại bỏ dần điện than trong nước cho giai đoạn từ nay cho đến năm 2030, cũng như đề xuất kêu gọi hủy bỏ hệ thống đường ống dẫn khí nối vào những nhà máy than mới.

Nhật Bản muốn bắt đầu hành động diện rộng: Đốt than với amoniac tại những nhà máy điện than, nhằm làm giảm lượng khí thải CO2. Hiện đất nước này đang kêu gọi sự ủng hộ từ những nước G7.

Dự thảo mới nhất cũng ghi rõ, một vài quốc gia có kế hoạch sử dụng “hydro và các dẫn xuất của hydro” - bao gồm cả amoniac, để cắt giảm lượng khí thải của ngành điện, giúp đảm bảo nhiệt độ toàn cầu không tăng quá mức 1,5 độ C (2,7 độ F). Reuters nhận định, với những từ ngữ này, Tokyo sẽ mang về chiến thắng.

Nga tăng sản lượng khai thác vàng

Nga tăng sản lượng khai thác vàng

03/05/2023 07:29

Tháng 3/2023, sản lượng khai thác vàng của Nga tăng vọt lên 26,5%.

Giá năng lượng năm 2023 có tiếp tục tăng?

Giá năng lượng năm 2023 có tiếp tục tăng?

02/05/2023 06:36

Giá năng lượng thế giới năm 2023 được dự báo vẫn sẽ ở mức cao. Trong bối cảnh đó, Chính phủ các nước cần thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài từ năm 2022 sang năm 2023.

Nga và phương Tây 'ăn miếng trả miếng' tài sản năng lượng như thế nào?

Nga và phương Tây 'ăn miếng trả miếng' tài sản năng lượng như thế nào?

01/05/2023 07:14

Vào tuần qua, Nga đã nắm quyền kiểm soát một phần tài sản trên đất Nga của tập đoàn năng lượng Fortum (Phần Lan) và Uniper (Đức), đồng thời cảnh báo về khả năng thu giữ thêm nhiều tài sản khác. Cả hai doanh nghiệp này đều vận hành nhiều nhà máy điện ở Nga.

Kho chứa dầu của Nga ở Crimea bốc cháy dữ dội

Kho chứa dầu của Nga ở Crimea bốc cháy dữ dội

30/04/2023 07:22

Một kho chứa dầu ở thành phố Sevastopol đã bốc cháy dữ dội, nghi bị một máy bay không người lái (UAV) tấn công sáng 29/4.

3 phút để hiểu về quan hệ Mỹ - Hàn Quốc hiện nay

3 phút để hiểu về quan hệ Mỹ - Hàn Quốc hiện nay

29/04/2023 08:35

Trong tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã thực hiện chuyến công du đến nước Mỹ để gặp Tổng thống Joe Biden nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Hàn. Thông qua sự kiện này, Hàn Quốc mong muốn Mỹ đưa cam kết bảo vệ họ khỏi mối đe dọa từ Triều Tiên, còn Mỹ thì mong muốn Hàn Quốc ủng hộ lợi ích của Mỹ trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung - Nga.

Điện Kremlin dọa tịch thu tài sản của các công ty phương Tây

Điện Kremlin dọa tịch thu tài sản của các công ty phương Tây

28/04/2023 09:45

Điện Kremlin đe dọa tịch thu thêm tài sản của các công ty nước ngoài để đáp trả động thái của các nước phương Tây chống lại các công ty Nga hôm thứ Tư sau khi nước này tạm thời nắm quyền kiểm soát hai công ty châu Âu.

Vì sao EU không thể trừng phạt ngành công nghiệp hạt nhân của Nga?

Vì sao EU không thể trừng phạt ngành công nghiệp hạt nhân của Nga?

26/04/2023 08:22

Công ty nhà nước Rosatom của Nga là “nhà sản xuất duy nhất trên thế giới” có thể bảo dưỡng những đơn vị tổ hợp nhiên liệu VVER trong những nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu.

Con đường nào đưa dầu Nga tới Trung Quốc và Ấn Độ

Con đường nào đưa dầu Nga tới Trung Quốc và Ấn Độ

24/04/2023 07:03

Trong tháng 4, theo thông tin của giới thương nhân và Reuters, Ấn Độ và Trung Quốc đã mua phần lớn dầu của Nga với mức giá cao hơn mức trần mà phương Tây đã ấn định, tức trên 60 USD/thùng.

Rút kho dự trữ dầu quá nhanh, chính quyền Mỹ nói gì?

Rút kho dự trữ dầu quá nhanh, chính quyền Mỹ nói gì?

23/04/2023 07:38

Hạ viện Mỹ - do Đảng Cộng hòa nắm quyền, đã bày tỏ lo ngại về hành động rút cạn nguồn dầu mỏ khỏi Khu Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược, gây hư hại đến cấu trúc mỏng manh của hệ thống hang động muối. Tuy nhiên, đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden, đây là một nhận định thiếu cơ sở.