Gói trừng phạt mới với Nga sẽ hoàn toàn khác so với trước đây?
Việc Tổng thống Volodymyr Zelensky đến thăm Tây Âu rõ ràng có liên quan đến cuộc họp sắp tới giữa các nhà lãnh đạo G7 tại Hiroshima vào ngày 19/5 - 21/5. Một trong những chủ đề chính sẽ được thảo luận ở đó là những biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, thông qua gói trừng phạt thứ 11. Nó được lên kế hoạch không chỉ để thắt chặt mức độ trừng phạt, mà còn để áp dụng lối tiếp cận mới dựa trên nguyên tắc “không gì là không thể bị cấm”, nhiều hãng truyền thông phương Tây đưa tin.
Gói hạn chế, hay còn được gọi là gói trừng phạt mới, về cơ bản sẽ có điểm khác với những gói trước đây. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến London vào ngày 15/5 để gặp Thủ tướng Anh Rishi Sunak. Đây là một trong những nước châu Âu mà Tổng thống Ukraine đã đến thăm, bên cạnh Ý, Đức và Pháp. Dù vậy, ông Volodymyr Zelensky đã không đạt được những mục tiêu chính của chuyến đi này: Ông không có được bất kỳ thông tin chi tiết nào về ngày đất nước ông gia nhập NATO, cũng như việc thành lập cái mà Tổng thống Ukraine gọi là “liên minh quốc tế” để mua máy bay chiến đấu.

Đường ống Druzhba
Ngược lại, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg một lần nữa nhắc lại quan điểm của hầu hết các nước phương Tây như sau: “Tôi hiểu rằng, tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Tổng thống Zelensky sẽ nêu câu hỏi về tư cách thành viên của Ukraine và những đảm bảo an ninh cho Ukraine. Đây sẽ là vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự. Tuy nhiên, hiện tại, mục tiêu chính của NATO là đảm bảo rằng Ukraine sẽ giành chiến thắng, bởi vì đó là cách duy nhất để có một cuộc thảo luận đầy ý nghĩa về tư cách thành viên tương lai của Ukraine”.
Cổng thông tin Observateur Continental (Pháp) nhận định: “NATO đang gặp bế tắc. Hiện tại, họ không thể cấp quyền gia nhập cho Ukraine, vì các nước NATO chưa sẵn sàng tuyên chiến với Nga, nhưng đồng thời họ cũng chưa sẵn sàng thừa nhận một cách công khai với Ukraine rằng, họ sẽ không làm như vậy”. Do đó, các nước NATO quyết định sẽ không mời Ukraine gia nhập làm thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương trong hội nghị thượng đỉnh tổ chức vào tháng 7 tại Vilnius.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Dân chủ Copenhagen - tổ chức ngày 15 và 16/5, ông Jens Stoltenberg nói rằng: “Sẽ hợp lý hơn nếu thảo luận về thời điểm và cách thức Ukraine có thể trở thành thành viên của NATO” một khi “Ukraine giành chiến thắng với tư cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền”.
Ông Volodymyr Zelensky đã không có được máy bay chiến đấu F-16. Việc sử dụng chúng ở mặt trận sẽ giúp quân đội của ông dễ dàng sử dụng tên lửa Storm Shadow do Pháp - Anh sản xuất. Loại tên lửa này mới được đưa vào phục vụ trong quân đội Ukraine. Được biết, các phi công Ukraine đã tới Anh để học cách lái những loại máy bay này.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak (trái) tiếp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky
Tuy nhiên, hai ông Volodymyr Zelensky và Rishi Sunak đã không đạt được bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào về việc chuyển giao F-16. Trong cuộc gặp tại tư dinh Checkers, Thủ tướng Anh cho biết - theo tờ báo The Guardian, Vương quốc Anh sẽ sẵn sàng hỗ trợ đào tạo phi công Ukraine trong việc sử dụng máy bay chiến đấu phương Tây “tương đối sớm”, nhưng đây “không phải là chuyện đơn giản”. Tờ báo Anh cũng cho biết, dựa trên nguồn tin của thư ký báo chí của ông Rishi Sunak, Anh không có kế hoạch chuyển giao máy bay chiến đấu.
Một thông cáo báo chí do Chính phủ Anh đưa ra trước chuyến thăm của ông Volodymyr Zelensky cho biết, việc đào tạo phi công Ukraine sẽ “đi đôi” với việc Vương quốc Anh cố gắng gửi F-16 đến cho Kiev: “Vào tháng 2, Thủ tướng đã thông báo rằng Vương quốc Anh sẽ phát triển một chương trình đào tạo cho phi công Ukraine, nhằm hỗ trợ họ trong công tác xây dựng lực lượng không quân Ukraine mới, thông qua sử dụng những máy bay chiến đấu F16 theo tiêu chuẩn NATO. Vào mùa hè này, chúng tôi sẽ bắt đầu giai đoạn huấn luyện dạy bay cơ bản cho nhóm phi công Ukraine. Giai đoạn này sẽ giúp họ chuẩn bị sẵn sàng cho chương trình giảng dạy mà các phi công Anh sẽ sử dụng để giúp phi công Ukraine có được kỹ năng bay phù hợp với một loại máy bay khác. Khóa đào tạo này sẽ đi đôi với việc Vương quốc Anh cố gắng hợp tác với những quốc gia khác để cung cấp máy bay F-16 - loại máy bay chiến đấu mà Ukraine lựa chọn”.
Việc chuyển giao những máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất này cũng vấp phải một trở ngại có tính chất pháp lý. Theo đó, thỏa thuận giao F-16 đi kèm điều khoản “cấm tái xuất khẩu chúng”. Chính quyền của ông Biden, như truyền thông Mỹ đưa tin, đang cố gắng thay đổi tình trạng này, nhưng hiện vẫn chưa có kết quả. Chưa rõ mọi thứ sẽ như thế nào. Theo thông cáo báo chí của Chính phủ Anh, thay vì máy bay chiến đấu, Ukraine sẽ nhận được hàng trăm máy bay không người lái tấn công tầm xa và tên lửa phòng không mới.
Cuối cùng, việc Tổng thống Volodymyr Zelensky đến thăm Tây Âu rõ ràng có liên quan đến cuộc họp sắp tới giữa các nhà lãnh đạo G7 tại Hiroshima vào ngày 19/5 - 21/5. Một trong những chủ đề chính sẽ được thảo luận ở đó là những biện pháp trừng phạt mới đối với Nga, thông qua gói trừng phạt thứ 11. Nó được lên kế hoạch không chỉ để thắt chặt mức độ trừng phạt, mà còn để áp dụng lối tiếp cận mới dựa trên nguyên tắc “không gì là không thể bị cấm”. Reuters cho biết, dựa trên những nguồn tin nắm rõ nội dung thảo luận về chủ đề này, Tổng thống Ukraine đã đề xuất đưa ra lệnh cấm hoàn toàn hoạt động xuất khẩu một số hàng hóa. Ông cũng muốn thảo luận riêng lẻ những trường hợp ngoại lệ.
“Lệnh cấm cũng sẽ bao hàm ngành năng lượng. Có lẽ lần đầu tiên, những biện pháp trừng phạt sẽ được áp dụng lên hoạt động cung cấp khí đốt qua đường ống”, Financial Times khẳng định, sau khi xét đến dự thảo tuyên bố của Hội nghị thượng đỉnh G7.
Theo đó, tài liệu này đề xuất đưa ra lệnh cấm nhập khẩu dầu khí Nga thông qua đường ống dẫn khí đốt và dầu đi qua những tuyến đường vẫn còn đang hoạt động bình thường. Theo thuật ngữ phương Tây, đây là phương pháp sử dụng các nguồn năng lượng làm công cụ gây áp lực lên Điện Kremlin. Trước hết, chúng ta đang nói về nhánh phía bắc của đường ống Druzhba đi qua lãnh thổ Belarus, chuyên cung cấp dầu cho Ba Lan và Đức. Tuy nhiên, ngay sau khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine, lệnh trừng phạt của EU đã cắt đứt những nguồn cung này.
Tất nhiên, dự thảo này vẫn đang còn ở dạng nháp. Có thể chi tiết sẽ được sửa đổi. Nếu không, tầm quan trọng kinh tế của Ukraine đối với Nga sẽ tăng lên. Vì xét cho cùng, nhánh đi phía nam của đường ống Druzhba đi qua Ukraine. Các lệnh trừng phạt trước đó của EU cũng đã thiết lập ngoại lệ cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Séc, vì những nước này vẫn cần nguồn năng lượng từ Nga.

Châu Á 'đổ mồ hôi' vì nắng nóng
27/05/2023, 06:55
Nga đang vẽ lại bản đồ dòng chảy dầu mỏ toàn cầu
25/05/2023, 16:41
Gói trừng phạt mới với Nga sẽ hoàn toàn khác so với trước đây?
23/05/2023, 07:30
Thế cục Syria hiện giờ ra sao?
06/05/2023, 06:35
OPEC+ sẽ triệu tập họp mặt vào tháng 6
05/05/2023, 07:31
Mỹ: Thu giữ và lưu trữ carbon có ý nghĩa thương mại không?
04/05/2023, 07:05Nga tăng sản lượng khai thác vàng
Tháng 3/2023, sản lượng khai thác vàng của Nga tăng vọt lên 26,5%.
Giá năng lượng năm 2023 có tiếp tục tăng?
Giá năng lượng thế giới năm 2023 được dự báo vẫn sẽ ở mức cao. Trong bối cảnh đó, Chính phủ các nước cần thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài từ năm 2022 sang năm 2023.
Nga và phương Tây 'ăn miếng trả miếng' tài sản năng lượng như thế nào?
Vào tuần qua, Nga đã nắm quyền kiểm soát một phần tài sản trên đất Nga của tập đoàn năng lượng Fortum (Phần Lan) và Uniper (Đức), đồng thời cảnh báo về khả năng thu giữ thêm nhiều tài sản khác. Cả hai doanh nghiệp này đều vận hành nhiều nhà máy điện ở Nga.
Kho chứa dầu của Nga ở Crimea bốc cháy dữ dội
Một kho chứa dầu ở thành phố Sevastopol đã bốc cháy dữ dội, nghi bị một máy bay không người lái (UAV) tấn công sáng 29/4.
3 phút để hiểu về quan hệ Mỹ - Hàn Quốc hiện nay
Trong tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã thực hiện chuyến công du đến nước Mỹ để gặp Tổng thống Joe Biden nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Hàn. Thông qua sự kiện này, Hàn Quốc mong muốn Mỹ đưa cam kết bảo vệ họ khỏi mối đe dọa từ Triều Tiên, còn Mỹ thì mong muốn Hàn Quốc ủng hộ lợi ích của Mỹ trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung - Nga.
Điện Kremlin dọa tịch thu tài sản của các công ty phương Tây
Điện Kremlin đe dọa tịch thu thêm tài sản của các công ty nước ngoài để đáp trả động thái của các nước phương Tây chống lại các công ty Nga hôm thứ Tư sau khi nước này tạm thời nắm quyền kiểm soát hai công ty châu Âu.
Vì sao EU không thể trừng phạt ngành công nghiệp hạt nhân của Nga?
Công ty nhà nước Rosatom của Nga là “nhà sản xuất duy nhất trên thế giới” có thể bảo dưỡng những đơn vị tổ hợp nhiên liệu VVER trong những nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu.
Con đường nào đưa dầu Nga tới Trung Quốc và Ấn Độ
Trong tháng 4, theo thông tin của giới thương nhân và Reuters, Ấn Độ và Trung Quốc đã mua phần lớn dầu của Nga với mức giá cao hơn mức trần mà phương Tây đã ấn định, tức trên 60 USD/thùng.
Rút kho dự trữ dầu quá nhanh, chính quyền Mỹ nói gì?
Hạ viện Mỹ - do Đảng Cộng hòa nắm quyền, đã bày tỏ lo ngại về hành động rút cạn nguồn dầu mỏ khỏi Khu Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược, gây hư hại đến cấu trúc mỏng manh của hệ thống hang động muối. Tuy nhiên, đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden, đây là một nhận định thiếu cơ sở.