Thứ năm, 06/04/2023, 11:40 AM
  • Click để copy

Giá điện liệu có tăng trong thời gian tới?

Việc điều chỉnh giá điện năm 2023 căn cứ vào nhiều yếu tố như đầu vào, tình hình tài chính của EVN, vĩ mô, lạm phát. Ngoài ra, việc tăng giá điện phải báo cáo Thủ tướng xem xét, tùy theo mức điều chỉnh, sẽ thuộc thẩm quyền của các đơn vị khác nhau.

Trước những khó khăn về tài chính trong giai đoạn 2022-2023, EVN đề xuất phương án tăng giá điện để bù đắp các chi phí và các hợp đồng tín dụng tránh bị liệt vào diện nợ xấu.

Trước những khó khăn về tài chính trong giai đoạn 2022-2023, EVN đề xuất phương án tăng giá điện để bù đắp các chi phí và các hợp đồng tín dụng tránh bị liệt vào diện nợ xấu.

Lỗ kỷ lục, EVN đề xuất tăng giá điện

Mới đây Bộ Công Thương công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành là 1.864,44 đồng/kWh áp dụng từ 3/2019 đến nay, EVN lỗ 167,82 đồng/kWh điện bán ra trong năm 2022. Kết quả công bố của Bộ Công Thương cũng cho thấy, tập đoàn này lỗ tới 36.294 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện. 

Theo đó, tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 và các hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ 26.235 tỷ đồng (không tính tới thu nhập từ sản xuất khác) - mức lỗ lớn nhất trong lịch sử.

Trước những khó khăn về tài chính của EVN trong giai đoạn 2022-2023 khi dự kiến lỗ luỹ kế lên tới 93.000 tỷ đồng, việc cân đối tài chính của EVN rất khó khăn. 

Do đó, EVN đã đề xuất, trình Bộ Công Thương, các cấp có thẩm quyền, Chính phủ phương án tăng giá điện để bù đắp các chi phí và các hợp đồng tín dụng tránh bị liệt vào diện nợ xấu. 

“Năm 2022, EVN đã đề ra và triệt để thực hiện các giải pháp quản trị, quyết liệt tiết kiệm và cắt giảm chi phí, vận hành tối ưu hệ thống điện để phát tối đa nguồn thủy điện... nhưng chi phí đầu vào sản xuất điện tăng khá cao. Chỉ số giá than, khí, dầu, đặc biệt than tăng hơn 3 lần, có thời điểm tăng 4-5 lần… Đó là nguyên nhân lớn nhất khiến chi phí sản xuất điện tăng cao”, ông ông Nguyễn Xuân Nam, Phó tổng giám đốc EVN cho hay.

Cân nhắc kỹ phương án tăng giá điện

Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 02/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân. 

Theo đó, từ ngày 3/2, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) tối thiểu và tối đa từ 1.826,22 - 2.444,09 đồng/kWh. So với mức giá bình quân cũ theo Quyết định 34/2017 là từ 1.606,19 - 1.906,42 đồng/kWh, khung giá bán lẻ điện mới tăng từ 220 - 538 đồng/kWh. Đây sẽ là khung giá để EVN và Bộ Công Thương căn cứ vào để đưa ra các phương án tăng giá điện, sau khi EVN hoàn thành việc tính toán chi phí sản xuất điện trong năm 2022.

Như vậy, ở mức tăng tối thiểu, khung giá bán lẻ điện mới tăng khoảng 13,7%, mức tăng tối đa tăng đến 28,2%. Hiện tại, giá bán lẻ điện sinh hoạt bình quân áp dụng cho người dân và doanh nghiệp là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) và được áp dụng từ năm 2019 đến nay.

Trong khi đó, năm 2022, giá bán lẻ điện bình quân theo tính toán của EVN phải cao hơn 2,74% so với giá bình quân được áp dụng từ 2019, từ 1.864,44 đồng lên 1.915,69 đồng/kWh. Dự kiến, điện thương phẩm trong năm 2023 sẽ đạt khoảng 251,28 tỷ kWh, tăng 9 tỷ kWh so với năm 2022.

Liên quan đến việc tăng giá điện, ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cho hay, theo Quyết định 24/2017/QĐ-TTg về Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, sẽ căn cứ vào thông số đầu vào.

Nếu thông số đầu vào thay đổi làm giá bán lẻ điện bình quân tính toán tăng từ 3% trở lên thì giá điện được phép điều chỉnh tăng. Ngược lại, trường hợp khi thông số đầu vào biến động làm cho giá bán điện bình quân giảm so với mức hiện hành thì giá điện cũng được điều chỉnh giảm.

Nếu giá bán điện bình quân tăng 3-5% so với mức giá hiện hành, EVN được quyết định điều chỉnh giá; mức giá bán lẻ bình quân tăng từ 5% đến dưới 10% thì thẩm quyền thuộc Bộ Công Thương và tăng từ 10% trở lên thì sẽ báo cáo Chính phủ xin ý kiến.

Ngoài ra, việc điều chỉnh giá điện năm 2023 căn cứ vào nhiều yếu tố như yếu tố đầu vào, tình hình tài chính của EVN, vĩ mô, lạm phát. Việc tăng giá điện phải báo cáo Thủ tướng xem xét, tùy theo mức điều chỉnh, sẽ thuộc thẩm quyền của các đơn vị khác nhau.

Liên quan đến vấn đề này, GS Trần Đình Long, Viện trưởng Viện Điện lực Việt Nam , tính toán với giá bán lẻ bình quân mới, thì mức giá điện sinh hoạt và sản xuất có thể sẽ tăng hơn 3%, thậm chí cao hơn.

Nhiều chuyên gia cũng dự đoán, với tình hình khó khăn của doanh nghiệp hiện nay, cộng với mục tiêu giữ lạm phát dưới 4,5%, chắc chắn phương án tăng giá điện sẽ được Chính phủ cân nhắc rất kỹ. Việc tăng giá điện trên 10% có thể sẽ cần cân nhắc kỹ càng trước khi tính toán và rất có thể con số tăng giá điện dưới 10% sẽ khả thi hơn, đảm bảo nhiều mục tiêu trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Trong 10 năm qua (giai đoạn 2009 - 2019), giá bán lẻ điện bình quân đã có 10 lần điều chỉnh tăng. Cụ thể, năm 2009 giá bán lẻ điện bình quân là 948,5 đồng/kWh, sau đó tăng lên 1.058 đồng/kWh vào năm 2010.

Năm 2011, giá điện tăng từ 1.058 đồng/kWh lên 1.220 đồng/kWh. Cũng trong năm 2011, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 1.220 đồng/kWh lên 1.304 đồng/kWh.

Năm 2012, tăng lên 1.369 đồng/kWh (lần 1) và tăng lên 1.437 đồng/kWh (lần 2). Và tăng tiếp lên 1.720 đồng/kWh vào năm 2018; lên tới 1.864 đồng/kWh vào năm 2019.

CIC39 bị loại thầu ở cấp tỉnh vì văn bằng 'có dấu hiệu làm giả', vẫn trúng liên tiếp tại Thuận An, Dĩ An, Phú Giáo

CIC39 bị loại thầu ở cấp tỉnh vì văn bằng 'có dấu hiệu làm giả', vẫn trúng liên tiếp tại Thuận An, Dĩ An, Phú Giáo

02/04/2024 09:07

Mới đây, vào tháng cuối tháng 01/2024, tại 02 các gói thầu thi công nâng cấp đường ĐT.746, Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bình Dương đã phát hiện nhân sự phụ trách quản lý chất lượng của Công ty Cổ phần CIC39 sử dụng bằng đại học không do Trường ĐH Giao thông vận tải cấp.

Xây dựng trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng

Xây dựng trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng

02/04/2024 07:08

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã thông qua việc nghiên cứu xây dựng 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng.

Phê duyệt 14 ngân hàng, tổ chức tín dụng quan trọng trong hệ thống năm 2024

Phê duyệt 14 ngân hàng, tổ chức tín dụng quan trọng trong hệ thống năm 2024

01/04/2024 11:28

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Quyết định 538/QĐ-Ngân hàng Nhà nước phê duyệt 14 ngân hàng thuộc Nhóm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống năm 2024.

'Biệt thự kiểu mẫu' Hoàn Sơn Bắc Ninh biến thành chung cư mini: Trách nhiệm không biết thuộc về ai!?

'Biệt thự kiểu mẫu' Hoàn Sơn Bắc Ninh biến thành chung cư mini: Trách nhiệm không biết thuộc về ai!?

01/04/2024 09:32

Hàng loạt căn biệt thự tại Dự án Khu nhà ở Hoàn Sơn (xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) bị biến thành các chung cư mini cho thuê trái quy hoạch, không đảm bảo PCCC. Mặc dù Chủ tịch UBND tỉnh đã ra văn bản chỉ đạo nhưng đến nay các vi phạm vẫn chưa được xử lý. Trong khi đó, Chủ đầu tư khẳng định trách nhiệm trong vụ việc thuộc về chính quyền.

TP Cao Lãnh: Có nên để xây dựng trái phép rồi tìm cách hợp thức hóa?

TP Cao Lãnh: Có nên để xây dựng trái phép rồi tìm cách hợp thức hóa?

01/04/2024 09:19

Hàng loạt công trình như: Nhà hàng ẩm thực sinh thái Lộc Vừng Đỏ (Phường 3); Nhà hàng ẩm thực sinh thái Nét Quê, Karaoke Gold (Phường 4); Nhà hàng sinh thái Ven Sông Tiền và Quán Cà phê Sông Tiền (Phường 6)… ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đang xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Mới đây, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản phản hồi đến Tạp chí Người Xây dựng.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2024 của Hà Tĩnh tăng trưởng khá

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu quý I/2024 của Hà Tĩnh tăng trưởng khá

31/03/2024 13:40

Hoạt động xuất, nhập khẩu (XNK) quý I năm 2024 của Hà Tĩnh có sự tăng trưởng khá so với cùng kỳ, tuy nhiên còn phụ thuộc nhiều vào các mặt hàng thép và phôi thép của Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Công ty Formosa).

Hà Nội đón hơn 2,26 triệu lượt khách du lịch trong tháng 3/2024

Hà Nội đón hơn 2,26 triệu lượt khách du lịch trong tháng 3/2024

30/03/2024 10:21

Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, lượng khách đến Hà Nội tiếp tục tăng đạt 2,26 triệu lượt khách.Trong đó, khách du lịch nội địa ước đạt gần 1,8 triệu lượt tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch quốc tế ước đạt 468 nghìn lượt tăng 12,6%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 8,740 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023.

Một loạt khu giải trí, ẩm thực xây dựng trái phép ở Cao Lãnh, Đồng Tháp

Một loạt khu giải trí, ẩm thực xây dựng trái phép ở Cao Lãnh, Đồng Tháp

29/03/2024 10:42

Hàng loạt công trình như: Nhà hàng ẩm thực sinh thái Lộc Vừng Đỏ (Phường 3); Nhà hàng ẩm thực sinh thái Nét Quê, Karaoke Gold (Phường 4); Nhà hàng sinh thái Ven Sông Tiền và Quán Cà phê Sông Tiền (Phường 6)… ở thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đang xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

Giải mã cơn sốt chung cư

Giải mã cơn sốt chung cư

28/03/2024 14:17

Từng một thời bị giới đầu tư “hắt hủi” vì gần như không tăng giá hoặc tăng rất chậm, đột nhiên từ giữa năm 2023 sang đầu năm 2024, phân khúc nhà chung cư lên cơn sốt, giá cứ vùn vụt tăng. Vì sao có hiện tượng này?